Trung Quốc nói không gây áp lực ASEAN rút lại tuyên bố về Biển Đông
Trung Quốc nói rằng không gây áp lực cho bất kỳ quốc gia nào của ASEAN để rút lại và sửa chữa một tuyên bố chung của khối này liên quan đến Biển Đông sau khi họp với phía Trung Quốc.
Hội nghị đặc biệt giữa các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc tại Côn Minh từ 13 – 14.6.2016. AFP
“Tất cả các nước, trong đó có 10 thành viên ASEAN là những quốc gia có chủ quyền tự quyết định chính sách độc lập của mình. Không phải mọi quốc gia trên thế giới có thể gây áp lực lên những nước khác”, ông Lục Kháng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 15.6.
Ông Lục đưa ra phát biểu trên nhằm phản bác cáo buộc của giới truyền thông rằng Trung Quốc đã gây áp lực lên các nước ASEAN, khiến khối này bất ngờ rút lại tuyên bố chung được công bố trước đó không lâu, theo Straits Times.
Tuyên bố rút lại tuyên bố chung được Malaysia đưa ra vào tối 14.6 sau Hội nghị đặc biệt giữa Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc ở Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) bàn về việc kỷ niệm 25 năm quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Cuộc họp mất khá nhiều thời gian vì vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và căng thẳng tăng cao gần đây do Trung Quốc xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo trên các rạn san hô và quân sự hóa các đảo này. Cuộc họp cũng nhắc lại vụ kiện ở Tòa trọng tài quốc tế tại The Hague (Hà Lan) do Philippines khởi xướng nhằm chống lại Trung Quốc.
Video đang HOT
Biển Đông trở thành chủ đề lớn trong Hội nghị đặc biệt giữa các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc. AFP
Malaysia tối 14.6 rút lại tuyên bố chung được cho là chứa “những ngôn từ mạnh mẽ về những động thái gần đây làm xói mòn lòng tin và gia tăng căng thẳng, có thể phá hỏng sự bình yên, an ninh và ổn định ở Biển Đông”.
Tuy nhiên, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế ngày 15.6 dẫn nhiều nguồn tin nói rằng chính Trung Quốc đã tác động vào Lào, nước đang giữ vị trí Chủ tịch ASEAN để thu hồi tuyên bố chung.
“Đây là một cuộc họp kín, và không có kế hoạch phát hành bất kỳ cái gọi là tuyên bố chung nào”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói. Theo ông này, có lẽ sẽ không có bất kỳ tuyên bố nào từ cuộc họp vừa qua được đưa ra.
Cho đến nay chưa rõ tuyên bố chung mà ASEAN rút lại tối 14.6 sẽ sửa chữa điều gì và liệu có được ban hành hay không và khi nào.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nguyên nhân Philippines theo đuổi vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông
Nhiều ngư dân đã rời đi vì hết đường kiếm sống, điều này sẽ khiến Trung Quốc dễ dàng tiếp tục thực hiện những hoạt động quân sự hoá ở Trường Sa.
Tờ BBC cho hay, hồi tháng 5/2014, cảnh sát Philippines từng bắt một chiếc thuyền đánh cá trái phép từ Đàm Môn trên một rạn san hô trong khu vực biển nước này kiểm soát. Khi kiểm tra trên tàu, lực lượng an ninh còn tìm thấy khoảng 500 con rùa biển quý Hawksbill, phần lớn trong số đó đều đã chết.
Loài rùa biển quý Hawsbill thuộc diện loài vật đang bị đe doạ. Ảnh: BBC
Loài rùa này đang bị đe doạ về sự sống, được bảo vệ theo Công ước quốc tế buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Những ngư dân săn bắt trộm này đã bị toà án Philippines kết án 9 năm tù giam.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã phản ứng gay gắt, yêu cầu Philippines thả các đối tượng bị kết án ngay lập tức. Đồng thời Bắc Kinh cáo buộc Philippines "vi phạm nghiêm trọng" cái gọi là "chủ quyền của Trung Quốc" bằng cách bắt giam trái phép tàu cá và ngư dân tại vùng biển ngoài khơi của nước này.
Phóng viên Rupert phân tích Trung Quốc đã không hề đưa ra biện pháp nào để ngăn chặn chúng. "Khi những kẻ đánh bắt trộm thấy ống kính máy quay của chúng tôi, họ hoàn toàn không có dấu hiệu của sự sợ hãi khi bị phát hiện", Rupert nói.
Những ngư dân đánh bắt sò trái phép không hề e ngại trước ống kính phóng viên.
Phản ứng trước phóng sự điều tra của nhóm phóng viên BBC, Bắc Kinh ngay sau đó đã phủ nhận những thông tin trong báo cáo. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố trong một cuộc họp báo: "Các thông tin đó chỉ là thành kiến nặng nề và dễ gây hiểu lầm. Trung Quốc luôn quan tâm đến việc bảo vệ hệ sinh thái các đảo trên biển hơn bất kỳ nước nào hết".
Ông Hồng Lỗi cũng nói rằng Trung Quốc đã trải qua thảo luận và đánh giá khoa học trước khi khởi công xây dựng trên các hòn đảo và rạn san hô dựa trên tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sinh thái và thuỷ sản.
Chỉ mới đầu tháng 5 vừa qua, tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về Trung Quốc Kalayaan ATIN ITO (Philippines) cũng đã cáo buộc nhiều tàu thuyền Trung Quốc cố tình thả hoá chất tiêu diệt san hô và sinh vật biển quanh đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Philippines gọi là Pagasa).
Việc diện tích lớn rạn san hô bị phá huỷ đã ảnh hưởng nặng nề đến việc mưu sinh của ngư dân quanh khu vực. Tổ chức này cho rằng nhiều ngư dân đã rời đi vì hết đường kiếm sống, điều này sẽ khiến Trung Quốc dễ dàng tiếp tục thực hiện những hoạt động quân sự hoá ở Trường Sa tương tự như cách họ đã làm với các đảo nhân tạo phi pháp trước đó tại Biển Đông.
Tân Hoa Xã ngày trung tuần tháng 5 dẫn lời người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho rằng mọi thông tin lên án hoạt động của Trung Quốc là bắt nguồn từ những người đang "cố gắng bôi nhọ" nước này.
Sau nhiều va chạm của các tàu cá và ngư dân hai nước, Philippines đã gửi đơn kiện Trung Quốc lên Toà án Trọng tài thường trực Quốc tế (PCA) từ năm 2013 về chủ quyền phi lý của cái gọi là "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh đơn phương đưa ra.
"Đường 9 đoạn" là yêu sách của riêng Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền với hầu hết Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc từng nhiều lần từ chối tham dự vụ kiện và mạnh mẽ phản đối sự can thiệp của PCA. Bắc Kinh gọi đây là "chiêu trò khiêu khích chính trị" và cho rằng Philippines không chân thành trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông qua đối thoại.
Phương Hà
Theo_Người Đưa Tin
Cựu thủ tướng Singapore: Dùng sức mạnh không giải quyết được tranh chấp Biển Đông Cựu thủ tướng Singapore Goh Chok Tong tuyên bố rằng tranh chấp tại Biển Đông không thể giải quyết dựa trên khái niệm "mạnh là có quyền"; đồng thời những hành động quân sự hoá của Trung Quốc chỉ làm trầm trọng thêm tình hình. Ông Goh Chok Tong, cựu Thủ tướng Singapore, nhấn mạnh tranh chấp Biển Đông không thể giải quyết...