Trung Quốc phải đối đầu với đối thủ mạnh truyền kiếp!
Sự nôn nóng cùng dã tâm “nuốt trọn” Biển Đông đã khiến Bắc Kinh mù quáng và vô hình trung tự tay “tháo xích” cho đối thủ truyền kiếp đầy sức mạnh – Nhật Bản.
Luật an ninh mới của Nhật Bản đã chứng tỏ Lực lượng phòng vệ nước này giờ đây có tính chất và tầm vóc của một cường quốc quân sự.
Họ, quân đội Nhật Bản, có thể tác chiến bất cứ nơi đâu, với bất cứ ai khi an ninh của Nhật Bản, của đồng minh, bạn bè của Nhật Bản bị tấn công, đe dọa…
Được coi như một “mũi tên đã lắp vào nỏ” thì Sách trắng quốc phòng Nhật Bản năm 2015 đã chỉ rõ “đích” mà mũi tên hướng đến.
Trung Quốc lo ngại, phản đối quyết liệt khi cho rằng, đây là hành động trỗi dậy của “chủ nghĩa quân phiệt Nhật”. Nhưng ngược lại, khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại không có thái độ như vậy với sự trỗi dậy, thay đổi của nước Nhật.
Trong tương lai, quân đội Nhật Bản có thể chủ động tham chiến ở nước ngoài dưới sự ra lệnh từ chính Thủ tướng.
Nước cờ chiến lược sai lầm của Trung Quốc
1. Lấy nước sau dùng làm nước đi đầu, tạo điều kiện cho Nhật Bản trỗi dậy
Kể từ năm 2010, khi GDP của Trung Quốc chính thức vượt Nhật Bản cũng là lúc tranh chấp quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) cũng được Bắc Kinh đẩy lên nấc thang cuối của cuộc xung đột.
Thực ra, quần đảo này, về địa chính trị, quân sự và kinh tế đối với Trung Quốc không đến mức vì nó mà sẵn sàng xung đột, chiến tranh với liên minh hùng mạnh Mỹ-Nhật Bản.
Nhưng chủ nghĩa dân tộc như một con dao 2 lưỡi, quá lạm dụng thì như “cưỡi trên lưng hổ” cho bất cứ chính phủ nào.
Trung Quốc đã trở thành nạn nhân của nó, vì thế, chuyến “ra khơi” đầu tiên để thâu tóm Biển Đông lại bị “mắc cạn” tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đây là một sai lầm tai hại của Trung Quốc mà từ đó, làm nên chiến thắng vang dội của đảng Dân chủ Tự do (LPD), đưa ông Shinzo Abe – một người được Mỹ ủng hộ – lên làm Thủ tướng Nhật Bản.
Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc vô tình thúc đẩy việc “cởi trói” Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo News).
Vụ tranh chấp với Bắc Kinh về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vừa qua, Nhật Bản đã rút ra 2 bài học giá trị từ chính Trung Quốc.
Một là, một quốc gia giàu có chỉ là nhất thời, mạnh về quân sự mới là vĩnh viễn. Giàu mà không mạnh thì bị đe dọa hay trấn lột bất cứ lúc nào. Chỉ có sức mạnh quân sự của quốc gia mới bảo đảm tính ổn định, bền vững và phát triển của nền kinh tế.
Hai là, mối hận thù dân tộc của Trung Quốc với Nhật Bản chưa bao giờ mờ phai. Nhật Bản luôn bị Trung Quốc coi là mối “quốc nhục” 100 năm chưa trả hận.
Đảng LPD cầm quyền của ông Shinzo Abe thừa nhận thức sâu sắc 2 bài học này và quyết tâm tái vũ trang, xây dựng một sức mạnh quân sự đủ sức răn đe Trung Quốc, đề phòng liên minh Mỹ-Nhật không có giá trị.
Thực hiện quyết tâm này, về mặt kỹ thuật thì không mấy khó khăn với Nhật Bản khi nước này có một nền công nghiệp tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới.
Tàu ngầm, máy bay, tàu chiến, tên lửa… nói chung là những thứ vũ khí trang bị hiện đại, Nhật Bản muốn là họ tự sản xuất chế tạo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khó khăn nhất với chính phủ của ông Abe là cơ chế, cụ thể là “điều 9 hiến pháp” đã trói buộc, mà muốn xóa bỏ nó thì tác động của bên ngoài mang yếu tố quyết định.
Trung Quốc đã làm rất tốt vai trò tác động này khi biến mình là nguyên nhân duy nhất, nguy hiểm nhất buộc Nhật Bản phải lựa chọn.
