Trung Quốc nổi giận với liên minh tình báo Ngũ Nhãn vì sẵn sàng đón người Hong Kong
Trung Quốc chỉ trích các quốc gia trong liên minh Ngũ Nhãn, đặc biệt là Úc và Anh vì có hành động hỗ trợ người Hong Kong rời đặc khu, sau khi luật an ninh chính thức có hiệu lực.
Một người biểu tình Hong Kong cầm trên tay hộ chiếu hải ngoại do Anh cấp (BNO).
Theo SCMP, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Anh và Úc “đang mắc sai lầm nghiêm trọng” khi tuyên bố sẵn sàng tạo điều kiện để người Hong Kong rời đặc khu sang hai nước này cư trú.
Trung Quốc cũng chỉ trích Mỹ, New Zealand và Canada khi có hành động phản đối luật an ninh quốc gia Trung Quốc áp đặt với đặc khu hành chính Hong Kong.
“So sánh luật an ninh Hong Kong và quan hệ với các nước khác, rõ ràng chỉ cần nháy mắt cũng biết điều gì quan trọng hơn”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói.
Ông Triệu c ảnh báo Trung Quốc sẽ đáp trả Anh vì vi phạm thỏa thuận Trung-Anh năm 1984. Đối với Úc, ông Triệu cảnh báo Canberra “hãy đừng tiếp tục lựa chọn con đường sai lầm”.
Video đang HOT
Ông Triệu cho rằng các chính trị gia Mỹ đang “che giấu hành động nguy hiểm”. Đại sứ quán Trung Quốc ở New Zealand yêu cầu New Zealand ngừng can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm 2.7 bày tỏ quan điểm “lo ngại về tình hình Hong Kong” và sẵn sàng tạo điều kiện để người Hong Kong sang cư trú ở Úc.
Hồi tháng 6, Anh đã thảo luận với các nước trong liên minh tình báo Ngũ Nhãn, bao gồm Mỹ, New Zealand, Úc và Canada, về khả năng giúp Anh chia sẻ gánh nặng nếu làn sóng người Hong Kong rời đặc khu quá lớn.
Ước tính có khoảng 2,9 triệu người Hong Kong đủ điều kiện được cấp mới hoặc cấp lại hộ chiếu hải ngoại của Anh (BNO).
“Vì vấn đề lịch sử, chính phủ Anh luôn khẳng định sẽ hỗ trợ người Hong Kong sở hữu hộ chiếu BNO và người thân của họ”, Andreas Fulda, trợ lý giáo sư tại Đại học Notttingham, Anh, nói. “Không loại trừ khả năng những người trẻ sinh sau năm 1997 cũng muốn rời Hong Kong và do đó Anh cần có sự hỗ trợ của liên minh Ngũ Nhãn đối với các trường hợp này”.
Nhiều người Hong Kong sở hữu hộ chiếu BNO tỏ ra ngần ngại khi được hỏi về khả năng sang Anh cư trú. Iris Wong, 26 tuổi, một người sở hữu hộ chiếu BNO, nói cô chỉ coi sang Anh là lựa chọn cuối cùng vì 5 năm đầu tiên sống ở Anh sẽ rất tốn kém do không được hưởng bất kì ưu đãi xã hội nào.
Trong số 5 quốc gia thuộc liên minh Ngũ Nhãn, 3 nước Canada, Mỹ và New Zealand chưa đưa ra bất kì chính sách nhập cư đặc biệt nào với người Hong Kong.
Hạ viện Mỹ hôm 2.7 đã thông qua dự luật trừng phạt ngân hàng Trung Quốc liên quan luật an ninh Hong Kong. Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters nói rằng New Zealand “rất quan ngại” về luật này.
Canada khuyến cáo công dân không nên đến Hong Kong trong thời điểm hiện tại vì “có nguy cơ bị bắt giữ, dẫn độ về đại lục”.
Ấn - Trung khó xuống thang ở biên giới
Chuyên gia cảnh báo biên giới Ấn - Trung chưa thể hạ nhiệt nhanh chóng và vẫn tiềm ẩn nguy cơ xung đột, dù chỉ huy hai nước đã đàm phán.
Thiếu tướng Liễu Lâm, chỉ huy lực lượng quân sự Trung Quốc khu vực Nam Tân Cương, hôm 30/6 gặp trung tướng Harinder Singh, chỉ huy quân đoàn 14 lục quân Ấn Độ, tại Chushul, Ladakh để thảo luận biện pháp giảm căng thẳng ở biên giới.
