Trung Quốc nỗ lực dập tắt tin giả về COVID-19 khiến người dân mua sắm hoảng loạn
Truyền thông Trung Quốc đang cố gắng đẩy lùi làn sóng tin giả gây hoảng loạn cộng đồng, khi dân chúng đổ xô mua thuốc tự điều trị COVID-19.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Kinh Trung Quốc, ngày 6/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện tại, các nhà thuốc và phòng dược bệnh viện trên khắp các thành phố lớn ở Trung Quốc đang thông báo hết thuốc hạ sốt, trong đó ibuprofen và paracetamol là những loại phổ biến nhất.
Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng lên khi quốc gia này bắt đầu nới lỏng các chính sách kiểm soát đại dịch bệnh, người dân Trung Quốc đã bắt đầu tự ý mua và tích trữ thuốc men để tự điều trị.
Video đang HOT
Tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã khuyến cáo về tình trạng nhiều người tự ý uống kết hợp thuốc hoặc sử dụng quá nhiều loại thuốc để trị sốt, đặc biệt là thuốc ibuprofen. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), uống thuốc quá liều có thể dẫn đến suy gan.
Các phương tiện truyền thông nhà nước cũng bác bỏ thông tin cho rằng ăn quả đào vàng đóng hộp có thể giúp hồi phục sức khỏe và ăn cam có thể làm cho kết quả xét nghiệm kháng nguyên biến thành dương tính.
“Hãy ngăn chặn đại dịch bằng khoa học, đừng để bị lừa bởi những tin đồn này,”, tờ Nhân dân Nhật báo khẳng định trong bài đăng trên mạng xã hội Weibo ngày 12/12.
Trước đó, ngày 7/12, Trung Quốc đã thông báo nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng chống dịch COVID-19 trên toàn quốc.
Theo quy định mới, những người mắc COVID-19 thể nhẹ và không có biểu hiện triệu chứng có thể thực hiện cách ly tại nhà, chấm dứt yêu cầu tất cả các ca nhiễm phải cách ly tại các cơ sở tập trung do Chính phủ Trung Quốc chỉ định.
Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) Trung Quốc cho biết nước này cũng sẽ giảm tần suất và phạm vi xét nghiệm PCR. Trong khi đó, xét nghiệm hàng loạt bắt buộc cũng sẽ giới hạn ở các khu vực và trường học “có nguy cơ lây nhiễm cao”.
Ngoài ra, những người đi lại liên tỉnh ở Trung Quốc cũng sẽ không còn cần phải có xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành và không cần phải xét nghiệm tại điểm đến.
IMF kêu gọi Trung Quốc tăng cường tiêm vaccine ngừa COVID-19 và hỗ trợ lĩnh vực bất động sản
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 22/11 kêu gọi Trung Quốc tăng tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 và hỗ trợ nhiều hơn cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của mình để khôi phục lòng tin và giảm nguy cơ từ việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc và giá năng lượng leo thang.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN
Trong một tuyên bố sau cuộc họp trực tuyến nhằm đánh giá thường niên về chính sách kinh tế của Trung Quốc, IMF cho biết quỹ đang giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP đưa ra hồi tháng 10, theo đó GDP của nước này sẽ đạt 3,2% trong năm 2022 và 4,4% vào năm 2023 với giả thiết là Trung Quốc sẽ dỡ bỏ chiến lược phòng dịch "Không COVID" trong nửa cuối năm 2022.
Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF, bà Gita Gopinath nhận định dù chiến lược "Không COVID" đã dần linh hoạt hơn nhưng việc xuất hiện nhiều biến thể lây nhiễm nhanh hơn trong khi tỷ lệ tiêm vaccine thấp dẫn tới việc phải áp dụng phong tỏa thường xuyên hơn, ảnh hưởng đến tiêu dùng và đầu tư tư nhân, trong đó có lĩnh vực nhà ở. Bà khuyến nghị cần "tăng tỷ lệ tiêm phòng và duy trì ở mức cao".
Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh giới chức Trung Quốc đang vất vả ứng phó với việc số ca nhiễm tăng trở lại, làm dấy lên lo ngại về kinh tế và xóa tan hy vọng về khả năng mở cửa trở lại nhanh chóng. IMF cho biết các nguy cơ kinh tế đối với Trung Quốc đang có chiều hướng xấu do những tác động của việc kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, giá năng lượng cao hơn và các điều kiện tài chính bị siết chặt.
Về lâu dài, IMF cho biết sự gia tăng căng thẳng địa chính trị có thể làm giảm đà kinh tế toàn cầu, trong đó Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ về tài chính và những hạn chế về thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và khả năng tiếp cận công nghệ. IMF khuyến nghị Trung Quốc nên bảo vệ đà phục hồi và tạo điều kiện tái cân bằng hướng tới tăng tiêu dùng nội địa.
Trong tuyên bố của mình, IMF cũng hoan nghênh các sáng kiến hỗ trợ gần đây cho lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, trong đó có một chương trình cho vay nhằm giúp hoàn thiện những ngôi nhà chưa xây xong và cho phép hoãn nợ đối với những khoản vay mua bất động sản có vấn đề.
Bà Gopinath nhận định: "Các biện pháp này sẽ giúp khôi phục lòng tin người mua nhà và tạo điều kiện tái cơ cấu dựa trên thị trường". Bà cũng cho biết thêm rằng trong trung hạn, các cuộc cải cách cơ cấu trong lĩnh vực này và các mô hình tiết kiệm mới có thể khiến thị trường nhà ở có quy mô bền vững hơn.
Trung Quốc: Thành phố Thành Đô xét nghiệm COVID-19 diện rộng Từ ngày 23/11, chính quyền thành phố Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam, Trung Quốc, sẽ triển khai xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng cho toàn bộ cư dân trong 5 ngày (đến ngày 27/11). Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Giới chức y tế...