Trung Quốc “nổi đóa” vì bị quy trách nhiệm vấn đề Triều Tiên
Trung Quốc đã chỉ trích việc phương Tây và các đồng minh những tuần gần đây đưa ra học “thuyết quy trách nhiệm Trung Quốc” trong vấn đề Triều Tiên, đặc biệt là sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần 6.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí cần xử lý thỏa đáng nhằm ngăn chặn tình trạng bất ổn trên bán đảo Triều Tiên thông qua giải pháp ngoại giao. (Ảnh minh họa: Reuters)
Phản pháo “học thuyết trách nhiệm Trung Quốc”
Reuters dẫn lời Ruan Zongze, một cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc và hiện là chuyên gia Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cho biết: “Mỹ phải chịu trách nhiệm của mình, đừng nhắm mắt gây sức ép lên Trung Quốc để thử thách và khống chế Triều Tiên”.
Ông Ruan nhấn mạnh, bất chấp tính chất nghiêm trọng của vụ thử hạt nhân hôm qua của Triều Tiên, Trung Quốc có thể sẽ ủng hộ các hành động cứng rắn mới với Triều Tiên như cắt nguồn cung dầu, nhưng Bắc Kinh cũng sẽ làm rõ rằng các bên khác cũng cần tăng cường hành động.
Trong tuần qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục phản pháo việc phương Tây và Nhật Bản kêu gọi Bắc Kinh hành động hơn nữa để kiềm chế Triều Tiên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hồi tháng 7 cũng từng nói: “Họ đòi hỏi người khác phải hành động, nhưng chính bản thân họ lại không làm gì cả. Điều đó không ổn chút nào. Bắc Kinh thực sự không muốn bị đâm sau lưng”.
Video đang HOT
Bắc Kinh cũng cho rằng, các lệnh trừng phạt quốc tế không có nhiều hiệu quả ngăn chặn chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên. “Một mặt, các lệnh trừng phạt tiếp tục được thực thi thông qua các nghị quyết (của Liên Hợp Quốc), mặt khác Triều Tiên vẫn tiếp tục các chương trình hạt nhân và tên lửa”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói.
Việc Trung Quốc phản pháo lời kêu gọi của phương Tây nhằm gây sức ép với Triều Tiên làm dấy lên hoài nghi về việc Trung Quốc sẵn sàng ủng hộ các lệnh trừng phạt bổ sung với Bình Nhưỡng.
Nga-Trung “xử lý thỏa đáng” vấn đề Triều Tiên
Bên lề hội nghị BRICS, không lâu sau vụ thử hạt nhân lần 6 của Triều Tiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí quan điểm rằng cần xử lý thỏa đáng nhằm ngăn chặn tình trạng bất ổn trên bán đảo Triều Tiên thông qua giải pháp ngoại giao.
Tân Hoa xã cho biết: “Hai nhà lãnh đạo nhất trí theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên để duy trì liên hệ và hợp tác nhằm ứng phó với tình hình mới”.
Trong khi đó, RT dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, các động thái hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Triều Tiên hôm 3/9 tuyên bố vừa tiến hành một vụ thử hạt nhân. Bình Nhưỡng nói đây là một vụ thử bom nhiệt hạch được thiết kế trang bị cho tên lửa đạn đạo liên lục địa mới phát triển, gọi vụ thử là một “thành công hoàn hảo”.
Giới chuyên gia cho rằng, vụ thử hạt nhân hôm nay của Triều Tiên mạnh nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết, rung chấn được phát hiện gần bãi thử của Triều Tiên hôm nay mạnh gấp khoảng 10 lần so với các vụ trước đó.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, đây có thể không phải một vụ thử bom hạt nhân như tuyên bố của Bình Nhưỡng. Một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, giới chức nước này cần thêm thời gian để có thể đánh giá, phân tích toàn diện quy mô, tính chất vụ nổ hạt nhân hôm nay của Triều Tiên.
Minh Phương
Theo Dantri
Tổng thống Trump: Mỹ sẵn sàng dùng hạt nhân để bảo vệ mình và đồng minh
Nhà Trắng ngày 3/9 dẫn tuyên bố của Tổng thống Donald Trump cho biết, Mỹ sẵn sàng sử dụng toàn bộ năng lực của mình và thậm chí năng lực hạt nhân nếu Triều Tiên tiếp tục đe dọa Washington và đồng minh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Theo hãng tin RT, trong một thông cáo phát đi hôm qua không lâu sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, Nhà Trắng cho biết: "Tổng thống Trump tái khẳng định cam kết của Mỹ bảo vệ lãnh thổ quốc gia và đồng minh bằng toàn bộ năng lực ngoại giao, năng lực thông thường và cả năng lực hạt nhân".
Thông cáo đưa ra sau cuộc điện đàm khẩn giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hai nhà lãnh đạo đã lên án vụ thử hạt nhân lần 6 hôm qua của Triều Tiên.
Trong cuộc điện đàm, ông Trump một lần nữa khẳng định lại cam kết bảo vệ an ninh của Mỹ với các đồng minh trong khu vực trước các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.
Vài giờ sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, Tổng thống Trump đã nhóm họp với Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và giới chức quân đội cấp cao khác.
Sau cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Mattis cảnh báo, Mỹ sẽ đáp trả quân sự mạnh mẽ nếu Mỹ hay các đồng minh bị tấn công. Người đứng đầu Lầu Năm Góc nhấn mạnh, mặc dù Mỹ "không có ý định hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên, nhưng vẫn để ngỏ nhiều phương án.
"Bất cứ mối đe dọa nào nhằm vào Mỹ hay lãnh thổ của Mỹ, trong đó có đảo Guam, hay lãnh thổ của đồng minh, sẽ phải hứng chịu sự đáp trả quân sự mạnh mẽ của Washington, một cuộc đáp trả hiệu quả và lấn át", ông Mattis nói.
Về phần mình, khi được hỏi liệu Mỹ có ý định tấn công Triều Tiên hay không, Tổng thống Trump nói: "Chúng ta cứ chờ xem".
Bình luận trên Twitter, ông Trump cũng chỉ trích vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, cho rằng đây là "mối đe dọa lớn và là nỗi hổ thẹn của Trung Quốc". Người đứng đầu Nhà Trắng cũng cho biết, Mỹ đang cân nhắc ngừng giao thương với tất cả các quốc gia có quan hệ làm ăn với Triều Tiên.
Minh Phương
Theo RT
Ông Trump "lấp lửng" về kế hoạch tấn công Triều Tiên Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tỏ ra rất tức giận sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần 6. Điều nhiều người quan tâm lúc này là liệu ông có ý định tiến hành một cuộc tấn công Bình Nhưỡng hay không. Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters) Báo Guardian của Anh cho biết, không lâu sau vụ thử hạt nhân...