Trung Quốc phác thảo ưu tiên ngoại giao năm 2014
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua 23/12 đã phác thảo những ưu tiên ngoại giao của nước này trong năm 2014, trong đó sẽ tăng cường quan hệ với các cường quốc lớn và thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
“Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng khung cho các mối quan hệ của mình với các cường quốc lớn, sẽ được định hình bằng những trao đổi tích cực và phát triển lành mạnh”, ông Vương Nghị cho biết tại một diễn đàn về ngoại giao của Trung Quốc.
Ông ca ngợi mối quan hệ ngoại giao của Trung Quốc với các cường quốc lớn khác trong năm nay, trong đó có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện được tái tạo với Nga và mối quan hệ mới với Mỹ.
“Trung Quốc sẽ xây dựng một kiểu quan hệ mới với Mỹ, gồm tăng cường hợp tác và sẽ mở rộng hợp tác với Nga trên nhiều lĩnh vực”, Ngoại trưởng Trung Quốc cho hay.
Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh Trung Quốc cũng sẽ phối hợp các chiến lược phát triển với Liên minh châu Âu và củng cố hợp tác với các cường quốc đang phát triển.
Theo Ruan Zongze, phó chủ tịch Quỹ nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, “Trung Quốc quyết tâm xây dựng một mối quan hệ kiểu mới với các cường quốc lớn khác để đảo ngược cái mà một số người cho là xung đột không thể tránh khỏi giữa các cường quốc đang nổi và các nước đã là cường quốc.”
Video đang HOT
Theo Ye Zhicheng, giáo sư về quan hệ quốc tế tại đại học Peking, phiên bản của mối quan hệ kiểu mới không theo thuyết duy tâm. “Hiện trạng quan hệ Nga-Trung đã chứng minh cho một mô hình mẫu đã thành công.”
Ông Vương cho biết Trung Quốc sẽ củng cố mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng. Theo ông Vương, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và hối thúc nối lại bàn đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Song ông cũng tuyên bố Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia và chân giá trị của mình trong khi giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biển với các nước láng giềng bằng đối thoại.
Ngoài ra, ông cho biết, Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiến trình hòa giải chính trị và tái thiết kinh tế của Afghanistan.
Ông Vương nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị truyền thống của Trung Quốc với các nước đang phát triển, và cho biết Trung Quốc sẽ mở rộng hợp tác với châu Phi, thực hiện các cam kết viện trợ, thúc đẩy những đột phá mới trong quan hệ kinh tế, thương mại với châu Phi.
Ngoài ra Trung Quốc cũng sẽ củng cố hợp tác với các nước Ả rập và châu Mỹ La tinh, cam kết đấu tranh cho công bằng và bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển.
Ông cũng nhấn mạnh tới chiến lược cho khu vực kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21, và cho rằng Trung Quốc sẽ gặt hái “sớm” trong những nỗ lực này.
Ông Vương còn cam kết thúc đẩy đàm phán thương mại tự do song phương và đa phương, gồm đàm phán với Hàn Quốc, Úc càng sớm càng tốt, thúc đẩy thương mại tự do (FTA) với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và thúc đẩy đàm phán FTA giữa Trung-Hàn-Nhật.
“Trung Quốc sẽ tiến tới đàm phán với quốc gia thành viên của Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như các sáng kiến FTA với các vùng khu vực khác hoặc liên khu vực bằng sự cởi mở”, ông Vương cho hay. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ tích cực tham gia cải cách điều hành kinh tế quốc tế.
Vũ Quý
Theo Want China Times
Ông Tập Cận Bình "chi mạnh" củng cố quan hệ với Indonesia
Lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Indonesia, quốc gia lớn nhất Đông Nam Á, ngày 2/10 đã nhất trí tăng cường quan hệ ở trên nhiều lĩnh vực khi Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du đầu tiên của mình tới Đông Nam Á kể từ khi lên nắm quyền.
Ông Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono và dự kiến gặp các lãnh đạo kinh tế của nước này. Chủ tịch Trung Quốc cũng là lãnh đạo nước ngoài đàu tiên phát biểu trước quốc hội Indonesia trong chuyến công du kéo dài hai ngày của mình.
Sau cuộc gặp, Tổng thống Yudhoyono cho hay, bên cạnh thương mại và đầu tư, hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác trong công nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thông, năng lượng và tài chính cũng như biển và nghề cá. Tổng thống Indonesia cũng chào mừng kế hoạch của Trung Quốc, mở một lãnh sự quán ở đảo nghỉ mát Bali.
Ông cho biết hai nước cũng lên kế hoạch củng cố hợp tác quân sự và an ninh.
Lãnh đạo hai nước cũng ký một thỏa thuận trao đổi tiền thệ trị giá 16 tỷ USD trong 3 năm nhằm hỗ trợ đồng rupiah của Indonesia trong khủng hoảng.
Thống đốc ngân hàng Trung ương Indonesia Agus Martowardojo cho rằng, "thỏa thuận thể hiện cam kết tầm khu vực trong bối cảnh thế giới bất ổn và sẽ đóng góp vào việc duy trì sự ổn định của kinh tế vĩ mô và tài chính nội địa."
Ông Tập Cận Bình cũng thông báo một trung tâm văn hóa Trung Quốc sẽ được xây dựng ở thủ đô Jakarta và 1.000 sinh viên Indonesia sẽ được trao học bổng học tập tại Trung Quốc. Ngoài ra, hai bên sẽ tăng cường liên lạc và phối hợp vì hòa bình và ổn định khu vực.
Trung Quốc đã và đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với 10 thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Indonesia đã là trung gian hòa giải trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng quanh các hòn đảo trên Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển này, lấn sát vào bờ biển của các nước như Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei. Đã có nhiều vụ đụng độ xảy ra giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, làm gia tăng căng thẳng khu vực và làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra xung đột trong khu vực.
Ông Tập, người lên nắm quyền hồi tháng 3, dự kiến sẽ công du Malaysia và dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bali vào tuần tới.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Indonesia. Thương mại hai chiều đạt 66 tỷ USD vào năm ngoái, trong khi đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tăng lên 2 tỷ USD.
Vũ Quý
Theo AP
Hoa hậu quốc tế Ikumi Yoshimatsu: Một mình chống lại mafia Sau khi Ikumi Yoshimatsu, người đẹp Nhật Bản đầu tiên đoạt danh hiệu Hoa hậu Quốc tế trong 52 năm, từ chối làm việc với bất cứ hãng tài năng nào "dính líu" đến Yakuza, cô và gia đình đã bị đe dọa. Tuy nhiên cô không im lặng ma quyêt đinh đôi đâu vơi thê giơi ngâm. Cuôc thi Hoa hậu Quốc...