Trung Quốc nỗ lực trùng tu và phục hồi các di tích lịch sử, văn hóa

Theo dõi VGT trên

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, hiện Trung Quốc đã cơ bản hình thành hệ thống bảo vệ di sản văn hóa lịch sử thành thị và nông thôn đặc sắc rõ ràng, đa dạng chủng loại phong phú, số lượng lớn.

Trung Quốc nỗ lực trùng tu và phục hồi các di tích lịch sử, văn hóa - Hình 1
Công trình kiến trúc cổ tại Trung Quốc. Ảnh: Công Tuyên/Pv TTXVN tại Trung Quốc

Theo Bộ Nhà ở và Xây dựng Đô thị Nông thôn Trung Quốc, hiện nước này có 142 thành phố, 312 thị trấn, 487 làng văn hóa lịch sử; 8.155 ngôi làng truyền thống và hơn 1.200 khu phố văn hóa lịch sử. Cả nước hiện có 67.200 kiến trúc lịch sử đã được nhà nước công nhận.

Trong việc xây dựng thành phố và nông thôn, Trung Quốc đã chuyển đổi quan niệm quản lý từ “phá bỏ – cải tạo – lưu giữ” thành “lưu giữ, cải tạo, phá bỏ”, giữ lại một loạt khu phố cũ, phố cổ, ngõ cũ, giữ lại nếp sống xưa.

Chính quyền Bắc Kinh cũng đã thực hiện các dự án thí điểm bảo vệ và sử dụng các kiến trúc lịch sử, tổ chức và thực hiện các dự án cải thiện môi trường toàn diện tại các khu phố lịch sử và văn hóa… Điều này không chỉ cải thiện môi trường sống, mà còn bảo vệ di sản lịch sử và văn hóa, làm cho các thành phố trở nên đặc sắc và hấp dẫn hơn.

Lãnh đạo Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị – Nông thôn Trung Quốc cho biết, trong thời gian tới, bộ này sẽ tập trung vào bảo vệ, sử dụng, giám sát và xây dựng nền tảng, đồng thời hướng dẫn chính quyền địa phương tiếp tục tăng cường điều tra và công nhận các kiến trúc lịch sử; đưa các kiến trúc lịch sử và di sản văn hóa thuộc nhiều loại hình, thuộc các giai đoạn lịch sử khác nhau, mang tính đặc trưng của địa phương vào Danh sách bảo vệ, nhằm đảm bảo di sản lịch sử, văn hóa quan trọng của từng thời kỳ được bảo vệ một cách có hệ thống.

Bên cạnh đó, bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc bảo vệ, tu bổ, sửa chữa và phục hồi các khu phố di tích lịch sử, văn hóa cũng như các công trình kiến trúc lịch sử; khuyến khích chính quyền địa phương sử dụng nhiều hơn các phương pháp cải tạo vi mô, để bù đắp những thiếu sót về cơ sở hạ tầng và cơ sở dịch vụ công cộng.

Video đang HOT

Trùng tu di tích - kinh nghiệm từ nước Pháp

Theo thống kê, nước Pháp có hơn 45.600 cơ sở di tích, di sản, trong đó phần lớn là các nhà thờ, thánh đường và lâu đài cổ.

Để huy động nguồn vốn cho các hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích, bên cạnh phần đóng góp đáng kể của ngân sách địa phương, chính quyền Paris còn huy động sự tài trợ của các doanh nghiệp, hội đoàn, cùng sự đóng góp của người dân và khách du lịch.

Trùng tu di tích - kinh nghiệm từ nước Pháp - Hình 1
Mặt t.iền nhà thờ nhà thờ Sainte-Trinité được quây lại để trùng tu.

Trùng tu, tôn tạo di tích là những công việc tưởng không khó, nhưng kỳ thực lại khó không tưởng. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, vừa phải trân trọng lịch sử, vừa bảo tồn gìn giữ được nguyên gốc của di sản. Phóng viên TTXVN tại Pháp đã tìm hiểu kinh nghiệm của nước Pháp, nơi hàng năm có hơn 45.600 di tích cần được bảo tồn.