Chỉ chưa đầy 2 năm với từng bước đi cụ thể, chính phủ của ông Shinzo Abe đã có những cách giải thích về “điều 9 Hiến pháp”, tiến tới xóa bỏ bằng Luật an ninh mới.
Không rõ Trung Quốc đi nước cờ sai lầm ở Senkaku/Điếu Ngư hay là Nhật Bản, chỉ biết Mỹ đã lợi dụng Senkaku/Điếu Ngư để “cởi trói” Tokyo, cho phép Nhật Bản tham gia sâu, trực tiếp vào cấu trúc an ninh Tây Thái Bình Dương.
Nhưng, điều mà Trung Quốc không muốn, không bao giờ muốn là đối đầu với Nhật Bản tại Biển Đông bất cứ hình thức nào, thì nó đã và đang đến.
Trong khi đó, sự trùng hợp “lạnh sống lưng” giữa Trung Quốc và Nhật Bản là tuyến hàng hải trên Biển Đông đều là “đường sinh mạng”.
Cho nên, dễ hiểu là, Biển Đông chứ không phải là Senkaku/Điếu Ngư mới là “chiến trường chính” của cuộc đối đầu Trung-Nhật vì tính chiến lược sống còn của đôi bên trên đó.
Rõ ràng Trung Quốc đã đi sai nước cờ khi phải đối đầu với một đối thủ mạnh, truyền kiếp quá sớm là Nhật Bản mà nguy cơ “bị loại khỏi vòng bảng” đang ám ảnh bởi “lời nguyền từ Nhật Bản” không phải là điều không thể.
Hạ viện Nhật thông qua dự luật an ninh mới là một thành công lớn của Nội các Thủ tướng Abe (giữa). (Ảnh: AP)
2. Từ bỏ sách lược “giấu mình chờ thời”
Phải khẳng định chắc chắn dã tâm của Bắc Kinh muốn chiếm trọn Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” là trước sau như một, không bao giờ thay đổi, không sớm thì muộn. Vấn đề là từng giai đoạn, bước đi thực hiện chiến lược này ra sao mà thôi.
Chiến lược thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc, đúng ra phải là nước cờ cuối sau khi đã “đuổi” được Mỹ ra khỏi Đông Nam Á và Tây-Thái Bình Dương.
Điều này vốn được thực hiện bằng “cuộc chiến địa chính trị” mà thời gian đầu khi Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược “giấu mình chờ thời” (‘Tao guang yang hui’ Policy) của ông Đặng Tiểu Bình đã tỏ ra rất hiệu quả.
Đáng tiếc, Trung Quốc bị cái tăng trưởng GDP liên tục làm mờ mắt, ảo tưởng sức mạnh của mình và với truyền thống ngạo mạn, bành trướng, Bắc Kinh cho rằng không cần “giấu mình”, muốn “ăn” ngay Biển Đông béo bở mà bất chấp tất cả.
Hành động của Bắc Kinh trong các tuyên bố chủ quyền phi lý, phi pháp và chuẩn bị quân sự để đe dọa sử dụng sức mạnh… đã bộc lộ mục tiêu, ý đồ nguy hiểm nhất quán của họ.
Động thái này đã khiến các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản… và kể cả Mỹ phản kháng với một tinh thần “ngay và luôn”.
Như vậy, vội vàng từ bỏ sách lược “giấu mình chờ thời”, Trung Quốc đã phạm sai lầm lớn về xây dựng thế trận.
Thay vì để Biển Đông tạm thời là một vùng đệm chiến lược, mở rộng vòng vây thì Bắc Kinh lại biến nó thành “vùng nóng”, có thể trở thành vùng chiến sự bất cứ lúc nào.
Chính Trung Quốc tự thu hẹp không gian chiến lược của mình.
Nhật Bản có khả năng sát cánh bên Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương trong vai trò một cường quốc quân sự. Điều này đủ khiến Trung Quốc lo sợ? (Ảnh minh họa)
Tại sao Trung Quốc phản đối quyết liệt Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông?
Thực ra, việc tuần tra trên biển, đại dương đề bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải là vấn đề thường xuyên, không có gì ghê gớm của các cường quốc biển như Mỹ. Và tuần tra trên Biển Đông – một tuyến hàng hải rất quan trọng của thế giới – cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại ngang nhiên tuyên bố Biển Đông là chủ quyền của họ nên không ai được quyền đưa máy bay, tàu chiến vào vùng này.
Hành động “tuần tra” trên vùng biển mà Trung Quốc gọi là “chủ quyền” bị Bắc Kinh “bóp méo” là thách thức, tuyên chiến.
Đó là lý do vì sao Trung Quốc và Mỹ trở nên căng thẳng quyết liệt đến mức mà báo chí Trung Quốc cho rằng “chiến tranh với Mỹ là không thể tránh khỏi…” khi Mỹ đem máy bay, tàu chiến tuần tra trên Biển Đông.
Và đến khi cả Nhật Bản tuyên bố sẽ “tuần tra” trên Biển Đông với sự hậu thuẫn của Philipines khi dùng căn cứ Rubic tiếp tế hậu cần cho Hải quân Nhật Bản thì Trung Quốc “giãy lên như đỉa phải vôi”.
Như vậy, khi Mỹ-Nhật Bản bắt tay “tuần tra” trên Biển Đông thì cán cân so sánh lực lượng ở khu vực Tây Thái Bình Dương mà cụ thể là trên biển Hoa Đông và Biển Đông đã hoàn toàn nghiêng về Mỹ bởiNhật Bản tham gia vào thế trận với tư cách của một cường quốc kinh tế và quân sự.
Không hồ nghi gì nữa, Tokyo đã sẵn sàng cùng Mỹ tham chiến tại Biển Đông nếu như Trung Quốc có ý đồ chiếm Biển Đông, biến thành “ao nhà”, tức là ngăn chặn, phong tỏa tuyến hàng hải sống còn của Nhật Bản trên vùng biển quốc tế này và đe dọa an ninh Mỹ…
Trước việc “tuần tra” của Mỹ và Nhật Bản trên Biển Đông, Trung Quốc chỉ có thể hoặc là bằng vũ lực, xua đuổi hay đánh đuổi lực lượng tuần tra của Mỹ-Nhật Bản ra khỏi Biển Đông hoặc là tôn trọng luật chơi chung.
Vậy, Trung Quốc chọn lựa thế nào đây?
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Ngọc Thống, Kỹ sư chỉ huy-Hoa tiêu, nguyên sỹ quan Tham mưu Hải quân).
TheoPetroTimes
Mỹ khuyến cáo Trung Quốc nên sử dụng sức mạnh quân sự có ích hơn
Mỹ cho rằng, thay vì dồn sức cải tạo các bãi đá với mưu đồ gây bất ổn ở Biển Đông, Trung Quốc nên sử dụng quân đội vào các mục đích có ích hơn.
Quan chức Mỹ đồng loạt lên án
Theo Reuters, lời kêu gọi của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Quốc Vụ viện Trung Quốc ngày 26/5 công bố Sách Trắng Quốc phòng trong đó nêu rõ ý định mở rộng tầm hoạt động của Hải quân nước này.
Sách Trắng Quốc phòng được Trung Quốc công bố ngày 26/5. (Ảnh: AFP)
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tuyên bố dự định xây 2 ngọn hải đăng trên các đảo nhân tạo mà nước này cải tạo trái phép từ các bãi đá trên Biển Đông.
Trung Quốc nhấn mạnh, quân đội Trung Quốc sẽ mở rộng việc bảo vệ các vùng biển của mình và chuyển từ phòng không sang chủ động tấn công và phòng thủ. Nước này còn chỉ trích các nước láng giềng đang "có những hành động khiêu khích trên các đảo và bãi đá của Trung Quốc".
Trong những năm gần đây, Trung Quốc càng đẩy mạnh việc áp đặt chủ quyền lên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và tiến hành cải tạo rầm rộ các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa.
Tuần trước, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ điều máy bay trinh sát bay trong khu vực 12 hải lý trên các bãi đá mà nước này đang cải tạo và cáo buộc Mỹ đang gây bất ổn trong khu vực. Về phần mình, Mỹ cũng tuyên bố chính Trung Quốc mới là nước gây bất ổn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke tuyên bố: "Mỹ kêu gọi Bắc Kinh cần sử dụng sức mạnh quân sự của mình một cách có ích hơn để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương".
Ông Rathke cũng nhắc lại quan điểm của Mỹ rằng hành động cải tạo các bãi đá của Trung Quốc đang làm leo thang căng thẳng trong khu vực và nhấn mạnh việc thay đổi hiện trạng các bãi đá sẽ không giúp Trung Quốc có được chủ quyền lãnh hải hoặc thiết lập vùng đặc quyền kinh tế đối với các khu vực xung quanh các bãi đá nói trên.
Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh, Tổng thống Barack Obama coi tình hình tại Biển Đông là "cực kỳ quan trọng", đối với an ninh quốc gia Mỹ cũng như đối với nền kinh tế toàn cầu và khẳng định, Washington cam kết hợp tác với các nước châu Á- Thái Bình Dương để đảm bảo tự do hàng hải và thương mại trong khu vực.
