Trung Quốc phản đối những cáo buộc nhằm vào Huawei
Ngày 18/3, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã chỉ trích các vụ tấn công mà ông cho là “bất thường” nhằm vào tập đoàn viễn thông Huawei trong bối c ảnh Mỹ và một số quốc gia ngày càng quan ngại về nguy cơ an ninh từ tập đoàn này.
Công nhân làm việc bên trong một cơ sở sản xuất của Huawei tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 6/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với ngoại trưởng và các quan chức của Liên minh châu Âu (EU) để thảo luận tại Brussels, Bỉ, Bộ trưởng Vương Nghị bày tỏ hy vọng tất cả các nước sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp của mọi quốc gia. Ông cũng phản đối những “cáo buộc vô cớ vì mục đích chính trị và những nỗ lực nhằm hạ bệ một công ty nước ngoài”, đồng thời tin tưởng rằng những hành động như vậy sẽ không nhận được sự ủng hộ từ những nước khác.
Huawei la nha cung câp ha tâng công nghê thông tin va truyên thông cung như cac thiêt bi thông tin hang đâu thê giơi, trong đo co mang không dây thế hệ mới 5G. Tập đoàn Huawei đã đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ này, chủ yếu cạnh tranh với hãng Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan. Tuy nhiên, Mỹ, Anh và nhiều nước khác đã cảnh báo về các nguy cơ an ninh từ công nghệ của Huawei. Mỹ cho rằng các thiết bị Huawei có thể bị Chính phủ Trung Quốc thao túng nhằm phục vụ mục đích theo dõi các nước khác và phá vỡ các thông tin liên lạc quan trọng.
Video đang HOT
Washington đang kêu gọi chính phủ các nước tẩy chay các thiết bị của Huawei trong bối cảnh thế giới đã sẵn sàng triển khai mạng viễn thông 5G cực nhanh – lĩnh vực mà Huawei được dự báo sẽ dẫn đầu toàn cầu. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jens Stoltenberg cho biết liên minh này sẽ xem xét mối quan ngại này một cách nghiêm túc. Mỹ, Australia, New Zealand cùng nhiều nước khác hiện đã cấm hoặc hạn chế sử dụng thiết bị của Huawei.
Trong khi đó, Huawei đã bác bỏ việc thiết bị của hãng này có thể bị dùng cho mục đích do thám. Bộ trưởng Vương Nghị cũng bày tỏ hy vọng châu Âu và các nước khác sẽ độc lập trong phán đoán và đưa ra quyết định riêng của mình.
Ngày 7/3 vừa qua, Huawei đã đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ lên tòa án liên bang tại Plano, bang Texas, liên quan một đạo luật trong đó Washington cấm các cơ quan liên bang Mỹ sử dụng thiết bị của tập đoàn này, khẳng định lệnh cấm này là vi hiến. Ngoài ra, Huawei còn cáo buộc Chính phủ Mỹ “xâm nhập các máy chủ”, “đánh cắp nhiều thư điện tử và mã nguồn” của tập đoàn này.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục leo thang khi đầu tháng 12/2018 Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Washington. Tòa án Canada đang xem xét yêu cầu dẫn độ bà này sang Mỹ.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Canada bắt giám đốc Huawei theo yêu cầu của Mỹ là sai lầm
Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 12/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh hành động bắt giữ công dân Trung Quốc của Canada theo yêu cầu từ Mỹ là một sai lầm ngay từ đầu.
Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nhấn mạnh, Bắc Kinh hoan nghênh bất kỳ ai, đặc biệt là nhà lãnh đạo Mỹ, hoặc một nhân vật cấp cao, sẵn sàng có nỗ lực tích cực nhằm đưa vụ bà Mạch Vãn Chu, giám đốc tài chính tập đoàn Huawei theo hướng đúng đắn.
Người phát ngôn đã nhấn mạnh việc Canađa bắt giữ bà Mạch Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ là một "sai lầm ngay từ đầu". Theo ông Lục Khảng, Trung Quốc đã làm rõ quan điểm trong việc này với Mỹ và Canada, hai quốc gia mà theo Trung Quốc đáng nhẽ phải có hành động sửa sai ngay lập tức và thả bà Mạch Vãn Chu.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng. (Ảnh: Reuters)
"Đối với vụ việc bà Mạch Vãn Chu, chúng tôi đã làm rõ lập trường của mình, không chỉ với chính phủ Canada, mà cả chính phủ Mỹ và chúng tôi một lần nữa công khai lập trường của chúng tôi ở đây. Đó là Canada nên trả tự do ngay lập tức cho bà Mạch Vãn Chu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Mạch", ông Lục nói.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng ông can thiệp vào vụ pháp lý của Bộ Tư pháp nước này chống lại bà Mạch Vãn Chu nếu việc này phục vụ các lợi ích an ninh quốc gia hoặc giúp đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei bị bắt giữ tại Canada ngày 1/12 theo yêu cầu của Mỹ với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran.
Tại phiên tòa diễn ra ở ngày 7/12, bà Mạch Vãn Chu bị cáo buộc nhiều tội danh gian lận, trong đó có gian lận nhằm né tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Iran. Giám đốc tài chính của Huawei có thể sẽ phải chịu mức án tù cao nhất là 30 năm với mỗi cáo buộc kể trên. Sau đó, tòa án tỉnh British Columbia của Canada ngày 11/12 đã cho phép bà Mạch Vãn Chu được bảo lãnh tại ngoại với số tiền bảo lãnh 10 triệu đô la Canada (tương đương 7 triệu 500 nghìn đô la Mỹ) và một số điều kiện khác, như phải đeo vòng giám sát và ở nhà trong khoảng thời gian từ 23 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau.
Theo VŨ ANH TUẤN/VOV
Trung Quốc lần đầu lên tiếng sau khi bắt giữ công dân Canada Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu lên tiếng, sau khi ông Michael Kovrig, một công dân Canada từng là một nhà ngoại giao, nay làm việc cho Tổ chức nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế ở khu vực Đông bắc Á bị lực lượng an ninh Trung Quốc bắt giữ ngày 10/12. Trong một tuyên bố 12/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc...