Trung Quốc nới hạn chế nhập cảnh
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo người nước ngoài có giấy phép cư trú hợp lệ được nhập cảnh vào nước này mà không cần xin lại thị thực kể từ 28/9.
Trung Quốc đang dần cho phép nhiều người nước ngoài nhập cảnh hơn sau khi cấm tất cả công dân nước ngoài, bao gồm những người có giấy phép cư trú hoặc làm việc tại Trung Quốc, hồi tháng ba để chống Covid-19.
Người nước ngoài có giấy phép cư trú liên quan đến việc làm, vấn đề cá nhân và đoàn tụ gia đình có thể vào lại nước này mà không cần xin thị thực mới, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay ra tuyên bố.
Người nước ngoài có giấy phép cư trú hết hạn sau ngày 28/3 có thể nộp đơn xin thị thực tại các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc. Nhưng tất cả người nhập cảnh “phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định chống dịch của Trung Quốc”, tuyên bố có đoạn viết, ám chỉ việc xét nghiệm Covid-19 và cách ly 14 ngày.
Video đang HOT
Hành khách tại sân bay ở Bắc Kinh ngày 19/9. Ảnh: Reuters.
Hồi tháng 8, Trung Quốc đã cho phép người từ 36 quốc gia châu Âu xin lại thị thực mà không cần thư mời. Trước đó, Trung Quốc mở biên với lao động nước ngoài tay nghề cao theo thỏa thuận đặc biệt với một số ít quốc gia.
Trung Quốc gần như đã kiềm chế được Covid-19, khởi phát từ thành phố Vũ Hán vào cuối năm ngoái. Nước này ghi nhận hơn 85.000 ca nhiễm và hơn 4.600 ca tử vong. Mặc dù Trung Quốc chứng kiến một số đợt bùng phát nhỏ trong mùa hè, hầu hết trường hợp được báo cáo trong những tuần gần đây là ca ngoại nhập.
Trung Quốc chỉ trích Hạ viện Mỹ thông qua dự luật về Tân Cương
Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi "giao thiệp nghiêm khắc" tới Hạ viện Mỹ sau khi nước này thông qua dự luật hạn chế hàng nhập khẩu từ Tân Cương.
Phát biểu trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 23/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phản đối dự luật hạn chế hàng nhập khẩu từ Tân Cương, được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 22/9, do nghi ngờ về tình trạng "lao động cưỡng bức" tại đây.
Ông Uông cho biết các báo cáo về lao động cưỡng bức ở khu vực Tân Cương là "tin đồn thất thiệt do một số người ở Mỹ và phương Tây đưa ra". Ông nói thêm Bắc Kinh sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để duy trì quyền và lợi ích phát triển của các công ty Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tại họp báo ở thủ đô Bắc Kinh, ngày 27/7. Ảnh: Reuters.
Dự luật Hạ viện Mỹ thông qua có tên Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ, trong đó quy định cấm nhập hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc một phần tại Tân Cương, trừ khi chính phủ Mỹ tìm thấy bằng chứng "rõ ràng và thuyết phục" rằng chúng không được sản xuất bằng lao động cưỡng bức.
Dự luật đang chờ được bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ. Sự khác biệt về các điều khoản giữa Hạ viện và Thượng viện cần được thảo luận thống nhất, trước khi đưa tới Nhà Trắng để Tổng thống Donald Trump xem xét.
Đây là động thái mới nhất của các nghị sĩ Mỹ nhằm gây áp lực lên Trung Quốc về chính sách tại Tân Cương. Trung Quốc bị cáo buộc kiểm soát nghiêm ngặt người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác trong những trại tập trung.
Tuy nhiên, nước này khẳng định đây là "trung tâm đào tạo nghề" nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Bắc Kinh tuần trước cũng công bố sách trắng về Tân Cương, ca ngợi thành công của các chương trình dạy nghề và việc làm trong khu vực.
TQ gọi máy bay Mỹ cải trang ở Biển Đông là "mối đe dọa nghiêm trọng" Trung Quốc cáo buộc máy bay do thám Mỹ đã cải trang thành máy bay dân sự nhiều lần trong năm nay, tạo ra "mối đe dọa nghiêm trọng". Máy bay do thám RC-135 của Mỹ. "Đó là một thủ thuật phổ biến của không quân Mỹ khi giả mạo tín hiệu của máy bay dân dụng nước ngoài. Đó là hành động...