Nhà thờ thánh nữ Sainte-Trinité ở quận 9 (thủ đô Paris) đang được quây lại để trùng tu khu vực mặt t.iền và các tháp chuông. Giàn giáo bao phủ từ dưới đất lên đến chóp nhà thờ, cao 67m. Tiến hành từ năm 2018 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2027, công trình trùng tu nhà thờ Sainte-Trinité hiện đang được coi là dự án bảo tồn di tích lớn nhất Paris hiện nay, với số vốn đầu tư lên đến 25 triệu euro.

Các hạng mục trùng tu bao gồm việc sửa chữa và gia cố các bức tường, kính màu, các bức tượng và tác phẩm điêu khắc bị hư hỏng; làm sạch toàn bộ mặt t.iền và bề mặt ngoài của nhà thờ; bổ sung các chi tiết hoa văn trang trí bị bong tróc hoặc vỡ, hỏng; tạc mới tượng 4 nhà truyền giáo giống hệt phiên bản cũ để đặt ở bốn góc của tháp chuông, thay thế cho những bức tượng cũ đã bị xuống cấp nghiêm trọng; chống thấm mái sân thượng bằng tấm chì; trùng tu các bức họa tiết tráng men phía trên cửa ra vào chính và mặt đồng hồ cổ; phục hồi các tấm lá chắn kim loại trên tháp chuông nhà thờ...

Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Pháp, ông Jean Rochard, Tổng công trình sư dự án nhà thờ Sainte-Trinité, cho biết đây là gói trùng tu lớn nhất Paris hiện nay. Nhà thờ được xây dựng từ giữa thế kỷ 19 bằng loại đá giòn và dễ vỡ nay đã bị xuống cấp nặng nề theo thời gian. Một số lượng lớn những phiến đá này đã bị hư hỏng, cần phải tu bổ hoặc thay thế. Nhiều phiến đá có kích thước lớn, nặng đến tận 2-3 thậm chí 4 tấn, nên không dễ gì tìm được những phiến đá tương tự. Và nếu có tìm được thì việc vận chuyển và thay thế các phiến đá cũng rất vất vả, vì không gian sửa chữa hạn chế với giàn giáo nhỏ hẹp, khó vận chuyển nguyên vật liệu.

Trùng tu di tích - kinh nghiệm từ nước Pháp - Hình 2
Sau khi được tu bổ và làm sạch, các bức tượng và tháp chuông nhà thờ Sainte-Trinité đã có diện mạo mới.

"Không chỉ dùng cần cẩu, trục nâng hoặc thang máy để đưa các phiến đá cồng kềnh lên cao, nhiều khi chúng tôi phải huy động sức người để có thể đặt các phiến đá, các pho tượng vào vị trí của chúng. Đây là một thách thức rất lớn đối với công việc tu bổ các di tích trong thành phố", ông Jean Rochard tâm sự.

Ông cho biết thêm: "Ngay cả việc tìm kiếm vật liệu tương ứng với vật liệu cũ cũng là một điều không dễ dàng. Về gạch ngói, chúng tôi thường cố gắng giữ và sử dụng tối đa các viên cũ, chỉ thay khi cần thiết. Với những viên bị hỏng, vỡ buộc phải thay thì chúng tôi tìm những vật liệu cùng chủng loại. Nếu không tìm được loại giống như nguyên gốc, thì chúng tôi phải đặt làm bằng công nghệ nung truyền thống để có thể có vật liệu giống hệt, và chi phí cho hạng mục này thường rất đắt".

Một trong những công việc nặng nề và đòi hỏi nhiều sự tỉ mẩn, đó là việc lau chùi làm sạch các bức tường, vốn đã trở nên xám xịt, cáu bẩn, sau hàng thế kỷ phải hứng chịu nắng, gió và đặc biệt là khói bụi ô nhiễm của thành phố. Theo ông Jean Rochard, với các công trình trùng tu di tích cổ bằng đá như ở nhà thờ Sainte-Trinité, công nhân sẽ dán một lớp keo "cataplasme". Khi lớp keo này khô lại, sẽ hút phần lớn những lớp bụi bẩn trên bề mặt tường đá của nhà thờ. Sau khi bóc tách, lớp keo này sẽ mang phần lớn những bụi bẩn đó đi.

