Trung Quốc nói phương Tây thổi phồng mối đe dọa từ mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh
Các chuyên gia phân tích vũ trụ Trung Quốc cho biết việc các mảnh vỡ tên lửa rơi xuống Trái Đất là bình thường trong lĩnh vực không gian và khuyên mọi người không cần phải lo lắng.
Tên lửa Trường Chinh 5B Y2 mang theo mô-đun lõi Thiên Hà được phóng từ bệ phóng Văn Xương thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ngày 29/4. Ảnh: THX
Trả lời Thời báo Hoàn cầu (Global Times) ngày 5/5, các nhà quan sát Trung Quốc chỉ ra mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B Y2 nước này sẽ rơi xuống vùng biển quốc tế và phương Tây đã cường điệu sự việc với tuyên bố các mảnh vỡ tên lửa sẽ rơi xuống ngoài tầm kiểm soát và có thể gây ra thiệt hại nếu rơi trúng các khu vực có người ở.
Trước đó, trích thông báo của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Mike Howard, kênh CNN ngày 4/5 đưa tin các mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B dự kiến sẽ quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất vào ngày 8/5. Bộ Chỉ huy Không gian Mỹ đang theo dõi quỹ đạo bay của tên lửa.
Bất chấp những lo ngại của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhiều nhà quan sát trong ngành tin rằng tình hình không đến mức gây ra hoảng sợ. Ông Jonathan McDowell, một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý Thiên văn thuộc Đại học Harvard, cho biết nguy cơ bị các mảnh vỡ văng trúng là cực kỳ nhỏ.
Trong khi đó, ông Song Zhongping – một chuyên gia hàng không vũ trụ Trung Quốc và bình luận viên truyền hình – ngày 5/5 nhận định các mảnh vỡ tên lửa quay trở lại Trái Đất là chuyện hoàn toàn bình thường.
Video đang HOT
Wang Yanan – Tổng biên tập tạp chí Aerospace Knowledge – nói thêm rằng trong quá trình phát triển tên lửa, giới chức thuộc ngành khoa học vũ trụ Trung Quốc đã cân nhắc kỹ lưỡng từ giai đoạn thiết kế tên lửa ban đầu và lựa chọn địa điểm phóng, đến tình trạng phóng và quỹ đạo bay.
Ông Wang giải thích: “Phần lớn các mảnh vỡ sẽ bốc cháy trong quá trình quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất. Chỉ một phần rất nhỏ có thể rơi xuống mặt đất và có khả năng sẽ rơi xuống đại dương hay những khu vực cách xa nơi con người hoạt động”.
Do tên lửa của Trung Quốc chủ yếu được làm bằng vật liệu nhẹ nên hầu hết sẽ dễ dàng bị đốt cháy trong quá trình rơi qua bầu khí quyển với tốc độ cao. Bên cạnh đó, tên lửa Trường Chinh cũng sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường, nên một khi các bộ phận rơi xuống đại dương, nó sẽ không gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Chuyên gia Song lưu ý mạng lưới giám sát không gian của Trung Quốc cũng sẽ theo dõi chặt chẽ các khu vực nằm trong đường bay của tên lửa và thực hiện các biện pháp cần thiết nếu có bất kỳ thiệt hại nào xảy ra.
“Nói chung, một số quốc gia phương Tây đã thổi phồng cái gọi là mối đe dọa không gian của Trung Quốc. Đó là một mánh khóe cũ mà các nước lớn sử dụng mỗi khi chứng kiến những bước đột phá về công nghệ ở Trung Quốc”, ông Song cho hay.
Trung Quốc hiện khởi động giai đoạn xây dựng ráo riết trạm vũ trụ đầu tiên của nước này với sự kiện phóng mô-đun lõi Thiên Hà vào ngày 29/4 vừa qua. Với tổng cộng dự kiến 11 lần phóng đưa các bộ phận lên không gian, trạm vũ trụ sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2022.
Theo Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc, trạm vũ trụ này sẽ hoạt động trong 10 năm và tuổi thọ có thể kéo dài lên 15 năm nếu được sửa chữa và bảo trì thường xuyên.
Đây dự kiến là trạm vũ trụ hoạt động duy nhất trên quỹ đạo đón tiếp các đối tác nước ngoài sau khi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ngừng hoạt động.
Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm sự bá quyền thế giới
Phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2021 hôm 20/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh không bao giờ tìm kiếm sự bá quyền thế giới.
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trực tuyến trong phiên khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2021 tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc hôm 20/4. Ảnh: Reuters
"Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền, bành trướng hay phạm vi ảnh hưởng, cũng như không bao giờ tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang" - Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ tại lễ khai mạc Diễn đàn BFA 2021 hôm 20/4 tại thị trấn Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định rằng "thế giới muốn công lý, không phải sự bá quyền".
Trong bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn BFA năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng hệ thống quản trị toàn cầu cần được thực hiện công bằng và công bằng hơn.
Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, các quy tắc do một quốc gia hoặc một số nước đề ra không thể áp đặt đối với những quốc gia khác.
Chủ tịch Tập Cận Bình lưu ý thêm rằng Trung Quốc luôn ủng hộ toàn cầu hóa và hệ thống thương mại đa phương.
Trung Quốc từ lâu đã kêu gọi cải cách quản trị toàn cầu, bao gồm quan điểm và giá trị của nhiều quốc gia được phản ánh, thay vì chỉ có tiếng nói của một vài quốc gia lớn.
"Một quốc gia lớn nên thể hiện vai trò của mình đối với thế giới thông qua việc gánh vác nhiều trách nhiệm hơn" - Chủ tịch Tập lưu ý trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn BFA 2021.
Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực hợp tác quốc tế trong việc ngăn ngừa đại dịch Covid-19 và giúp cung cấp vaccine Covid-19 với giá hợp lý cho người dân tại các nước đang phát triển.
Chủ tịch Tập nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu và phát triển, sản xuất và phân phối vaccine, đồng thời "tăng cường khả năng tiếp cận và khả năng chi trả của các nước đang phát triển để mọi người trên thế giới có thể tiếp cận và được sử dụng vaccine".
Trước đó, ngày 16/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã tiến hành hội đàm tại Nhà Trắng. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo và là lần đầu tiên Tổng thống Biden tiếp một nhà lãnh đạo nước ngoài kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 1 năm nay.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản đã nhất trí tăng cường hợp tác về an ninh, công nghệ, các lĩnh vực khác trong khu vực, đồng thời cam kết thành lập một liên minh đối phó những thách thức từ Trung Quốc.
Về kinh tế, lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản có kế hoạch đẩy mạnh hợp tác song phương để tạo ra một chuỗi cung ứng an toàn chất bán dẫn, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về các sản phẩm cần thiết đối với hàng hóa công nghệ cao, đồng thời thúc đẩy mạng 5G đáng tin cậy.
Kinh tế châu Á phục hồi ấn tượng nhờ công nghiệp sáng tạo Báo cáo được công bố tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) cho thấy nền kinh tế châu Á phục hồi tốt nhờ ứng dụng kỹ thuật số vào ngành công nghiệp sáng tạo. Kinh tế châu Á phục hồi ấn tượng nhờ công nghiệp sáng tạo. (Nguồn: Infomation-age) Diễn đàn BFA 2021 khai mạc ngày 18/4 tại thị trấn Bác Ngao...