Trung Quốc nói Mỹ ‘phô trương sức mạnh’ ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Mỹ đang “phô trương sức mạnh” khi điều hai tàu sân bay diễn tập cùng lúc trên Biển Đông.
“Mỹ cố tình điều tàu sân bay đến Biển Đông để phô trương sức mạnh, cũng như tìm cách chia rẽ các nước trong khu vực”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm nay.
Tuyên bố được ông Triệu đưa ra sau khi tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz của hải quân Mỹ cùng tham gia diễn tập hiệp đồng trên Biển Đông hôm 4/7, trong lúc Trung Quốc tổ chức tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đây là một trong những lần diễn tập lớn nhất của hải quân Mỹ trong những năm qua tại Biển Đông. Các quan chức Mỹ cho biết họ muốn thách thức yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại vùng biển này, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng vì vấn đề thương mại, đại dịch Covid-19 và luật an ninh Hong Kong.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan diễn tập trên Biển Đông hôm 4/7. Ảnh: US Navy.
Video đang HOT
Chuẩn đô đốc George Wikoff, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan, cho biết cuộc diễn tập không nhằm đáp trả cuộc tập trận của Trung Quốc, song việc nước này gia tăng hoạt động quân sự tại Biển Đông là lý do chính đáng để hải quân Mỹ hiện diện trong khu vực. “Những hành vi đó cho thấy hoạt động của chúng tôi trong khu vực là hợp lý”, Wikoff nói.
Mỹ đang tăng cường hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong bối cảnh Trung Quốc bị cáo buộc lợi dụng Covid-19 để tăng sức ép với các quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh. Trung Quốc nhiều lần điều máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan, đụng độ với Ấn Độ tại khu vực biên giới và thông qua luật an ninh Hong Kong, cũng như tăng cường các hoạt động phi pháp ở Biển Đông.
Tàu Trung Quốc gần đây bám theo tàu khoan của Malaysia ở phía nam Biển Đông, đâm chìm tàu cá Việt Nam hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa, tăng cường các yêu sách đòi chủ quyền phi pháp và tổ chức tập trận trái phép.
Cuộc tập trận của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam diễn ra ngày 1-5/7. Rất hiếm khi Mỹ và Trung Quốc tổ chức diễn tập lớn tại cùng một thời điểm ở Biển Đông.
Việt Nam đã trao công hàm phản đối cuộc tập trận trái phép của Trung Quốc, yêu cầu nước này không lặp lại những hành vi tương tự trong tương lai.
Trung Quốc tuyên bố đáp trả mọi hành động của Mỹ
Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện mọi biện pháp đối phó nếu Mỹ can thiệp vấn đề nội bộ cũng như đáp trả luật an ninh Hong Kong.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết nước này đã giao thiệp chính thức với Mỹ, Anh, Canada và Australia để đáp lại tuyên bố chung của 4 nước chỉ trích Bắc Kinh vi phạm các nghĩa vụ quốc tế với Hong Kong.
Ông Triệu cho biết Trung Quốc sẵn sàng thực hiện bất cứ biện pháp cần thiết nào nếu Mỹ khăng khăng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này và hành động đáp trả dự luật an ninh Hong Kong đã được quốc hội Trung Quốc (NPC) phê chuẩn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 24/2. Ảnh: Reuters.
Chính quyền Hong Kong cũng cảnh báo Mỹ không can thiệp vào luật an ninh quốc gia do chính phủ trung ương đưa ra, thêm rằng việc Washington hủy "trạng thái đặc biệt" của đặc khu có thể gây bất lợi cho nền kinh tế đôi bên.
"Bất kỳ lệnh trừng phạt nào cũng là con dao hai lưỡi. Nó sẽ không chỉ tổn hại cho lợi ích của Hong Kong mà còn gây thiệt hại đáng kể với chính phủ Mỹ", chính quyền đặc khu ra tuyên bố hôm 28/5.
Từ năm 2009 đến 2018, thặng dư thương mại của Mỹ và đặc khu Hong Kong là 297 tỷ USD, cao nhất trong tất cả các đối tác thương mại của Washington. Khoảng 1.300 công ty Mỹ cũng đặt trụ sở tại Hong Kong.
Năm 2019, Mỹ ban hành luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong, yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ hàng năm có trách nhiệm xác nhận Hong Kong còn duy trì quyền tự chủ hay không, để đặc khu được hưởng ưu đãi thương mại từ Mỹ.
Hong Kong hưởng những ưu đãi như được mua các công nghệ nhạy cảm, đảm bảo trao đổi tự do giữa đồng đô Mỹ và đô Hong Kong, đàm phán các thỏa thuận thương mại và đầu tư độc lập với Bắc Kinh. Trạng thái đặc biệt còn giúp cư dân Hong Kong tránh các hạn chế về thị thực áp dụng cho cư dân Trung Quốc đại lục.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ có phản ứng mạnh mẽ với luật an ninh Hong Kong và công bố biện pháp trong tuần này. Ông chủ Nhà Trắng là người quyết định có tước "tình trạng đặc biệt" Hong Kong đang được hưởng hay không.
Luật an ninh Hong Kong cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu. Các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc cũng có thể thiết lập cơ sở trong thành phố. Bộ Công an Trung Quốc đã cam kết "hướng dẫn và hỗ trợ" cảnh sát Hong Kong sau khi quốc hội thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh.
Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định luật an ninh Hong Kong được xây dựng để duy trì vững chắc nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" cũng như sự ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
Sau tàu sân bay, Mỹ điều thêm oanh tạc cơ B-52 đến tập trận ở Biển Đông Mỹ vừa điều thêm máy bay ném bom B-52 đến tập trận chung với tàu sân bay USS Nimitz và nhóm tấn công tàu sân bay USS Ronald Reagan trên Biển Đông. Không quân Mỹ cho biết, hôm 4/7 một máy bay ném bom B-52 Stratofortress thuộc Phi đội ném bom 96 từ Căn cứ không quân Barksdale (bang Louisiana) tham gia vào...