Ở công đoạn tiếp theo, tường sẽ được tẩy sạch bằng công nghệ thủy lực để loại bỏ hết bụi bẩn còn lại mà không ảnh hưởng tới công trình, đồng thời cũng tránh gây ô nhiễm môi trường. Cuối cùng bức tường sau khi đã được tẩy sạch, sẽ được phun một loại dung dịch cát siêu mịn để bảo vệ và nhờ đó những bức tường đen đủi trước kia sẽ có được diện mạo sáng sủa như lúc ban đầu. Giá trị của di sản đòi hỏi từng người thợ phải làm việc cẩn thận, tỉ mẩn và kỹ lưỡng với một tinh thần trách nhiệm cao.

Trùng tu di tích - kinh nghiệm từ nước Pháp - Hình 3
Nhà điêu khắc Sabine Cherki đang mải miết trùng tu một viên đá hoa văn đính ở đình vòm nhà thờ Saint-Eustache.

Nếu như công việc trùng tu nhà thờ Sainte-Trinité chủ yếu là tu bổ, tôn tạo mặt t.iền và tường bên ngoài, thì tại nhà thờ Saint-Eustache ở quận 1 thủ đô Paris, việc trùng tu lại tập trung vào các bức tranh tường, các tác phẩm điêu khắc, họa tiết cột và mái vòm bên trong thánh đường, vốn đã trở nên xám xịt do bị ảnh hưởng của lớp bụi thời gian, khói nến và hương trầm. Theo Ban quản lý, công việc phục chế các tác phẩm nghệ thuật này được tiến hành từ năm 2019, nhưng đến nay cũng mới chỉ xong được một nửa các hạng mục. Công việc trùng tu đòi hỏi một sự cẩn thận và nghiêm túc nên không thể nóng vội.

Bà Ariel Bertrand, họa sĩ, chuyên gia về phục chế tranh tường, cho biết phần lớn các tác phẩm trong nhà thờ đều bị phủ một lớp bồ hóng và muội than, nhiều bức bị bong tróc do khí hậu thay đổi. Nhiệm vụ của các chuyên gia phục chế là phải khôi phục tối đa nguyên gốc của các bức tranh. Chỉ vào tác phẩm "Thánh Saint-André trên cây thập tự", bà giải thích: "Với bức tranh này, trước tiên chúng tôi phải dùng keo đính lại tất cả các vẩy bị bong tróc để phục hồi nguyên trạng của bức tranh. Sau đó chúng tôi phải làm sạch bức tranh, từng tí một bằng chổi lông để loại bỏ tất cả bụi bẩn và bồ hóng. Những chỗ bị phai hoặc bay màu, sẽ phải "trang điểm" lại theo đúng tông màu gốc, và cuối cùng là phủ một lớp sơn dầu trong để bảo vệ bức tranh".

Theo bà Ariel Bertrand, nói thì đơn giản như vậy, nhưng công việc trùng tu tranh cổ đòi hỏi sự tỉ mẩn và kiên nhẫn. Mỗi ngày có 6-7 họa sĩ làm công việc này. Tùy vào khuôn khổ và mức độ xuống cấp của từng bức tranh, họ thường mất khoảng nửa năm cho việc phục chế một tác phẩm tranh tường ở đây.

Mải miết với một viên đá hoa văn đính ở đỉnh vòm nhà thờ, nhà điêu khắc Sabine Cherki cũng cho biết thêm rằng với các tác phẩm điêu khắc cổ, bà phải tham khảo các mẫu tương tự trong nhà thờ để tôn tạo giống hệt nguyên tác. "Đây không phải là chỗ để người nghệ sĩ có thể thăng hoa hoặc sáng tạo", bà nhấn mạnh.

Trùng tu di tích - kinh nghiệm từ nước Pháp - Hình 4
Vẻ đẹp nguyên bản của các bức tranh tường chái phía tây nhà thờ Saint Eustache đã được trả lại sau khi được trùng tu.

Để huy động nguồn vốn cho các hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích, bên cạnh phần đóng góp đáng kể của ngân sách địa phương, chính quyền Paris còn huy động sự tài trợ của các doanh nghiệp, hội đoàn, cùng sự đóng góp của người dân và khách du lịch. Theo ông Guillaume Lefevre, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý các công trình di tích văn hóa và lịch sử của thành phố Paris, trừ các công trình lớn như Nhà thờ Đức bà Paris thuộc sự quản lý của Nhà nước, thành phố Paris quản lý khoảng 100 nhà thờ, đền đài, miếu mạo lớn nhỏ.