Các chỉ huy quân sự Ấn-Trung đã "đạt được một số tiến bộ" trong thực hiện các biện pháp hiệu quả để rút bớt quân khỏi khu vực tranh chấp, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên sau đó cho biết.
Tiêm kích Ấn Độ bay tuần tra quanh thị trấn Leh, gần biên giới Trung Quốc, ngày 24/6. Ảnh: AFP.
Tờ Global Times cho biết hai nước đã đồng ý rút binh sĩ ở biên giới "theo từng đợt". Một nguồn tin giấu tên thuộc biên phòng Trung Quốc cho biết sau các cuộc thảo luận "thẳng thắn và chuyên sâu" ngày 30/6, Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý thực hiện "các biện pháp mạnh mẽ" để hạ nhiệt căng thẳng.
Tuy nhiên, truyền thông Ấn Độ đưa tin trong cuộc họp kéo dài 12 tiếng, hai bên vẫn chưa thể xác định chi tiết hoạt động rút quân. Chỉ huy quân sự hai nước từng đồng ý rút quân khỏi các điểm xung đột dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) trong cuộc họp hôm 22/6, một tuần sau khi xảy ra vụ ẩu đả tại thung lũng Galwan khiến hàng chục binh sĩ thương vong.
Lực lượng trên biên giới của Ấn Độ và Trung Quốc đã đụng độ từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 tại nhiều địa điểm dọc LAC, giữa khu vực Ladakh do Ấn Độ quản lý và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát. Nhiều vụ ẩu đả xảy ra giữa binh sĩ hai nước khiến chỉ huy Ấn - Trung phải hội đàm và đồng ý rút bớt lực lượng. Tuy nhiên, hoạt động này bị gián đoạn bởi trận hỗn chiến chết người đêm 15/6 tại thung lũng Galwan.
Giới chuyên gia nhận định các cuộc thảo luận của tướng Ấn Độ và Trung Quốc dường như chưa đạt được bất cứ kết quả cụ thể nào. Lần đối đầu này có thể kéo dài hơn vụ đụng độ Doklam năm 2017, nơi binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu nhau trong 73 ngày trên cao nguyên Doklam, giáp giới Bhutan, một đồng minh của Ấn Độ.
Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á của Đại học Fudan Lin Minwang nhận định lần đối đầu này giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể kéo dài tới khi thời tiết trên dãy Himalaya buộc nó chấm dứt. "Chưa có cách nào để hai bên xuống thang lập tức hoặc lùi bước. Điều duy nhất hai bên có thể làm là thể hiện thái độ sẵn sàng đàm phán", Lin nói.
Sun Shihai, chuyên gia quan hệ Trung Quốc - Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng việc hai bên thiếu tin tưởng lẫn nhau và khác biệt trong nhận thức của hai phía về vấn đề sẽ khiến các cuộc hội đàm lẫn tình trạng đối đầu tiếp tục kéo dài.
Trong khi đàm phán diễn ra, Ấn Độ vẫn điều quân tiếp viện và khí tài phòng không, không quân lên khu vực biên giới, đồng thời gấp rút mua nhiều vũ khí của Nga. Trung Quốc cũng tăng viện lực lượng cho các vị trí gần LAC, đồng thời tăng quân số và triển khai tập trận trên cao nguyên Tây Tạng.
"Kịch bản lạc quan nhất là Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tiếp tục đối đầu trong một thời gian, còn tệ hơn là có khả năng xảy ra một cuộc ẩu đả khác giữa hai nước", Sun nói và cho rằng dù giới lãnh đạo và đại diện ngoại giao hai nước đồng ý giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, điều này còn phụ thuộc vào các chỉ huy quân sự tại thực địa.
"Có thể họ sẽ phải gặp nhau thêm nhiều lần nữa, song việc hai phía động khẩu còn hơn nhiều so với động thủ", Sun Shihai nói.
Trung Quốc siết 4 cơ quan truyền thông Mỹ Trung Quốc yêu cầu 4 hãng tin tức Mỹ cung cấp chi tiết về nhân sự và hoạt động tài chính tại nước này trong vòng 7 ngày. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm nay cho biết 4 hãng tin của Mỹ bao gồm Associated Press (AP), United Press International (UPI), Columbia Broadcasting System (CBS) và National...