Trung Quốc phản đối Mỹ dùng ‘vũ khí thuế’
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Mỹ không nên dùng thuế làm công cụ trả đũa cách Bắc Kinh xử lý khủng hoảng Covid-19.
Trong cuộc họp báo hôm nay tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng các biện pháp thuế quan đều làm tổn thương các bên liên quan và Mỹ không nên sử dụng chúng làm vũ khí “trừng phạt” Trung Quốc liên quan đến cuộc khủng hoảng Covid-19.
Bà tuyên bố Mỹ không nên “chuyền quả bóng trách nhiệm” trong cách xử lý Covid-19, đồng thời khẳng định những cáo buộc rằng Trung Quốc cố ý làm lây lan nCoV là “vô căn cứ”.
Bà Hoa nói thêm Trung Quốc sẽ tăng cường ngân sách hỗ trợ sáng kiến Liên Hợp Quốc nhằm đẩy nhanh việc nghiên cứu vaccine và phương pháp điều trị Covid-19. Tuy nhiên, bà không nói rõ chi tiết số tiền viện trợ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: China Daily.
Tuyên bố được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước tuyên bố có thể lựa chọn tăng thuế làm biện pháp trả đũa Trung Quốc vì phản ứng chậm chạp của Bắc Kinh trong những ngày đầu Covid-19 bùng phát, thời điểm được cho là có thể ngăn chặn virus lây lan rộng.
Chính quyền Trump cũng đang thúc đẩy một cuộc điều tra quốc tế về việc liệu Trung Quốc có xử lý sai Covid-19 trong giai đoạn đầu, dẫn đến một đại dịch toàn cầu đã giết chết gần 260.000 người và làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu hay không.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19 sau khi dịch khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, khiến hơn 3,7 triệu người nhiễm, hơn 258.000 người chết.
Bộ Ngoại giao lên tiếng về công hàm phản đối Trung Quốc gửi lên Liên hợp Quốc
Công hàm được phái đoàn Việt Nam trình lên Liên hợp quốc hôm 30/3 thể hiện lập trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.
Liên quan tới công hàm phái đoàn Việt Nam gửi lên LHQ, bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông (hôm 30/3), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
"Việc lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc là bình thường, thể hiện lại lập trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam. Lập trường nhất quán của Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ tại công hàm này.
Theo đó, Việt Nam khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với các vùng biển được xác định theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Người phát ngôn nhấn mạnh lại lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế được thể hiện trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982.
Hôm 30/3, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc gửi công hàm bày tỏ lập trường trước Công hàm ngày 12/12/2019 phản hồi đệ trình của Malaysia và Công hàm ngày 23/3/2020 gửi Tổng Thư ký Liên hợp Quốc của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
"Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Việt Nam khẳng định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (Công ước) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo đó, vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121(3) của Công ước; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng.
Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử; các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý", công hàm của phái đoàn Việt Nam nêu rõ".
Video: Ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm lật tẩy phát ngôn bịa đặt của bà Hoa Xuân Oánh
Phái đoàn của Việt Nam tại LHQ một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề nêu trên đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.
Phái đoàn đồng thời đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp Quốc lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của Liên hợp quốc.
SONG HY
Bà Hoa Xuân Oánh: Tình báo Mỹ 'không biết xấu hổ' khi nói Trung Quốc giấu dịch Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2-4 cho biết các quan chức tình báo Mỹ đã đưa ra những bình luận "không biết xấu hổ" khi nghi ngờ tính minh bạch của số liệu ca nhiễm virus corona chủng mới mà Trung Quốc đã công bố. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh - Ảnh: TÂN HOA XÃ...