Trung Quốc phải mất 2 tháng để nâng cấp vaccine ứng phó được với biến thể mới
Trung Quốc khẳng định việc nâng cấp vaccine ứng phó được với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể hoàn tất trong khoảng 2 tháng.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Sinopharm (Trung Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN
Một chuyên gia của Trung tâm Phòng và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết nếu cần nâng cấp các vaccine do nước này bào chế ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 để ứng phó được với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, việc nâng cấp có thể hoàn tất trong khoảng 2 tháng.
Nhận định của chuyên gia trên được tờ Global Times (ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) đăng tải trên mạng xã hội ngày 26/1.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh gần đây xuất hiện 3 biến thể chính đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 ở Anh, Nam Phi và Brazil, đã được ghi nhận ở hơn 60 nước trên thế giới. Cả 3 biến thể này đều được cho là có khả năng lây lan mạnh hơn, trong đó biến thể phát hiện tại Anh được cho là có khả năng gây tử vong cao hơn dù chưa có những bằng chứng rõ ràng. Các nhà khoa học cũng lo ngại rằng các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay có thể không hiệu quả trong phòng ngừa những biến thể phát hiện tại Nam Phi và Brazil.
Vì sao Mỹ hụt hơi trong nỗ lực tiêm vaccine Covid-19?
Thiếu phối hợp giữa chính quyền liên bang và địa phương, lúng túng trong tổ chức hậu cần là những nguyên nhân chính khiến Mỹ chưa đạt được các mục tiêu tiêm chủng.
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết sẽ đẩy mạnh việc phân phối vaccine Covid-19 trên khắp nước Mỹ và chỉ trích tốc độ tiêm chủng của chính quyền tiền nhiệm. "Đó là một thất bại tồi tệ", ông nói, đồng thời cam kết sẽ cung cấp 100 triệu liều vaccine trong 100 ngày đầu nhậm chức của mình. Vậy việc triển khai vaccine của Mỹ đã chậm trễ ra sao?
Video đang HOT
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 tại một điểm tiêm chủng ở thành phố New York, Mỹ, ngày 10/1. Ảnh: Reuters .
Theo số liệu thống kê, tính đến 20/1, ngày Biden tuyên thệ nhậm chức, khoảng 16,5 triệu liều vaccine đã được phân phối tại Mỹ, xếp thứ 4 trong số các nước đã tiến hành tiêm chủng, sau Israel, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Anh.
Tuy nhiên, kết quả này không đáp ứng được mục tiêu mà chính quyền Trump đưa ra là đến cuối năm 2020 phải tiêm chủng cho 20 triệu người.
Tính đến 31/12/2020, chưa đầy 3 triệu người dân Mỹ mới được tiêm liều vaccine đầu tiên.
Moncef Slaoui, người dẫn đầu kế hoạch triển khai vaccine của chính quyền Trump lúc bấy giờ trấn an: "Chúng tôi biết mình nên làm tốt hơn và chúng tôi đang nỗ lực để làm tốt hơn". Không lâu sau, Slaoui phải nộp đơn từ chức theo yêu cầu của Tổng thống Biden.
Tốc độ tiêm chủng đã tăng đáng kể từ đầu năm, tăng hơn hai lần trong tuần qua, so với tuần đầu tháng một. Dù vậy, Mỹ vẫn còn cách khá xa mục tiêu tiêm trung bình một triệu liều mỗi ngày nhằm đạt mục tiêu do tân Tổng thống đặt ra.
Nỗ lực tiêm chủng đang không được thực hiện đồng đều ở các bang của Mỹ. Ví dụ, tính đến 20/1/2021, Alaska đã tiêm hơn 9.000 liều trên 100.000 dân, trong khi con số của Alabama là 3.000.
Tây Virginia là bang đã tiêm vaccine nhiều thứ hai tính trên đầu người. Đây là bang duy nhất chọn không tham gia chương trình của chính phủ liên bang mà qua đó các chuỗi nhà thuốc lớn sẽ tiêm chủng cho nhân viên và cư dân tại các viện dưỡng lão (nhóm ưu tiên số một). Thay vào đó, họ dựa chủ yếu vào các nhà thuốc địa phương, thường có liên kết với các viện dưỡng lão.
Sau khi mở phân phối vaccine, Trump giao phó cho từng bang thực hiện việc tiêm chủng. Hôm 29/12, cựu tổng thống Mỹ tweet: "Chính quyền liên bang đã chia vaccine tới các bang. Việc triển khai giờ đây phụ thuộc vào các bạn. Hãy hành động đi!".
