Trung Quốc nói Nhật cố ‘gây xáo trộn’ ở Biển Đông
Bắc Kinh hôm nay cho rằng Tokyo đang nỗ lực “gây xáo trộn” sau khi Nhật Bản tuyên bố sẽ tăng tuần tra cùng Mỹ ở khu vực này.
Trung Quốc lên án khi Nhật Bản tuyên bố sẽ tăng tuần tra ở Biển Đông. Ảnh:Reuters
“Hãy nhìn vào kết qủa của việc Nhật Bản khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn trong cùng thời gian này, cố gắng gây xáo trộn tình hình ở Biển Đông mà vờ như hành động vì cộng đồng quốc tế”, Reuters dẫn lời ông Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói trong họp báo.
Ông Lục đưa ra tuyên bố trên sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada khẳng định sẽ tăng tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông nhằm bảo đảm luật pháp trên biển được tôn trọng.
Video đang HOT
Trước đó, Bắc Kinh cho biết sẽ không tuân thủ phán quyết của Toà Trọng tài đưa ra hồi tháng 7 về vụ kiện của Philippines. Phán quyết của tòa bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra, bao phủ gần hết Biển Đông, đi sâu vào vùng biển của các nước láng giềng.
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Khánh Lynh
Theo VNE
Tuần tra Biển Đông cùng Mỹ, Nhật quyết chống sự bành trướng của Trung Quốc
Việc nữ Bộ trưởng Tomomi Inada tuyên bố sẽ tăng tuần tra với Mỹ ở Biển Đông khi có mặt ở Washington là nhằm cảnh báo các hoạt động của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản gửi lời nhắn kiên quyết đến Trung Quốc. Ảnh:AFP
"Thông báo về hoạt động tuần tra của Nhật Bản ở Biển Đông đã gửi ra một thông điệp quả quyết đến Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu, rằng Tokyo sẽ hợp tác với Washington để thể hiện sức mạnh chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh", Tiến sĩ Nancy Snow, Đại học Kyoto chuyên về các vấn đề ngoại giao, Nhật Bản, đánh giá khi trao đổi với VnExpress.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Inada hôm 15/9 nhấn mạnh Tokyo ủng hộ các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ để giữ gìn trật tự hàng hải quốc tế dựa trên pháp luật. Về phần mình, Nhật Bản sẽ tăng cường vai trò với Biển Đông, ví dụ thông qua các cuộc tuần tra chung của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải với hải quân Mỹ, và các cuộc tập trận song phương, đa phương với các hải quân trong khu vực. Bà Inada cho rằng nếu thế giới khoan dung với những nỗ lực "bẻ cong" luật pháp quốc tế trên Biển Đông, hậu quả xảy ra sẽ mang tính "toàn cầu".
Phát biểu của nữ bộ trưởng được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn giữ quan điểm không tuân theo phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) đưa ra trung tuần tháng 7. Kết luận của Tòa đã bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" phi lý do Bắc Kinh tự vẽ ra trên Biển Đông.
Theo bà Snow, phát ngôn của nữ bộ trưởng Inada là đại diện cho chính sách của chính quyền Tổng thống Shinzo Abe và đảng cầm quyền. Tiêu biểu là chính sách ngoại giao và hoạt động của quân đội nước này theo sát mối quan hệ an ninh giữa Nhật Bản với Mỹ ở Biển Đông.
"Mỹ không thể và sẽ không tăng sự hiện diện của mình ở khu vực này được nếu thiếu Nhật Bản, đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở Đông Á", bà Snow nói.
Đánh giá về việc Tổng thống Philippines Duterte tuyên bố sẽ chấm dứt tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông, chuyên gia của Đại học Kyodo nói ông Duterte đang thể hiện cái nhìn không thiện cảm với một "đế quốc Mỹ". Tổng thống Philippines không quan tâm đến việc hợp tác với Mỹ. Trong khi đó, Nhật Bản sẽ không có hợp tác gì với Philippines mà tách biệt với mối hợp tác với Mỹ.
"Vẫn còn quá sớm để nói rằng Mỹ và Nhật Bản sẽ phản ứng với ông Duterte thế nào", bà Snow nói.
Việt Anh
Theo VNE
2.400 lính Nhật tập trận đổ bộ tái chiếm đảo Nhật huy động nhiều binh lính, máy bay, xe thiết giáp tập trận bắn đạn thật, mô phỏng tấn công giành lại đảo bị địch chiếm đóng. Nhật Bản tập trận bắn đạn thật với nội dung chiếm lại đảo từ tay địch. Ảnh: Nikkei. 2.400 binh lính thuộc lực lượng bộ binh, không quân, thiết giáp Nhật Bản tham gia cuộc tập...