Do đặc thù Paris là thủ đô của nước Pháp nên đa số các di sản ở thành phố này đều quan trọng và có lịch sử lâu đời, đòi hỏi việc duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

"Chúng tôi có đủ các loại công trình tu bổ, tôn tạo, từ lớn đến nhỏ, từ bảo dưỡng thường xuyên đến sửa chữa đại tu, từ vài ngàn euro đến vài chục triệu euro. Nguồn vốn huy động cho công việc này chủ yếu đến từ ngân sách của thành phố, tuy nhiên chính phủ cũng có đóng góp. Ví dụ như trong tổng số 25 triệu euros đầu tư cho công trình nhà thờ Sainte-Trinité, Bộ Văn hóa Pháp đóng góp 3,5 triệu", ông Guillaume Lefevre chia sẻ.

Theo thống kê, nước Pháp có hơn 45.600 cơ sở di tích, di sản, trong đó phần lớn là các nhà thờ, thánh đường và lâu đài cổ. Quỹ dành cho việc trùng tu các di tích này chiếm hơn 4,4% ngân sách 2024 của Bộ Văn hóa, tương đương với 490 triệu euro, một khoản t.iền vẫn còn khiêm tốn so với chi phí cần thiết để bảo trì các tượng đài, nhà thờ và các tác phẩm nghệ thuật, hiện đang được coi là của cải vô giá của đất nước này. Phải khẳng định việc duy tu bảo dưỡng các di sản văn hóa đòi hỏi một sự đầu tư lớn. Tốn, nhưng đó là việc mà Pháp hay bất kể quốc gia nào cũng cần phải làm để có thể gìn giữ di sản cho muôn đời sau.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bà Vanga lại đúng, ông Trump bị tấn công lần 2 và số cơn bão thực sự tăng nhanh?
22:23:01 16/09/2024
'Cơn sốt' Moo Deng kéo hàng chục nghìn người tới thăm sở thú Thái Lan
05:22:49 17/09/2024
Anh, Mỹ lo ngại Nga chia sẻ bí mật hạt nhân với Iran
05:34:02 16/09/2024
Số người trên 65 t.uổi của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục
06:00:18 16/09/2024
Thượng Hải đón cơn bão mạnh nhất trong 70 năm
12:55:36 16/09/2024
Hình ảnh Thượng Hải hứng chịu cơn bão mạnh nhất trong vòng 75 năm qua
15:10:53 16/09/2024
Cộng đồng người Việt tại Singapore lan tỏa tinh thần 'nhường cơm sẻ áo'
04:54:47 17/09/2024
Kế hoạch 3 điểm của Ukraine để đ.ánh bại UAV Nga
05:25:10 16/09/2024

Tin đang nóng

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời
17:13:14 17/09/2024
Hoàng Hường giúp b.é t.rai mồ côi nhưng bị gây khó dễ, bức xúc đòi lấy lại t.iền?
17:14:42 17/09/2024
Lệ Quyên thẳng mặt nhận xét nhan sắc Ngân 98, nói 1 câu khiến netizen chưng hửng
17:06:52 17/09/2024
MU 2024: Kỳ Duyên lọt mắt chuyên gia quốc tế, "đá văng" Campuchia - Philippines
17:56:51 17/09/2024
Song Hye Kyo bí mật kết hôn Lee Min Ho, thay đổi 1 điều cho xứng với đối phương?
16:57:24 17/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh "nức mũi" tự hào vì fan không phông bạt, kết quả sao kê gây choáng
16:35:31 17/09/2024
Nửa đêm, con gái mặc váy đỏ rực rỡ đi lại trong phòng khiến chồng tôi nổi đóa c.hửi mắng, còn tôi lực bất tòng tâm
16:19:41 17/09/2024
Hồng Nghiêu 'trai hư' sự nghiệp 'lẹt đẹt', lên xe hoa cùng 'kế hậu' Ngô Cẩn Ngôn
15:49:56 17/09/2024

Tin mới nhất

Israel mở rộng mục tiêu hoạt động quân sự

19:52:19 17/09/2024
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc giao tranh giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban vẫn diễn ra căng thẳng từ nhiều tháng qua.