Đã có những vấn đề nảy sinh liên quan đến việc phối hợp và công tác chuẩn bị ở cấp bang nhưng các chính quyền địa phương lại đổ lỗi cho chính quyền liên bang vì không hỗ trợ sau khi đã phân phối vaccine.
Hệ thống y tế Mỹ rất phức tạp, với các loại dịch vụ được điều hành bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau chỉ tính riêng trong một bang. Những cơ quan này đôi khi báo cáo cho giới chức địa phương hay giới chức bang nhưng họ cũng có thể hoạt động độc lập.
Thực tế trên khiến việc hợp tác trở thành thách thức, đặc biệt trong việc cung cấp vaccine cho các trung tâm tiêm chủng địa phương.
Mỹ hiện phê chuẩn hai loại vaccine Covid-19, một đến từ công ty Moderna, loại còn lại đến từ Pfrizer/BioNTech. Chúng đều phải được bảo quản trong nhiệt độ cực lạnh, điều tạo thêm nhiều khó khăn trong việc phân phối.
New York đang kêu gọi bổ sung nguồn cung vaccine. Thống đốc và thị trưởng ở nhiều bang khác cũng phàn nàn về tình trạng thiếu vaccine.
Theo giới chuyên gia, các vấn đề hậu cần đáng kể cũng nảy sinh trong việc quản lý vaccine sau khi chúng được chuyển đến các bang.
Tính đến 20/1, hơn 35 triệu liều vaccine đã được phân phối trên khắp nước Mỹ nhưng chỉ 1/2 trong số đó được tiêm cho người dân.
"Chính quyền liên bang dường như đã rũ bỏ trách nhiệm ngay sau khi các bang nhận vaccine", Leana Wen, giáo sư về y tế công cộng tại Đại học George Washington, nhận xét. "Cơ quan y tế bang và địa phương đã xin thêm kinh phí bổ sung suốt nhiều tháng song chưa nhận được nguồn kinh phí mà họ cần", bà nói thêm.
Một số người cho rằng Mỹ cần có cách tiếp cận hướng mục tiêu hơn trong nỗ lực tiêm chủng Covid-19 với việc chính phủ cung cấp kinh phí cho địa phương phụ thuộc vào nhu cầu.
Một gói cứu trợ đại dịch bị trì hoãn từ lâu cuối cùng cũng đã được quốc hội Mỹ thông qua hồi cuối tháng 12 năm ngoái. Nó cung cấp 8,75 tỷ USD nhằm hỗ trợ công tác tiêm chủng cho các bang.
Giới chức địa phương cho hay sự chậm trễ này đã ảnh hưởng tới tốc độ thiết lập các trung tâm tiêm chủng và việc thuê nhân sự vận hành chúng.
Chính quyền Biden đã đề ra một kế hoạch hành động Covid-19, bao gồm các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối vaccine. Tổng thống Biden muốn tăng ngân sách, kêu gọi một gói 25 tỷ USD cho sản xuất và phân phối vaccine. Tuy nhiên, kế hoạch này cần được quốc hội thông qua.
Ông lên kế hoạch mở 100 điểm tiêm chủng do chính quyền liên bang tài trợ cùng 100 đơn vị tiêm vaccine lưu động nhằm tiếp cận người dân ở những vùng sâu vùng xa.
Nhiều nhà thuốc cũng sẽ được tận dụng làm điểm tiêm chủng, mở rộng hơn nữa đội ngũ chuyên gia tiêm vaccine.
Và một thay đổi đáng chú ý hơn cả so với chính quyền tiền nhiệm là đội ngũ của Tổng thống Biden đã cam kết lập tức phân phối các liều vaccine ngay sau khi chúng hoàn thành sản xuất. Đây là một cách tiếp cận gây tranh cãi vì có nguy cơ làm chậm tốc độ tiêm vaccine mũi hai song đã được Anh và một số chính phủ khác ủng hộ.
Tổng thống Biden đã chỉ định một nhóm ứng phó Covid-19 mới. Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Mỹ, khẳng định mục tiêu 100 triệu liều vaccine trong 100 ngày là "hoàn toàn khả thi".
Hơn 100 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu, Anh lo biến chủng kháng vaccine Toàn cầu ghi nhận hơn 100 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 2,1 triệu người chết, Anh muốn siết chặt biên giới vì lo ngại các biến chủng nguy hiểm. Thế giới ghi nhận 100.226.950 ca nhiễm và 2.147.944 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 508.857 và 10.279 ca trong 24 giờ qua. 72.208.427 người đã bình phục, theo trang cập nhật thời...