Quân đội Mỹ, Trung Quốc lần đầu cùng tham gia tập trận chung tại Brazil
Lần đầu tiên, binh sĩ Trung Quốc và Mỹ cùng tham gia cuộc tập trận chung Formosa tại Brazil.
Binh sĩ Mỹ trong một cuộc tập trận. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), Formosa là một trong những cuộc tập trận quân sự lớn nhất tại Mỹ Latinh. Cuộc tập trận thường niên này được tổ chức từ năm 1988, diễn ra gần thành phố Formosa, Brazil.
Trong cuộc tập trận Formosa năm 2023, quân đội Mỹ cử binh sĩ từ Bộ tư lệnh miền Nam tham dự, trong khi đó Trung Quốc tham gia với vai trò quan sát viên.
Tuy nhiên, đến năm nay, lần đầu tiên Mỹ và Trung Quốc cùng cử quân đội tham gia cuộc tập trận Formosa.
Video đang HOT
Người phát ngôn quân đội Brazil cho biết có 33 quân nhân thuộc Hải quân Trung Quốc và 54 binh sĩ Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận năm nay.
Bộ Quốc phòng Brazil xác nhận, ngoài Mỹ và Trung Quốc, binh sĩ từ Argentina, Pháp, Italy, Mexico, Nigeria, Pakistan, CH Congo và Nam Phi cũng góp mặt trong cuộc tập trận năm nay. Bộ Quốc phòng Brazil cho biết, khoảng 3.000 binh sĩ đã tham gia cuộc tập trận diễn ra từ ngày 4-17/9.
Quân đội Mỹ và Trung Quốc đã không tham gia tập trận chung với nhau kể từ năm 2016, khi Washington mời Bắc Kinh dự Tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) và Bắc Kinh cử 5 chiến hạm cùng 1.200 binh sĩ tham gia. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Mỹ không mời Trung Quốc tham gia RIMPAC.
Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo các quan chức quân đội cấp cao của Mỹ và Trung Quốc vào ngày 10/9 đã trao đổi qua video về nhiều vấn đề cùng quan tâm. Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, chỉ huy Chiến khu miền Nam Trung Quốc Wu Yanan và lãnh đạo Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Samuel Paparo đã có cuộc trao đổi qua video.
Việc Trung Quốc tham gia tập trận Formosa năm nay đán.h dấu bước tiến triển mới trong hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh và Brasilia. Tháng 7 vừa qua, Tướng Tomas Miguel Ribeiro Paiva, chỉ huy quân đội Brazil, đã đến thăm Bắc Kinh để tăng cường hợp tác trong đào tạo và khám phá hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ cùng công nghiệp quốc phòng.
Tổng thống Putin nêu tên các nước có thể hòa giải xung đột Ukraine
Tổng thống Vladimir Putin cho rằng Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil có thể trở thành trung gian hòa giải cho cuộc xung đột ở Ukraine nhờ quan hệ cân bằng với các bên.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok ngày 5/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa khẳng định Moscow chưa từng từ chối đàm phán với Ukraine, nhưng để nối lại tiến trình này, Kiev phải tuân thủ các điều khoản đã nêu tại vòng đàm phán Istanbul tháng 3/2022.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RiaNovosti
"Chúng tôi có sẵn sàng đàm phán với họ không? Chúng tôi chưa bao giờ từ chối, nhưng không phải dựa trên những yêu cầu nhất thời (của Ukraine) mà phải dựa trên những tài liệu đã được thống nhất và kí tắt ở Istanbul", ông Putin nói thêm.
Vài tuần sau khi xung đột nổ ra, phái đoàn Nga-Ukraine cuối tháng 3/2022 gặp gỡ ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để thương lượng. Ukraine khi đó dường như đồng ý đảm bảo quy chế trung lập và phi hạt nhân hóa với điều kiện được bảo lãnh an ninh bởi một số cường quốc, bao gồm Nga.
Dự thảo thỏa thuận được truyền thông Nga đăng tải cũng cho thấy, Ukraine sẵn sàng giới hạn quy mô lực lượng vũ trang như mong muốn của Nga. Tuy nhiên, sau khi Nga rút bớt lực lượng khỏi phía Bắc Ukraine, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố chấm dứt đàm phán.
Theo Tổng thống Putin, gần như tất cả tiêu chí của một thỏa thuận hòa bình đã đạt được ở Istanbul, nhưng sự can thiệp của Anh đã khiến Ukraine lựa chọn "đi một con đường khác". Đến nay, sau hơn hai năm xung đột, Nga và Ukraine vẫn chưa tham gia thêm bất cứ vòng đàm phán công khai nào.
Khi được hỏi về việc quốc gia nào có thể làm trung gian hòa giải xung đột ở Ukraine trong tương lai, Tổng thống Putin cho biết Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil có thể trở thành những ứng viên sáng giá. Đây đều là các quốc gia trong nhóm BRICS cùng Nga và duy trì quan điểm trung lập.
"Chúng tôi tôn trọng các nước bạn bè và đối tác, những người thực sự quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề của cuộc xung đột, trước hết có thể kể tới là Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ", ông Putin nói. "Tôi thường xuyên liên lạc với các đồng nghiệp về vấn đề này".
Bình luận về cuộc đột kích của Ukraine vào bang Kursk của Nga, ông Putin cho rằng Kiev đặt mục tiêu "khiến chúng tôi lo lắng, buộc quân đội Nga chuyển lực lượng này từ nơi này sang khu vực khác", nhưng cuối cùng, các mục tiêu của Ukraine đã không hiệu quả.
"Quân đội Nga đã ổn định tình hình ở tỉnh Kursk và bắt đầu dần dần đẩy đối phương khỏi lãnh thổ Nga", ông Putin tuyên bố, cho biết thêm Ukraine đã tự làm suy yếu khả năng phòng thủ của chính mình, giúp Moscow gặt hái nhiều thắng lợi trên các hướng tiến công trọng điểm ở Donetsk.
Áo mong muốn tổ chức đàm phán hoà bình Nga - Ukraine Thủ tướng Áo Karl Nehammer đã đề nghị Vienna là địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moskva và Kiev. Thủ tướng Áo Karl Nehammer phát biểu tại Vienna, Áo, ngày 8/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN Theo đài RT (Nga), phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Vladivostok, Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Moskva vẫn...