Trung Quốc nói đưa tàu do thám đến gần khu vực tập trận quốc tế là ‘đúng luật’
Trung Quốc bị tố đưa tàu do thám đến cuộc tập trận hải quân quốc tế Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) ở ngoài khơi Hawaii do Mỹ đứng đầu, nhưng Bắc Kinh cho rằng động thái này đúng theo luật quốc tế.
Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan tham gia RIMPAC – Ảnh: Reuters
Quân đội Trung Quốc lần đầu tiên cử 4 tàu với khoảng 1.100 lính hải quân tham gia RIMPAC, nhưng Hải quân Mỹ cho rằng Bắc Kinh còn cử thêm một tàu do thám hoạt động gần khu vực tập trận, theo AFP ngày 21.7.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng hoạt động của tàu do thám là theo luật quốc tế, theo tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 21.7.
“Tàu của hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc hoạt động trong vùng biển bên ngoài lãnh hải của các quốc gia khác theo luật pháp và thông lệ quốc tế”, theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
4 tàu Trung Quốc tham gia RIMPAC bao gồm một tàu khu trục mang tên lửa, tàu khu trục nhỏ mang tên lửa, một tàu hậu cần và một tàu bệnh viện, chính thức tham dự RIMPAC bắt đầu vào ngày 26.6 và kết thúc vào ngày 1.8,
Các quan chức Mỹ sau đó cũng xác nhận tàu do thám Trung Quốc hoạt động hợp pháp, theo AFP.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trước đó, các quan chức và chuyên gia quân sự Mỹ từng bày tỏ quan ngại hải quân Trung Quốc lợi dụng cuộc tập trận để tiếp cận các thông tin quân sự bí mật của Mỹ.
Theo TNO
Trung Quốc lợi dụng cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương để do thám Mỹ
Trung Quốc lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do Mỹ đứng đầu tổ chức, bắt đầu vào ngày 26.6. Các quan chức và chuyên gia Mỹ quan ngại Bắc Kinh lợi dụng cuộc tập trận này để do thám quân đội Mỹ và thu thập thông tin tình báo.
Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan - Ảnh: Reuters
Tổng cộng 49 tàu chiến (tàu nổi), 6 tàu ngầm, trên 200 máy bay và 25.000 binh sĩ các nước sẽ tham dự RIMPAC, theo trang tin The Washington Free Beacon (Mỹ).
RIMPAC được tổ chức 2 năm một lần, bắt đầu vào ngày 26.6 và kết thúc vào ngày 1.8, diễn ra ở vùng biển quanh đảo Hawaii của Mỹ.
Có 21 tàu chiến Hải quân Mỹ tham gia RIMPAC, bao gồm tàu sân bay USS Ronald Reagan và các tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường cùng các tàu tuần dương.
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) điều động 3 tàu chiến và một tàu bệnh viện đến tham gia tập trận.
Các quan chức và chuyên gia quân sự Mỹ đã bày tỏ quan ngại Hải quân PLA lợi dụng cuộc tận trận để tiếp cận các thông tin quân sự bí mật của Mỹ.
Ông Randy Forbes, một quan chức cấp cao thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, cho biết ông phản đối việc Mỹ cho phép Trung Quốc tham gia RIMPAC.
"Những cuộc tận trận quân sự nên dành cho các đồng minh, đối tác và những quốc gia khác quan tâm đến sự đóng góp tích cho an ninh khu vực", ông Forbes nói.
"Nhưng những hành vi Trung Quốc đối với các nước láng giềng ở châu Á - Thái Bình Dương khiến tôi cảm thấy họ không nên được trao cơ hội tham gia một cuộc tập trận danh tiếng như thế này", ông Forbes cho biết thêm.
Chủ tịch tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, ông Dana Rohrabacher, nói việc cho phép Trung Quốc tham gia RIMPAC sẽ đe dọa nền an ninh nước Mỹ.
Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải ở châu Á, thể hiện sự thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế và làm leo thang căng thẳng trong khu vực thời gian qua, ông Forbes nói.
Cụ thể là Trung Quốc tăng cường các hành vi khiêu khích nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" nuốt trọn gần hết biển Đông. Bắc Kinh còn ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm chìm tàu Việt Nam.
Ngoài ra, tàu chiến Trung Quốc từng đụng độ với tàu chiến Mỹ trên biển Đông. Hồi tháng 12.2013, tàu chiến Trung Quốc cắt ngang hướng di chuyển của tàu tuần dương Mỹ USS Cowpens ở khoảng cách chỉ hơn 90m trên biển Đông. Tàu USS Cowpens đã buộc phải chuyển hướng để tránh va chạm với tàu chiến Trung Quốc.
Còn ở biển Hoa Đông, Trung Quốc điều chiến đấu cơ bay áp sát máy bay chiến đấu Nhật Bản. Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Ông Rick Fisher, chuyên gia nghiên cứu về quân đội Trung Quốc, nhận định RIMPAC tạo cơ hội cho PLA thu thập các thông tin tình báo của quân đội Mỹ.
PLA có thể theo dõi Hải quân Mỹ phối hợp với các đồng minh như thế nào, điều này rất có lợi cho Bắc Kinh nếu xung đột xảy ra, theo ông Fisher.
The Washington Free Beacon cho hay trong số tàu chiến Trung Quốc điều động tham gia RIMPAC, có Type 054A, một tàu khu trục nhỏ tàng hình đầu tiên của PLA và khu trục hạm Type 052C được đánh giá là có sức mạnh tương đương với tàu khu trục được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ.
Trong giai đoạn cuối thập niên 1990 và đầu 2000, Trung Quốc đã trộm bí mật quân sự của Mỹ liên quan đến Aegis, hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược tối tân của quân đội Mỹ.
Ông Fisher lưu ý trong nhiều thập kỷ trao đổi quân sự với Trung Quốc chỉ diễn ra một phía, Mỹ cho Trung Quốc xem các vũ khí tối tân nhất trong khi quan chức quân đội Mỹ đến thăm Trung Quốc đều bị từ chối tiếp cận các vũ khí hiện đại của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc tham gia RIMPAC sẽ không dẫn đến một mối quan hệ tốt đẹp vốn phải dựa trên sự hợp tác hoặc minh bạch vì mục tiêu chính của Bắc Kinh là muốn thay thế sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, theo ông Fisher.
Theo TNO
Được mời diễn tập hải quân, TQ vẫn cử tàu do thám Mỹ Tàu do thám Trung Quốc lởn vởn để thăm dò cuộc diễn tập RIMPAC dù họ đã được Mỹ mời tham gia. Ngày 20/7, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, một quan chức hải quân của Mỹ cho biết mặc dù đã được mời tham gia cuộc tập trận trận hải quân lớn nhất thế giới do Mỹ tổ chức, Trung Quốc...