Trung Quốc nói 52 nước ủng hộ luật an ninh Hong Kong
Trung Quốc cho biết Cuba ra tuyên bố chung tại phiên họp Hội đồng Nhân quyền LHQ để ủng hộ luật an ninh Hong Kong và được 51 nước ký.
“Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền là nguyên tắc thiết yếu được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và là chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế”, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua dẫn lời đại diện của Cuba đọc tuyên bố chung tại phiên họp thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 30/6.
Theo Xinhua, Cuba ra tuyên bố chung để hoan nghênh việc Trung Quốc thông qua Đạo luật Bảo vệ An ninh Quốc gia tại Đặc khu hành chính Hong Kong và được 51 nước ký, như Pakistan, Myanmar, Ai Cập, Cameroon, Venezuela, Belarus… Hãng tin cho rằng số quốc gia ủng hộ sẽ tăng trong những ngày tới.
Người Hong Kong ủng hộ luật an ninh tuần hành ăn mừng ở Vịnh Causeway hôm 30/6 sau khi luật được thông qua. Ảnh: Xinhua.
Video đang HOT
Tuyên bố chung cũng cho rằng việc ban hành luật an ninh đảm bảo sự ổn định, thịnh vượng cho Hong Kong và các quyền hợp pháp của người dân Hong Kong được đảm bảo. “Hong Kong là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và các vấn đề Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, không có sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài”, tuyên bố cho hay.
Trong khi đó, trước Cuba, 27 nước tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, gồm Australia, Anh, Pháp, Đức, Nhật, bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong và đề nghị Trung Quốc xem xét lại luật này.
Luật an ninh Hong Kong được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký thông qua chiều 30/6 sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua tại kỳ họp lần thứ 20. Vài giờ sau khi ông Tập ký luật, chính quyền Hong Kong cũng thông qua và công bố chi tiết các điều khoản của luật mới.
Luật này hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhiều nghị sĩ Mỹ thể hiện sự bất bình khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới. Liên minh châu Âu (EU) nói luật có nguy cơ gây suy yếu nghiêm trọng mức độ tự trị cao của Hong Kong, đồng thời tác động tiêu cực đến sự độc lập tư pháp và pháp trị tại đặc khu, trong khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng luật an ninh mới đã làm suy yếu quyền tự trị của đặc khu.
Hàng nghìn người Hong Kong hôm nay xuống đường biểu tình phản đối luật an ninh và yêu cầu Bắc Kinh rút lại luật. C ảnh sát sử dụng vòi rồng, hơi cay để giải tán đám đông và bắt ít nhất hai người vi phạm luật mới.
Đài Loan mở văn phòng đặc biệt hỗ trợ người Hong Kong
Đài Loan khai trương văn phòng đặc biệt nhằm giải quyết các trường hợp cư dân muốn rời đặc khu hành chính Hong Kong để tới hòn đảo.
Chính quyền Đài Loan cho mở Văn phòng trao đổi và dịch vụ Đài Loan - Hong Kong tại hòn đảo hôm nay, nhằm giải quyết các đơn đăng ký của những người Hong Kong muốn ở lại Đài Loan vì "lý do chính trị". Động thái được đưa ra sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh Hong Kong hôm qua.
"Đây là cột mốc quan trọng để chính quyền Đài Loan cho thấy sự ủng hộ của mình đối với nền dân chủ và tự do của Hong Kong", Chen Ming-tong, chủ tịch cơ quan chính sách về Đại lục của Đài Loan, nói với các phóng viên hôm nay.
"Cả thế giới cần quan tâm về luật", ông Chen nói, thêm rằng văn phòng nói trên không phải một dự án "giải cứu" người Hong Kong, nhưng sẽ giải quyết các yêu cầu người Hong Kong muốn học tập, làm việc hay các công ty muốn đầu tư vào Đài Loan. Văn phòng bắt đầu hoạt động từ 1/7, ngày Anh trao trả Hong Kong về Trung Quốc đại lục.
Văn phòng trao đổi và dịch vụ Đài Loan - Hong Kong được khai trương tại Đài Loan, hôm nay. Ảnh: AFP.
Khoảng 5.000 người Hong Kong đã chuyển tới Đài Loan năm ngoái, sau khi đặc khu hành chính này rung chuyển bởi các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, sau chuyển thành phản đối chính quyền. Chính quyền Đài Loan tuyên bố sẽ chi trả "các chi phí cần thiết" cho những người đến hòn đảo vì lý do chính trị tự do và sự an toàn đang bị đe dọa. Đài Loan không có điều luật tị nạn cụ thể và chính quyền sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong các trường hợp cụ thể.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tháng trước cam kết giúp người Hong Kong rời đi do những gì bị coi là thắt chặt kiểm soát của Trung Quốc, với các hành động chuẩn bị cho luật an ninh Hong Kong. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối động thái trên của bà Thái.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Việc lãnh đạo Thái Anh Văn cùng các quan chức dưới quyền hỗ trợ biểu tình ở Hong Kong làm trầm trọng thêm quan hệ vốn không tốt giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Bắc Kinh cũng cáo buộc những người ủng hộ Đài Loan ly khai thông đồng với người biểu tình ở Hong Kong.
Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc đại lục hôm 19/6 chỉ trích kế hoạch của Đài Loan nhằm giúp những người Hong Kong muốn di cư, cho rằng họ có thể gây hại cho hòn đảo. Cơ quan này tuyên bố việc thành lập cơ quan đặc biệt của Đài Loan nhằm trợ giúp người Hong Kong muốn di cư tới hòn đảo là "âm mưu chính trị nhằm can thiệp vào các vấn đề Hong Kong, phá hoại sự ổn định và sự phồn thịnh của đặc khu".
Luật an ninh Hong Kong vừa áp dụng có gì đặc biệt? Trung Quốc vừa công bố chi tiết Luật an ninh Hong Kong, chính thức có hiệu lực vào 23 giờ (tức 22 giờ Việt Nam) ngày 30/6. Hôm 30/6, Trung Quốc chính thức thông qua và áp dụng Luật an ninh Hong Kong, tạo tiền đề cho những thay đổi căn bản nhất đối với đặc khu kinh tế này, kể từ khi...