Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo?
Sau khi cùng Nga bảo vệ Syria tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc mới đây, tiếp tục tẩy chay Hội nghị “Những người bạn của Syria” ở Tunisia nhằm kêu gọi áp dụng các lệnh trừng phạt mới đối với Syria…
Hội nghị quốc tế “Những người bạn của Syria” diễn ra hôm 24/2 ở Tunis (Tunisia) với sự tham dự của đại diện hơn 70 quốc gia và các tổ chức quốc tế. Hãng tin Newsru cho biết từ các nguồn tin ngoại giao, ba vấn đề chính được đưa ra thảo luận tại hội nghị là tăng cường các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm mục đích gây sức ép tối đa lên chính quyền của Tổng thống Assad, xem xét các biện pháp cụ thể để đưa hàng viện trợ nhân đạo đến các thành phố Syria và ủng hộ Hội đồng Dân tộc Syria do phe đối lập thành lập.
Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton (phải) tại Hội nghị. Ảnh minh họa: frontpagenews.
Trung Quốc, nước tẩy chay Hội nghị này, phản đối các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với chế độ của Tổng thống Assad. Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Li Baodong tuyên bố: “Các biện pháp trừng phạt bổ sung được kỳ vọng để giúp giải quyết một vấn đề song lại thường gây ra các vấn đề khác phức tạp hơn”.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Fu Ying, từng bày tỏ quan điểm của nước này về các biện pháp trừng phạt kinh tế trong bài phát biểu về các quan hệ của Trung Quốc với phương Tây vào tháng 10/2008 khi bà còn giữ chức Đại sứ tại Anh: “Các biện pháp trừng phạt kinh tế và giải pháp quân sự không phải là lựa chọn ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ phát triển và hùng mạnh nhưng không bao giờ có khuynh hướng bá quyền”.
Từng khốn đốn bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây sau sự kiện Thiên An Môn, không khó để hiểu lý do Trung Quốc phản đối các lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên, thực tế, nguyên tắc này lại không được phản ánh nhất quán trong hành động của Trung Quốc – báo China Post nhấn mạnh – và không khó để chỉ ra điều đó.
Video đang HOT
Năm 2008, Trung Quốc hủy Hội nghị thượng đỉnh với Liên minh châu Âu được lên lịch vào tháng 12 bởi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thông báo sẽ gặp Dalai Lama .
Không dừng lại ở đó, Trung Quốc bắt đầu “trừng phạt” nước Pháp bằng cách khởi động chiến tranh kinh tế.
Đầu năm 2009, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khởi động chuyến thăm chính thức tới châu Âu. Nhưng ông không buồn ghé qua Pháp. “Xem bản đồ tôi nhận thấy chuyến thăm châu Âu của tôi vòng quanh nước Pháp”, Thủ tướng Ôn Gia Bảo bóng gió.
Cụ thể, ông đến thăm Thụy Sĩ, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha và Anh. Sau các chuyến thăm này, các bên đạt được các thỏa thuận trị giá hơn $ 2,2 tỷ USD..
Ngoài ra, cùng thời điểm này, Trung Quốc cũng gửi đến châu Âu một phái đoàn bao gồm 200 doanh nghiệp do Bộ trưởng thương mại Chen Deming dân đầu. Phái đoàn của ông Chen Deming đến thăm Đức, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Anh và tất nhiên, vẫn lờ Pháp. Chuyến thăm của phái đoàn Chen Deming mang về các hợp đồng trị giá tới 10,6 tỷ USD.
Những biện pháp “trừng phạt” về mặt kinh tế của Trung Quốc, cuối cùng, hiệu nghiệm.
Pháp không thể mất nhiều hơn được nữa. Họ bắt đầu nhượng bộ với tuyên bố “hoàn toàn công nhận tầm quan trọng và độ nhạy cảm của vấn đề Tây Tạng”; đồng thời tái khẳng định “ủng hộ chính sách một Trung Quốc và Tây Tạng là một phần không thể tách rời trong lãnh thổ Trung Quốc”.
Tiếp đó, “nạn nhân” tiếp theo của Trung Quốc là Na Uy. Không có bất cứ một cuộc gặp gỡ nào với Đức Dalai Lama song Na Uy vẫn dính đòn trừng phạt kinh tế của Đại lục.
