Trung Quốc phản đối ‘khái niệm chiến lược’ mới của NATO
Bắc Kinh đã kiên quyết bác bỏ “ Khái niệm chiến lược” sắp được công bố của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) Trương Quân. Ảnh: AP
Theo đài Sputnik (Nga), ông Trương Quân, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ), cảnh báo rằng kịch bản Chiến tranh Lạnh đã lỗi thời từ lâu và không bao giờ được phép tái diễn ở Châu Á-Thái Bình Dương.
“Chúng tôi kêu gọi NATO rút ra bài học kinh nghiệm, không sử dụng khủng hoảng Ukraine làm cái cớ để gây ra cuộc đối đầu giữa các khối hoặc một cuộc Chiến tranh Lạnh mới trên toàn thế giới, đồng thời không tìm kiếm những kẻ thù tưởng tượng ở châu Á-Thái Bình Dương, nhằm tạo mâu thuẫn và gây chia rẽ giả tạo”, Đại sứ Trương Quân, Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc, cho biết trong một bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an về vấn đề Ukraine.
Ông Trương Quân nhấn mạnh Trung Quốc kiên quyết phản đối một số thế lực đang khuyến khích NATO can dự vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương, hoặc tạo ra “phiên bản Châu Á – Thái Bình Dương của NATO” dựa trên sự hỗ trợ của liên minh quân sự.
Video đang HOT
Vị Đại sứ cho biết Bắc Kinh sẽ chú ý đến động thái điều chỉnh chiến lược của NATO và quan tâm sâu sắc đến nội hàm của chính sách “khái niệm chiến lược”. Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng cảnh báo rằng tình trạng hỗn loạn và xung đột ảnh hưởng đến các khu vực khác trên thế giới, bao gồm cả Ukraine, sẽ không được phép xảy ra trong khu vực.
“Các nước châu Á – Thái Bình Dương đánh giá cao nền hòa bình và thịnh vượng khó giành được, mong muốn tập trung hợp tác cùng có lợi để theo đuổi sự phát triển và phục hồi chung. Bất kỳ nỗ lực nào đi ngược xu thế lịch sử đều sẽ thất bại”, ông nói thêm.
Ông cũng nhắc lại chỉ trích cho rằng NATO đã châm ngòi cho cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tuyên bố chính sách theo đuổi lợi ích an ninh quốc gia dựa trên một quốc gia khác chắc chắn sẽ dẫn đến tình huống khó xử . Nhà ngoại giao nhấn mạnh: “Việc NATO mở rộng 5 lần về phía đông sau Chiến tranh Lạnh không làm cho châu Âu an toàn hơn, mà còn gieo mầm mống xung đột. Đó là một bài học đáng để chúng ta suy ngẫm. Chiến tranh Lạnh đã kết thúc lâu lắm rồi”.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg.
Cùng với Moskva, Bắc Kinh đã chỉ trích động thái “mở rộng về phía đông” sang châu Âu gần biên giới Nga của NATO. Tổng thống Vladimir Putin cho rằng đây chính là lý do chính đằng sau việc Moskva khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký một tuyên bố chung vào hôm 4/2 kêu gọi NATO “từ bỏ các phương pháp tiếp cận Chiến tranh Lạnh theo hệ tư tưởng”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết NATO sẽ công bố “khái niệm chiến lược” mới tại Hội nghị thượng đỉnh ở Madrid vào tuần này. Theo đó, cách tiếp cận chiến lược mới sẽ giải quyết “sự thay đổi cơ bản trong khả năng răn đe, phòng thủ của NATO và lần đầu đưa Trung Quốc vào danh sách thách thức mang tính hệ thống”.
Tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, ông Stoltenberg lưu ý tuyên bố ngày 4/2 của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga đánh dấu lần đầu tiên Bắc Kinh bày tỏ rõ ràng “quan điểm mạnh mẽ chống lại NATO và sự mở rộng của NATO”. Ông Stoltenberg tuyên bố: “Trung Quốc và Nga hiện đang xích lại gần nhau hơn so với trước đây”.
Nga, Đức thảo luận về sáng kiến đảm bảo an ninh
Bộ Ngoại giao Nga ngày 22/12 thông báo Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Ryabkov và Đại sứ Đức tại Moskva, Geza Andreas von Geyr đã thảo luận về các đề xuất đảm bảo an ninh của Nga, trong đó phía Nga nhấn mạnh không chấp nhận việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov phát biểu tại một hội nghị ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 30/1/2019. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Nga cho biết: "Cuộc thảo luận tập trung vào các sáng kiến của Nga về đảm bảo pháp lý về an ninh. Thứ trưởng Ryabkov nhấn mạnh rằng bất kỳ động thái của NATO về phía Đông và triển khai vũ khí gần biên giới với Nga cần phải được loại trừ. Hai bên cũng thảo luận một số khía cạnh khác trong tinh hình an ninh quốc tế hiện nay".
Trước đó, ngày 21/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có các cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, nội dung trọng tâm thảo luận về vấn đề an ninh châu Âu và tình hình Ukraine.
Thông cáo báo chí của Điện Kremlin cho biết, tại cuộc điện đàm, Tổng thống Putin đã thông báo với Thủ tướng Scholz các đề xuất của Nga về những đảm bảo an ninh lâu dài và ràng buộc về mặt pháp lý ngăn cấm NATO mở rộng về phía Đông và triển khai vũ khí tấn công gần Nga. Tổng thống Putin kêu gọi "đàm phán nghiêm túc" về các yêu cầu an ninh của Nga, trong khi Thủ tướng Scholz kêu gọi "giảm căng thẳng".
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về quan hệ giữa Nga và Đức, trong đó bày tỏ quan tâm chung đối với việc phát triển hơn nữa quan hệ song phương và duy trì liên lạc thông qua nhiều kênh khác nhau.
Ngày 17/12 vừa qua, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố 2 dự thảo văn kiện về đảm bảo pháp lý từ phía Mỹ và NATO đối với an ninh của Nga. Các để xuất này đã được chuyển cho phía Mỹ ngày 15/12 tại Bộ Ngoại giao Nga.
Tổng thống Biden công bố kế hoạch triển khai quân sự mới tại châu Âu Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 29/6 đã có những tiết lộ về kế hoạch triển khai quân sự trên khắp châu Âu trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Nga. Binh sĩ Mỹ trong một đợt triển khai quân sang châu Âu. Ảnh: Reuters Theo hãng tin AFP, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO đang diễn ra ở Madrid...