Trung Quốc ra sức bao biện, tiếp tục những hành động sai trái
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã lên tiếng bao biện khi cho rằng, "việc Trung Quốc cải tạo các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa cũng chẳng khác gì việc xây dựng các công trình trên đất liền của nước này".
"Về khía cảnh chủ quyền lãnh thổ, thì hai việc này hoàn toàn không khác gì nhau", ông Dương Vũ Quân nói.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy một số công trình mà Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trái phép trên bãi Chữ thập. (Ảnh: CSIS)
Không chỉ bao biện về hành vi cải tạo sai trái trên Biển Đông, ông Dương Vũ Quân còn ngang nhiên cáo buộc nhiều nước đang "cố tình nói sai sự thật" về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trên Biển Đông và tìm cách đẩy sự việc thông thường này thành một vấn đề nhạy cảm.
Theo ông Dương Vũ Quân, việc do thám của các nước trong khu vực đang diễn ra ngày một nhiều hơn và Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành "các biện pháp đáp trả cần thiết".
Trong sách Trắng Quốc phòng của mình, Trung Quốc nêu rõ: "Một vài quốc gia đang tìm cách "chõ mũi" vào vấn đề Biển Đông và điều cả máy bay trinh sát nhằm tiến hành các hoạt động do thám của mình tại đây".
Không chỉ công bố sách Trắng Quốc phòng, Trung Quốc ngày 26/5 cũng công bố kế hoạch xây 2 ngọn hải đăng trên các bãi đá mà mình cải tạo ở Biển Đông và phát trực tiếp lễ khởi công 2 công trình này trên Đài truyền hình quốc gia bất chấp lời kêu gọi của Mỹ và Philippines rằng Trung Quốc cần chấm dứt ngay việc này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố, việc xây dựng các ngọn hải đăng này là nhằm mục đích tìm kiếm cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh hàng hải.
Ông Ngô Sỹ Tồn, Chủ tịch Viện Nghiên cứu quốc gia về Biển Đông của Trung Quốc, cũng tuyên bố, 2 ngọn hải đăng này là những công trình đầu tiên phục vụ cho mục đích dân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.
"Các bãi đá mà Trung Quốc đang cải tạo nằm gần tuyến đường biển quan trọng của thế giới, chính vì thế Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng nhiều công trình nhằm đảm bảo an ninh hàng hải tại đây", ông Ngô Sỹ Tồn nói.
Mỹ- Nhật- Australia dồn sức đối phó với Trung Quốc
Cũng trong Sách Trắng Quốc phòng của mình, Trung Quốc cho biết, Quân đoàn Pháo binh số 2- phụ trách về tên lửa chiến lược của nước này- sẽ tập trung vào việc tăng cường sức mạnh nhằm ngăn chặn và đáp trả những vụ tấn công hạt nhân cũng như cải thiện độ chính xác của các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm trung và tầm xa của Trung Quốc.
"Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức cực kỳ phức tạp về an ninh trên biển. Điều này đòi hỏi Hải quân Trung Quốc phải có đủ khả năng thực thi nhiều nhiệm vụ cùng một lúc và đảm bảo được khả năng bảo vệ chủ quyền của mình", Đại tá Wang Jin nói với các phóng viên.
Máy bay F/A-18E Super Hornet của Mỹ đậu trên tàu sân bay USS George Washington trong cuộc tập trận chung với Nhật Bản tháng 11/2014. (Ảnh: US Navy)
Ngoài ra, Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc cũng vạch rõ "những mối đe dọa chết người" đối với cơ sở hạ tầng mạng của nước này và nhấn mạnh sẽ đẩy nhanh tiến độ phát triển lực lượng tác chiến điện tử của mình.
Để đối phó với mưu đồ của Trung Quốc, Nhật Bản- Mỹ- Australia dự kiến sẽ tiến hành một cuộc tập trận quân sự lần đầu tiên nhằm cải thiện mối liên hệ về an ninh giữa 3 nước.
Cả 3 nước đều lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông sẽ bị ảnh hưởng bởi những tham vọng của Trung Quốc./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Trung Quốc lộ rõ tham vọng và hăm dọa trong sách trắng quốc phòng Không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia, sách trắng quốc phòng của Trung Quốc được công bố ngày 26/5 đã lộ rõ tham vọng bành trướng sức mạnh ra các vùng biển, đồng thời ẩn chứa nhiều cảnh báo, hăm dọa tới các quốc gia láng giềng có tranh chấp chủ quyền. Đây chính là nhận định của nhiều chuyên gia...