Những mục tiêu ở Nga mà Ukraine có thể tấn công bằng tên lửa tầm xa

19:50:35 17/09/2024
Tính tới nay, Anh đã cung cấp cho Ukraine các tên lửa Storm Shadow, có tầm b.ắn khoảng 250km, nhưng Ukraine không thể sử dụng để b.ắn vào các mục tiêu quan trọng bên trong lãnh thổ Nga.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56

19:49:00 17/09/2024
Bộ trưởng Công Thương Lào cho biết thêm những sự kiện trên đã tạo cơ hội và thách thức đối với khu vực ASEAN, cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN trung bình là 4,1% trong năm 2023 và dự kiến sẽ tăng lên 4,6% trong năm 2024.

Điện Kremlin chỉ trích Meta liên quan đến lệnh cấm truyền thông nhà nước Nga

19:46:28 17/09/2024
Lệnh cấm này đ.ánh dấu sự leo thang mạnh mẽ trong các hành động của Meta công ty truyền thông xã hội lớn nhất thế giới, chống lại các phương tiện truyền thông nhà nước Nga

Mỹ hy vọng khôi phục đối thoại với Triều Tiên qua các nhà ngoại giao Thụy Điển

19:41:17 17/09/2024
Gần đây, Bộ Ngoại giao Thụy Điển thông báo một phái đoàn ngoại giao nước này đã quay trở lại Triều Tiên vào ngày 13/9 và có thể nối lại các công việc tại đại sứ quán.

Sắc màu cuộc sống: Trải nghiệm đi chợ Tết Trung Thu nơi xứ Hàn

19:39:17 17/09/2024
Tặng quà trong dịp Tết Trung thu cũng là nét văn hóa phổ biến ở Hàn Quốc. Nhân sâm, bánh gạo, hải sản sấy khô, thịt một nắng cũng là những set quà được nhiều người Hàn Quốc lựa chọn.

Phản ứng của các bên trước thông tin Thủ tướng Israel định thay Bộ trưởng Quốc phòng

19:37:08 17/09/2024
Diễn đàn gồm 200 doanh nghiệp hàng đầu này cảnh báo rằng sa thải ông Gallant cũng sẽ làm suy yếu Israel trong mắt kẻ thù và sẽ dẫn đến chia rẽ xã hội sâu sắc hơn trong nội bộ người dân.

Các tay s.úng tấn công trường huấn luyện cảnh sát ở thủ đô Bamako

19:33:34 17/09/2024
Chính quyền quân sự ở Mali đã củng cố quyền lực sau hai cuộc đảo chính vào năm 2020 và 2021, đồng thời cắt đứt quan hệ với cường quốc thuộc địa cũ là Pháp và trục xuất quân đội của nước này.

Cộng đồng người Việt tại Đức gửi gắm tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước

19:27:21 17/09/2024
Vui nhất là không chỉ đông đảo bà con khắp nơi mà cả người nước ngoài, đặc biệt là các thế hệ thứ hai, thứ ba cũng tham gia. Nhìn hình ảnh các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng hưởng ứng hoạt động thiện nguyện này thật ấm lòng.

Rơi trực thăng ở vùng Viễn Đông Nga, 3 người t.hiệt m.ạng

19:24:38 17/09/2024
20 người và 7 đơn vị kỹ thuật được huy động tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. Ngày 17/9, các lực lượng đã tìm thấy địa điểm nơi chiếc máy bay gặp nạn.

Nội các Thái Lan thông qua việc phát t.iền cho hơn 14 triệu người

19:22:41 17/09/2024
Gói kích thích 145,6 tỷ baht là trọng tâm trong nỗ lực của tân Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra nhằm phục hồi nền kinh tế tăng trưởng trung bình khoảng 2%/năm trong thập niên qua, chưa bằng một nửa tốc độ của nước láng giềng Indonesia.

Ukraine lên kế hoạch kéo dài thời gian huấn luyện cho tân binh

19:11:11 17/09/2024
Tin tức về việc kéo dài thời gian huấn luyện được đưa ra sau nhiều tháng có báo cáo cho thấy binh sĩ Ukraine không được huấn luyện đầy đủ để ra t.iền tuyến.