Nguyên nhân xuất phát từ quyết định của Ủy ban Nobel Na Uy để trao giải Nobel hòa bình năm 2010 cho Liu Xiaobo. Quyết định này khiến Bắc Kinh tức giận.
Dù Ủy ban Nobel Na Uy là tổ chức độc lập với Chính phủ song Trung Quốc “giận cá chém thớt”, lập tức áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với nước này.
Chẳng hạn, ngay sau quyết định trao giải Nobel hòa bình được công bố, Trung Quốc chẳng nề hà hủy bỏ cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Thủy sản Na Uy Lisbeth Berg-Hansen dù ông này sang đến Bắc Kinh.
16 tháng tiếp theo, Trung Quốc cương quyết không chấp nhận bất cứ cuộc tiếp xúc nào với Na Uy và thay vào đó, yêu cầu một lời xin lỗi từ Chính phủ nước này.
Na Uy là nhà cung cấp cá hồi chủ yếu vào thị trường Trung Quốc, do đó, Bắc Kinh thẳng tay áp dụng một loạt các tiêu chuẩn chất lượng mới vô cùng khắt khe đối với cá hồi Na Uy.
Không dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn cố tình gây khó dễ ở khâu kiểm duyệt này với cáo buộc rằng cá hồi Na Uy không đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng mới. Sản lượng xuất khẩu cá hồi Na Uy vào thị trường Trung Quốc nhanh chóng tụt giảm 70%. Về phía Na Uy, đối phó với những động thái gây khó dễ của Trung Quốc, họ chỉ còn cách đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới.
Như vậy, bất chấp tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Fu, trừng phạt kinh tế không có gì phải nghi ngờ là một công cụ ngoại giao hữu hiệu và thường được Trung Quốc sử dụng bất cứ khi nào họ cảm thấy “không vừa lòng”.
Mới đây nhất, căng thẳng với Philippines xung quanh các vấn đề tranh chấp tại biển Đông, Trung Quốc đe dọa.
“Trung Quốc có thể đình chỉ thực thi các thỏa thuận đầu tư đã ký với Philipines. Người Trung Quốc có thể tẩy chay các điểm du lịch tại Philippines và Bắc Kinh sẽ giảm mạnh các sản phẩm nhập khẩu từ quốc đảo này”, báo Global Times, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc viết trong một bài bình luận.
Tất cả những điều này chứng tỏ, rõ ràng có một sự khác biệt giữa lời nói và hành động của Trung Quốc.
Theo Báo Đất Việt
Tunisia sẵn sàng cho tổng thống Syria sang tị nạn
Ngày 28/2, một ngày sau khi phản đối mọi sự can thiệp của nước ngoài nhằm chấm dứt đàn áp ở Syria, Tổng thống Tunisia Moncef Marzouki tuyên bố sẵn sàng đón nhận Tổng thống Syria Bashar al Assad cùng gia đình sang tị nạn tại Tunisia.
Tổng thống Syria Bashar al Assad. (Nguồn: Internet)
Tạp chí Jeune Afrique dẫn lời Tổng thống Marzouki trả lời phỏng vấn nhật báo La Presse cho biết việc Tổng thống Syria và gia đình đến tị nạn tại Tunisia sẽ "không có vấn đề gì" nếu đây là giải pháp cho cuộc xung đột ở Syria, và góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển tiếp sau khi Tổng thống Assad ra đi.
Tại hội nghị quốc tế "Những người bạn của Syria" tại thủ đô Tunis của Tunisia, Tổng thống Marzouki từng đề xuất để ông Assad sang tị nạn tại Nga như một giải pháp nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria, song đề nghị này bị phía Nga phản đối./.
Theo TTXVN
Tunisia phản đối việc can thiệp quân sự vào Syria Theo Tân Hoa xã, Hãng thông tấn nhà nước TAP ngày 27/2 đưa tin một phát ngôn viên tổng thống Tunisia vừa tái khẳng định lập trường của Tunis phản đối "bất kỳ hình thức can thiệp quân sự nào như chủ trương của Liên đoàn Arập (AL)" vào cuộc khủng hoảng hiện nay tại Syria. Binh sỹ chính phủ kiểm soát an...