Trung Quốc nói không hy sinh kinh tế để chống biến đổi khí hậu
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu không nên làm ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế các nước, theoThe Guardian.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng phải phân bổ hợp lý trách nhiệm giảm hiệu ứng nhà kính để phù hợp với tình hình kinh tế các nước – Ảnh: AFP
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu toàn cầu tại Paris hôm 30.11, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu cao vấn đề phân biệt giữa trách nhiệm và mục tiêu phát triển đất nước. Theo đó, ông cho rằng đây là cuộc đám phán quan trọng về khí hậu, giải quyết “sự khác biệt về kinh tế giữa các nước và cho phép từng nước có giải pháp riêng trong việc đối phó trái đất nóng lên”, theo Reuters.
Tại hội nghị lần này, các vấn đề về khí hậu và phân bổ trách nhiệm giảm thiểu khí thải sẽ được bàn thảo. Theo ông Tập Cận Bình, việc giải quyết biến đổi khí hậu “không nên làm giảm khả năng phát triển đất nước”.
Trung Quốc là nước có tình trạng ô nhiễm môi trường vào loại nặng nề nhất. Tại Hội nghị trung ương 5 khóa XVIII của đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 26.10 vừa qua, vấn đề ứng phó với môi trường, khí thải cũng đặc biệt được nêu cao trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13.
Cuộc họp thượng đỉnh tại Paris lần này quy tụ hơn 700.000 người, với lãnh đạo của hơn 150 quốc gia họp trong 12 ngày, theo AFP.
Video đang HOT
Nguyên thủ của các nước lớn như Pháp, Mỹ, Nga, Đức, Anh… đều đã có những bài phát biểu đầu tiên. Họ đều nhắc tới vụ khủng bố tại Paris vào ngày 13.11 qua cũng như đề cao tầm quan trọng của các giải pháp biến đổi khí hậu.
Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định hội nghị lần này “quyết định đến tương lai của hành tinh”, và ông xem việc biến đổi khí hậu cũng quan trọng như cuộc chiến chống khủng bố.
Tổng thống Pháp Francois Hollande (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại cuộc họp thuộc Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu ( COP21) ở Paris ngày 30.11 – Ảnh: AFP
Cùng quan điểm về điều này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng: “Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất nhân loại phải đối mặt… Nó đang gây ra những thiệt hại hữu hình hơn về kinh tế”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong khi đó nhắc lại sự cam kết của các nước về việc viện trợ 100 tỉ USD mỗi năm cho các nước nghèo để chống lại biến đổi khí hậu vào năm 2020. Bà cũng nhận định rằng “hàng tỉ người đang trông đợi vào những gì chúng ta đang làm tại Paris”.
Về phần Tổng thống Mỹ Barack Obama, sau lời chia buồn cùng nước Pháp về vụ khủng bố vừa qua, đã khẳng định cuộc họp tại Paris lần này phải đặt mục tiêu thay đổi những quan niệm cũ, coi thường biến đổi khí hậu: “Chúng tôi biết sự thật rằng nhiều quốc gia không đóng góp nhiều trong việc ứng phó biến đổi khí hậu, nhưng sẽ là những người đầu tiên cảm nhận được những hậu quả tiêu cực nhất. Đối với một số quốc đảo, biến đổi khí hậu là mối đe dọa cho sự tồn tại của họ”.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Pháp siết chặt an ninh nhân hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc
Sau vụ khủng bố Paris hôm 13.11, Pháp vẫn trong tình trạng khẩn cấp và nước này đang huy động lực lượng an ninh hùng hậu nhằm đảm bảo an toàn cho hội nghị về khí hậu của Liên Hiệp Quốc sắp tới.
Tổng cộng 120.000 cảnh sát, hiến binh và lính Pháp được triển khai bảo vệ an ninh toàn quốc sau vụ khủng bố Paris - Ảnh: Reuters
Khoảng 8.000 cảnh sát và hiến binh quốc gia được triển khai để thiết lập vòng an ninh tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu (COP21) diễn ra từ ngày 29.11 tại Le Bourget, Paris ( Pháp). Khoảng 2.800 nhân viên an ninh bổ sung cũng được điều động tại khu vực này, Le Figaro dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve.
Bộ trưởng Nội vụ cũng cho hay tổng cộng 120.000 cảnh sát, hiến binh và binh lính đã được triển khai trên toàn lãnh thổ Pháp nhằm kiểm soát an ninh sau vụ khủng bố Paris ngày 13.11.
Khu vực trung tâm hội nghị COP21 bị hạn chế đi lại. Chỉ những đại diện của Mỹ, Liên Hiệp Quốc và báo chí mới được tiếp cận. Có lớp bảo vệ khu vực này. Trong vùng 1, nơi nhạy cảm nhất, tất cả những ai đi vào khu vực sẽ được kiểm tra bằng máy rà soát cơ thể. Vùng 2 là nơi kiểm tra việc đi lại và an ninh trong khu vực. Vùng 3 nhằm theo dõi những người hoặc đám đông có hành động khả nghi, tờL'Express trích từ thông cáo của Thượng viện Pháp.
Nước Pháp vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp kể từ ngày 13.11 - Ảnh: Reuters
Tham gia hội nghị có 143 nhà lãnh đạo thế giới và chính phủ như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon. Các nguyên thủ sẽ cùng Tổng thống Pháp tưởng niệm 130 nạn nhân vụ khủng bố Paris. Nhiều tuyến đường trong khu vực bị cấm lưu thông từ ngày 29.11, theo đài RTL.
Bộ trưởng Cazeneuve khuyến cáo người dân không nên sử dụng xe hơi cá nhân trong 2 ngày 29 và 30.11 tại Paris. Thay vào đó, các tuyến giao thông công cộng sẽ mở cửa miễn phí trong 2 ngày này.
Do lo ngại an ninh, các cuộc biểu tình trên toàn lãnh thổ Pháp cũng có thể bị cấm trong dịp hội nghị COP21. Cuộc biểu tình về vấn đề khí hậu dự kiến diễn ra vào ngày 29.11 và ngày 12.12 đã bị cấm. Tuy vậy vẫn có nhiều người lên tiếng kêu gọi tham gia sự kiện này.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Pháp ngăn nước bị nhiễm độc trước Hội nghị khí hậu toàn cầu Nhà chức trách Pháp đã lắp hệ thống giám sát giúp cảnh báo nguy cơ nước sạch bị những kẻ khủng bố đầu độc, khi nguyên thủ của 138 nước sắp đến Paris. Pháp đang tăng cường đảm bảo an ninh cho khoảng 45.000 người dự COP21 sắp tới. Ảnh: Diplomatie Các bộ cảm biến trong hệ thống cấp nước của công ty...