Trung Quốc nổi giận vì Lithuania cho Đài Loan lập văn phòng đại diện
Trung Quốc đã triệu hồi đại sứ tại Lithuania, đồng thời đề nghị nước này cũng triệu hồi đại sứ tại Bắc Kinh về nước để phản đối việc Lithuania cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện.
Đại sứ Trung Quốc tại Lithuania Shen Zhifei (Ảnh: Twitter).
“Quyết định đó vi phạm trắng trợn tinh thần của thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Lithuania và làm xói mòn nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi hối thúc phía Lithuania ngay lập tức sửa đổi quyết định sai trái, thực hiện các biện pháp cụ thể để khắc phục thiệt hại và không mắc thêm sai lầm”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/8 nêu rõ.
Thông cáo cho biết thêm: “Chúng tôi cũng cảnh báo giới chức Đài Loan rằng độc lập cho Đài Loan là ngõ cụt và bất cứ nỗ lực nào nhằm vào các hoạt động ly khai chắc chắn sẽ thất bại”.
Trung Quốc đã triệu hồi đại sứ tại Lithuania Shen Zhifei và đề nghị Lithuania cũng triệu hồi đại sứ của họ tại Bắc Kinh để phản đối việc quốc gia châu Âu này và đảo Đài Loan có kế hoạch mở văn phòng đại diện ở hai bên.
Video đang HOT
Hôm 20/7, ông Joseph Wu, đại diện cơ quan ngoại giao Đài Loan, cho biết Đài Loan và Lithuania sẽ lập văn phòng đại diện tại lãnh thổ của nhau trong năm nay nhằm nâng cao hợp tác kinh tế, thương mại và hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Thông báo ngay lập tức đã vấp phải sự chỉ trích của Bắc Kinh. Văn phòng Phụ trách vấn đề Đài Loan của Trung Quốc yêu cầu Lithuania “tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và không gửi tín hiệu sai lầm tới những lực lượng đòi độc lập cho Đài Loan”.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và tuyên bố sẵn sàng sáp nhập bằng mọi giá, kể cả bằng vũ lực. Ông Cui Hongjian, giám đốc Sở Nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế (Trung Quốc), cho biết việc Trung Quốc triệu hồi đại sứ ở các nước hiếm khi xảy ra. Lần gần đây nhất là vào năm 1995 khi Trung Quốc triệu hồi đại sứ tại Mỹ Li Daoyu sau khi Washington thông báo chuyến thăm của lãnh đạo Đài Loan.
Phản ứng với cảnh báo của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Lithuania cho biết, nước này lấy làm tiếc về động thái của Bắc Kinh, nhưng vẫn quyết tâm phát triển mối quan hệ với Đài Loan đồng thời tôn trọng nguyên tắc “Một Trung Quốc”.
Đại sứ Lithuania tại Trung Quốc Diana Mickeviciene nói với AFP rằng, văn phòng đại diện của Đài Loan ở Lithuania không vi phạm chính sách “Một Trung Quốc” bởi Đài Loan có văn phòng đại diện ở hầu hết các nước châu Âu.
Lithuania có dấu hiệu cải thiện quan hệ không chính thức với Đài Loan trong hai năm trở lại đây. Trong khi đó, mối quan hệ với Trung Quốc có chiều hướng căng thẳng khi đầu năm nay Lithuania rút khỏi cơ chế 17 1, một cơ chế do Bắc Kinh lập ra nhằm thúc đẩy thương mại và đối thoại giữa Trung Quốc với các nước Trung và Đông Âu.
Nhận định về căng thẳng giữa Trung Quốc và Lithuania, ông Wang Yiwei, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Âu của Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng: “Bước tiếp theo có thể là cắt quan hệ nếu Lithuania tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan”.
Trung Quốc dọa đáp trả vụ Mỹ bán lô vũ khí 750 triệu USD cho Đài Loan
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, nước này sẽ cung cấp 2 tỷ liều vắc xin cho các nước khác trong năm 2021.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Theo Reuters, trong một thông điệp bằng văn bản gửi đến một diễn đàn hợp tác quốc tế về vắc xin Covid-19 ngày 5/8, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc cam kết sẽ cung cấp cho thế 2 tỷ liều vắc xin Covid-19 trong năm nay và tài trợ 100 triệu USD cho sáng kiến chia sẻ vắc xin COVAX của Liên Hợp Quốc nhằm đối phó biến chủng Delta.
Trước đó, tại hội nghị y tế toàn cầu hồi tháng 5, ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc đã cung cấp 300 triệu liều vắc xin cho hơn 80 quốc gia, và dành 2 tỷ SSD hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó đại dịch, phục hồi kinh tế. Bắc Kinh cũng cam kết dành 3 tỷ USD trong vòng 3 năm tới để hỗ trợ các nước đang phát triển.
Tao Lina, một chuyên gia về vắc xin tại Thượng Hải, cho biết Trung Quốc có thể sản xuất 5 tỷ liều mỗi năm và chỉ cần một nửa trong số đó để tiêm chủng cho khoảng 1,4 tỷ dân. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể cung cấp một lượng lớn vắc xin cho thế giới.
Cam kết trên được đưa ra trong bối cảnh các nước trên thế giới tìm kiếm nguồn cung và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng nhằm đối phó sự lây lan của biến chủng Delta. Sự chênh lệch tỷ lệ tiêm chủng ở các nước thu nhập cao và thu nhập thấp ngày càng lớn là một trong những quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo WHO, trong tháng 5, tại các nước thu nhập cao, cứ 100 người thì có khoảng 50 liều vắc xin. Tỷ lệ này đến nay đã tăng gấp đôi. Trong khi đó, tại các nước thu nhập thấp, trung bình 100 người chỉ có 1,5 liều vắc xin do thiếu nguồn cung.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 4/8 kêu gọi các nước thu nhập cao tạm hoãn kế hoạch tiêm chủng liều thứ ba tăng cường để thế giới có cơ hội đạt mục tiêu tất cả các nước tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số vào cuối tháng 9.
"Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các chính phủ trong việc bảo vệ người dân của họ khỏi biến chủng Delta. Tuy nhiên, chúng ta không thể chấp nhận việc các quốc gia đã sử dụng phần lớn nguồn cung vắc xin toàn cầu lại tiếp tục sử dụng nhiều hơn, trong khi nhiều người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới chưa được bảo vệ. Chúng ta cần một sự đảo ngược ngay lập tức về việc phân phối vắc xin. Thay vì tập trung vào các nước thu nhập cao, hiện giờ vắc xin phải được ưu tiên cho các nước thu nhập thấp", ông Tedros nói.
Mặc dù vậy, một số nước vẫn rục rịch kế hoạch tiêm vắc xin liều bổ sung với hy vọng tăng cường mức độ bảo vệ cho người tiêm trước biến chủng Delta dễ lây lan. Israel đã trở thành quốc gia đầu tiên triển khai tiêm vắc xin mũi 3 cho người trên 60 tuổi. Pháp cũng có kế hoạch triển khai chiến lược này từ tháng 9 tới. Bộ Y tế Đức cũng dự định triển khai tiêm mũi 3 để tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch, người cao tuổi và những người ở viện dưỡng lão từ tháng sau.
Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan Mỹ điều khu trục hạm Benfold qua eo biển Đài Loan lần thứ 7 trong năm nay nhằm "thể hiện cam kết" với khu vực. Hạm đội 7 hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục USS Benfold đã thực hiện "chuyến di chuyển bình thường qua eo biển Đài Loan" hôm 28/7, khẳng định hành động này phù hợp với luật pháp...