Trung Quốc “nổ” về khả năng J-20 có thể đánh bại F-22 của Mỹ
Tờ Global Times đưa tin, mặc dù F-22 Raptor của Không quân Mỹ có sức mạnh vượt trội trong các cuộc không kích vào mục tiêu Nhà nước Hồi giáo ở Syria, nhưng nó có thể bị chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc đánh bại.
Cất cánh từ căn cứ không quân của Mỹ ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hồi cuối tháng 9, chiếc F-22 của Phi đội 27 đã sử dụng bom định vị vệ tinh công nghệ cao để không kích vào miền bắc Syria. Đây là nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên của F-22, tuy nhiên, Global Times cho biết những chiếc máy bay này không có thùng nhiên liệu hỗ trợ và luôn phải có một máy bay tiếp nhiên liệu KC-10 đi kèm.
Chiếc F-22 được tiếp nhiên liệu trong cuộc chiến ở Syria.
Global Times cho biết, F-22 có khả năng tiêu diệt tất cả các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 bao gồm F-15, F-16 và F/A-18 trong các cuộc tập trận, nhưng nó không thể bằng các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 như chiếc Eurofighter Typhoon và Dassault Rafale.
Video đang HOT
Ngoài ra, F-22 còn không có màn hình hiển thị trong mũ của phi công để hỗ trợ cận chiến trên không chống lại các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 khác. Thêm vào đó, F-22 cũng không có hệ thống tìm kiếm và theo dõi trên không hợp lý do việc cắt giảm ngân sách quân sự của Mỹ.
Do vậy, bài báo trên Global Times kết luận rằng chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc có thể đánh bại F-22 của Mỹ.
Tuy nhiên, tờ Want China Times cho rằng Global Times đã phán đoán quá vội vàng vì loại máy bay J-20 hiện tại còn chưa đưa vào sản xuất, nói chi đến việc tiến hành tác chiến thực địa như F-22.
Một nguồn tin từ doanh nghiệp hàng không Trung Quốc cũng nói rằng hệ thống điện tử trên J-20 có nguồn gốc từ Mỹ cùng với sự giúp đỡ của Israel.
Bên cạnh đó, các chiến đấu cơ của Trung Quốc hiện vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào Nga vì nó chưa sản xuất được loại động cơ đủ mạnh và đáng tin cậy.
Hà Phương
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc sở hữu tên lửa hạt nhân có khả năng vươn tới Mỹ?
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 1/8 thừa nhận, quân đội nước này đang sở hữu một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Theo hãng thông tấn nhà nước Global Times của Trung Quốc, một trung tâm giám sát môi trường của chính phủ Trung Quốc ở Thiểm Tây cho biết trong một bản tóm tắt công tác được đăng trên trang web của cơ quan này từ ngày 9-13/6 rằng, trung tâm này đang hoàn tất kiểm tra các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường tại một cơ sở quân sự ở tỉnh. Cơ sở quân sự này được cho là đang phát triển các tên lửa Đông Phong-41 (DF-41).
Global Times thừa nhận trước đó, tờ báo này không hề biết về sự tồn tại của DF-41 trong quân đội Trung Quốc. "Trong khi Mỹ tiếp tục tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa của mình thì việc phát triển vũ khí hạt nhân thế hệ thứ ba có khả năng mang nhiều đầu đạn đang là xu hướng", báo này dẫn lời một nhà phân tích quân sự nói.
Tuy nhiên, ngay sau đó, thông tin này đã bị gỡ bỏ khỏi tất cả các trang tin của Trung Quốc, trong đó có cả Global Times và website của trung tâm giám sát môi trường trên cũng bị đóng sập.
DF-41 được thiết kế với tầm bắn 12.000 km và là một trong những tên lửa có phạm vi hoạt động xa nhất thế giới. Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 6, vũ khí này có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân để tấn công đồng thời đa mục tiêu.
Trong khi đó, hồi tháng 6, Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra báo cáo nhận định: "Nó có khả năng mang theo các phương tiện chứa nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập (MIRV module MIRV có thể chứa nhiều đầu đạn hạt nhân khác và khi tấn công, các đầu đạn sẽ tách riêng đánh vào những mục tiêu khác nhau)".
Loại tên lửa tầm xa nhất trước đây của Trung Quốc là DF-5A, nhưng chỉ có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đơn lẻ, tầm bắn 12.000 km theo tạp chí quốc phòng Jane's. DF-5A được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1971, phải nạp nhiên liệu mất 2 tiếng trước khi bắn, hạn chế hiệu quả hoạt động.
Theo Việt Báo
Trung Quốc coi Nhật là mục tiêu chính ở vùng phòng không Tờ báo nhà nước Trung Quốc khẳng định Nhật Bản là mục tiêu chính trong vùng nhận dạng phòng không mới thiết lập và kêu gọi "các biện pháp đối phó kịp thời và không do dự" nếu Tokyo thách thức. Chiến đấu cơ F-15 Eagle của Nhật. Ảnh: Wikipedia "Chúng ta nên tiến hành các biện pháp đối phó kịp thời và...