Có thể bạn quan tâm

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Jun Vũ đẹp tựa nàng thơ, một cặp vợ chồng "dính như sam" đ.ập tan tin đồn l.y h.ôn

Hậu trường phim

21:44:05 17/09/2024
Sau một thời gian dài khiến khán giả mong chờ, mới đây, tối ngày 17/9, bộ phim điện ảnh Cám đã chính thức ra mắt những khán giả đầu tiên ở sự kiện thảm đỏ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hari Won bị khán giả ồ ạt chất vấn vì nói MLee "nhường" ngôi vị Hoa hậu Miss Universe Vietnam?

Sao việt

21:39:01 17/09/2024
Mới đây, Hari Won đã chia sẻ lại đoạn clip hành trình thi Miss Universe Vietnam 2024 của MLee. Bà xã Trấn Thành còn dành cho đàn em nhiều lời nhận xét có cánh .

Người dân Lào Cai bật khóc khi nhận đồ ăn cứu trợ vì lý do đặc biệt, nhìn đội thiện nguyện càng nể phục

Netizen

21:37:47 17/09/2024
Thời gian vừa qua, các đội cứu trợ từ nhiều nơi vẫn đang liên tục đi đến những vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai để cùng bà con khắc phục.

3 năm sau khi l.y h.ôn, tôi nói "không" với 20 thói quen này và đã tiết kiệm được t.iền trả trước mua nhà

Sáng tạo

21:35:24 17/09/2024
Sau khi đổ vỡ hôn nhân và sắp xếp lại cuộc sống, chị Phương đã kiên quyết nói không với 20 thói quen cũ, để thoát khỏi tình cảnh không có t.iền tiết kiệm.

Demi Lovato thừa nhận lo lắng vì già đi

Sao âu mỹ

21:35:14 17/09/2024
Theo đó, nữ ca sĩ thừa nhận rằng bản thân đang lo lắng vì già đi nhưng không phải vì liên quan tới sự thay đổi ngoại hình.

Lamine Yamal quá đáng sợ

Sao thể thao

21:33:02 17/09/2024
Barcelona đã đúng khi từ chối lời đề nghị khổng lồ đến từ PSG khi đội bóng Pháp hỏi mua Lamine Yamal trong kỳ chuyển nhượng hè 2024.

Quan Hồng: "Hoa Trạch Loại" Vườn sao băng, làm lu mờ Trương Lăng Hách ở phim mới

Sao châu á

21:31:01 17/09/2024
Quan Hồng được biết đến và gắn liền với biệt danh nam thần thế hệ mới sau khi góp mặt trong Vườn sao băng 2018 . Anh được nhận xét sở hữu vẻ đẹp đúng chuẩn, phù hợp với gu thẩm mỹ của đại chúng.

Huyền Lizzie gây chú ý với vóc dáng mảnh mai tại sự kiện của John Kim

Phong cách sao

21:06:25 17/09/2024
Nữ diễn viên diện đầm lụa trắng ôm sát, hở vai, khoe vóc dáng vừa mảnh mai vừa gợi cảm tại sự kiện thời trang của phù thủy trang điểm John Kim.

Review cực nóng Cám: Màn trả thù đẫm m.áu của thiếu nữ đáng sợ nhất Việt Nam

Phim việt

21:06:19 17/09/2024
Dị bản Cám đúng là một phiên bản kinh dị đẫm m.áu và rùng rợn với nhiều cú bẻ lái gắt đến mức bay cả nón bảo hiểm.

Cựu Bí thư Bến Cát tiếp tục bị đề nghị truy tố

Pháp luật

21:02:35 17/09/2024
Hôm nay (17/9), một nguồn tin cho hay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã ban hành kết luận điều tra bổ sung đối với ông Nguyễn Hồng Khanh - cựu Bí thư Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Sắp hình thành bão số 4: Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị cảnh báo lũ quét, sạt lở

Tin nổi bật

21:02:03 17/09/2024
Trong 24-48 giờ tiếp theo, vùng gió mạnh của bão mở rộng đến vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, sóng biển cao từ 2-3m, vùng gần tâm bão từ 3-5m.