Trung Quốc nói phát hiện ‘di tích tôn giáo’ ở vùng Biển Đông
Trung Quốc nói rằng nước này phát hiện nhiều “ di tích tôn giáo” (?) ở khu vực đảo tranh chấp ở Biển Đông, tuy nhiên chưa có cơ quan nào xác thực những phát hiện này.
Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam – Ảnh: Reuters
Tân Hoa Xã hôm 28.10 cho biết một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Tôn giáo thế giới và Học viện khoa học xã hội Trung Quốc đã “phát hiện” một số di tích tôn giáo mà theo nhà nghiên cứu này là của người Trung Quốc trên các đảo ở Biển Đông.
Tân Hoa Xã nói rằng ông Chen Jinguo đã mất 4 năm để nghiên cứu và đã thu thập được những tài liệu lịch sử, những phát hiện khảo cổ cùng 50 hình ảnh. Từ những phát hiện này, nhà nghiên cứu Chen cho rằng người Trung Quốc đã từng xuất hiện và xây dựng nhiều di tích tôn giáo trên các đảo ở Biển Đông (?).
Ông Chen xem đó là những “bằng chứng” xác lập chủ quyền của Bắc Kinh trên các đảo, theo Tân Hoa Xã.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo bài báo, không rõ những phát hiện, chứng cứ lịch sử nói rằng người Trung Quốc xây dựng di tích tôn giáo là gì và những công trình tôn giáo xây dựng trên các đảo mà Trung Quốc tự nhận thuộc chủ quyền của mình gồm những công trình nào.
Tờ báo cũng không nói những phát hiện đó được tìm thấy trên những đảo nào trong số những đảo, quần đảo đang tranh chấp, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và một số đảo chìm ở Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đoạt từ Việt Nam.
Thay vào đó, ông Chen nói rằng những công trình tôn giáo của Trung Quốc từng tồn tại ở những hòn đảo thuộc vùng Biển Đông và “một vài nước đã phá hủy chúng để thay thế bằng cấu trúc tôn giáo của mình”, Tân Hoa Xã viết tiếp.
Tân Hoa Xã dẫn chứng một trường hợp cho rằng đảo của Trung Quốc bị nước khác chiếm. Đó là quần đảo Đông Sa (tên tiếng Anh là Dongsha) bị Yoji Nishizawa, người Nhật chiếm hồi năm 1906 nhưng tuyên bố là phát hiện ra quần đảo này và đổi tên quần đảo thành Nishizawa, đồng thời phá hủy các đền đài của người Trung Quốc ở đây. Quần đảo Đông Sa nằm ở phía bắc Biển Đông.
Từ những phát hiện của mình, ông Chen đề nghị chính phủ nước này cần xây dựng lại và bảo vệ những di tích tôn giáo trên các đảo mà theo ông ta phát triển hoạt động tôn giáo truyền thống cũng là một cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Những công trình của ông Chen chưa rõ đã được cơ quan nào xác thực. Giới nghiên cứu Biển Đông thường không tin những phát hiện của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về cái gọi là “chứng cứ di tích chủ quyền” của Bắc Kinh ở Biển Đông. Với dã tâm độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã, đang và chắc chắn còn giở nhiều chiêu trò để ngụy tạo cho những hành động phi pháp của mình.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nga tăng cường quân sự trên đảo tranh chấp với Nhật
Nga sẽ xây dựng căn cứ quân sự mới trong khu vực đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản trong kế hoạch tăng cường hiện diện tại đây.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm một trung đoàn ở Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc hồi tháng 8 - Ảnh: Reuters
Đài TV Zvezdad của Nga ngày 23.10 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu thông báo căn cứ mới sẽ sớm được xây dựng trên quần đảo Kuril.
Ông Shoigu không cho biết thời điểm cụ thể nhưng khẳng định cơ sở mới sẽ bao gồm nhiều tiện ích như công trình giải trí cho binh sĩ và gia đình, khu nhà ở hiện đại, bệnh viện và các con đường mới.
Quần đảo Kuril gồm nhiều đảo nhỏ nằm trải dài từ bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông của Nga đến Hokkaido, đảo cực bắc của Nhật. Trong đó, 4 đảo phía nam là Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai đang là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Moscow và Tokyo từ sau Thế chiến 2. Nga gọi đó là nhóm đảo Nam Kuril còn Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phương bắc.
Hồi tháng 7, Bộ trưởng Shoigu cũng tuyên bố thành lập 2 đơn vị đồn trú mới ở Iturup và Kunashir. Ngoài ra, từ báo mạng tiếng Nga Gazeta đưa tin cho hay Nga đã triển khai đến quần đảo Kuril một sư đoàn 3.500 binh sĩ, được trang bị nhiều xe tăng T-80 và tên lửa chống máy bay Buk M-1. Tại quần đảo này còn có một căn cứ tàu ngầm được Gazeta mô tả là "thành tố quan trọng nhất đối với Nga trong chiến lược ứng phó nguy cơ tiềm ẩn từ tàu ngầm nước ngoài ở biển Okhotsk".
Hiện chưa rõ căn cứ mới sẽ được xây ở Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phương bắc hay nơi khác của quần đảo Kuril nhưng giới quan sát cho rằng dù ở đâu thì cơ sở này cũng nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của Nga ở khu vực. Cũng trong ngày 23.10, tờ Sankei Shimbun dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết nước ông đang xác nhận về thông tin trên và sẽ phản đối mạnh mẽ nếu đây là sự thật.
Trước đó, Tokyo đã chỉ trích dữ dội chuyến thăm đến Iturup và Kunashir của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hồi tháng 8. Mới đây, một quan chức cấp cao thuộc Văn phòng Thủ tướng Nhật tiết lộ với tờ Asahi Shimbun rằng kế hoạch tổ chức chuyến công du chính thức đến Nhật trong năm nay của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bị hoãn vô thời hạn do hai bên chưa vượt qua được bất đồng liên quan đến vấn đề tranh chấp.
Tuy nhiên, quan chức trên khẳng định Tokyo và Moscow vẫn đang nỗ lực xúc tiến chuyến thăm đồng thời sắp xếp cho lãnh đạo hai nước gặp nhau bên lề các hội nghị quốc tế, trong đó có Hội nghị G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ và Hội nghị APEC ở Philippines, cả hai dự kiến diễn ra vào tháng tới.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Tổng thống Obama lo ngại Trung Quốc quân sự hóa các đảo tranh chấp Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo tranh chấp ở Biển Đông trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Nhà Trắng ngày 25/9, nhưng ông Tập phủ nhận kế hoạch nhằm thiết lập các căn cứ quân sự tại đó. Lãnh đạo Mỹ-Trung trong cuộc họp báo...