Trung Quốc: Nhật “lạc quan tếu” về tiêm kích tàng hình F-3
Trang mạng Đông Phương của Trung Quốc vừa có bài viết đánh giá là người Nhật đã quá lạc quan về tiến độ chương trình chế tạo tiêm kích tàng hình F-3.
Trung Quốc: Nhật đang “lạc quan tếu” về F-3
Truyền thông Nhật cho biết, hiện nước này đang triển khai kế hoạch phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 là F-3.
Loại chiến đấu cơ này được trang bị động cơ phản lực tiên tiến, có lực đẩy lên tới 15 tấn. Dự kiến, nguyên mẫu dùng để thử nghiệm động cơ sẽ bay thử vào quý II năm nay.
Về vấn đề này, chuyên gia quân sự Lí Lợi của Trung Quốc đã cho rằng, truyền thông Nhật hơi bị “lạc quan tếu”. Không đưa ra giải thích nhưng ông này cho rằng, chương trình phát triển động cơ phản lực có công suất 15 tấn của Tokyo không thể tiến nhanh như vậy được.
Ngoài ra, chuyên gia quân sự Doãn Trác – một gương mặt quen thuộc, chuyên “dìm hàng” vũ khí nước ngoài của Trung Quốc cũng đưa ra nhận định:
Nhật Bản còn phải duy trì tiến độ tương ứng với chương trình phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 của Mỹ để được chia sẻ công nghệ nên không thể phát triển nhanh được.
F-3 ATD-X Shinshin sẽ bay thử động cơ vào quý II năm nay
Theo truyền thông Nhật, quý II năm 2015, các chuyên gia hàng không nước này sẽ thử nghiệm một số bộ phận quan trọng của động cơ như máy nén và buồng đốt.
Đến năm 2018 sẽ hoàn thiện động cơ này, cung cấp cho tiêm kích tàng hình Nhật một “ưu thế vượt trội các loại máy bay chiến đấu đồng hạng trên thế giới”.
“Tuy Nhật Bản có ưu thế vượt trội về công nghệ cao và tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm nhưng dường như họ đã quá lạc quan”.
Chuyên gia quân sự Doãn Trác nói và bình luận thêm rằng, trong lĩnh vực hàng không, đến một lúc nào đó Tokyo sẽ không thể một mình hoàn thiện loại chiến đấu cơ tối tân này.
Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia CCTV, ông ta hoài nghi khả năng bay thử của F-3 trong năm nay và cho rằng, Nhật không thể độc lập chế tạo động cơ có lực đẩy “khủng” đến 15 tấn nếu không có sự trợ giúp về công nghệ của Mỹ.
Còn Lí Lợi nhận định, trong khoảng 5 – 10 năm nữa Nhật sẽ phải thải loại 200 chiếc F-15J đã già cũ. Do đó, Tokyo đang xây dựng một kế hoạch dài hơi để thay thế dần dần F-15J và 2 loại máy bay còn cũ hơn nữa là F-4EJ và F-1.
Bởi vậy, một mặt Tokyo đang triển khai mua sắm 40 chiếc F-35, mặt khác họ triển khai kế hoạch chế tạo chiến đấu cơ F-3.
Tuy Nhật Bản đã tham gia chương trình chế tạo chiến đấu cơ F-2 (phiên bản nội địa của máy bay F-16 Mỹ) nhưng khả năng sản xuất các cấu kiện chính còn hạn chế.
Video đang HOT
Việc triển khai chương trình chiến đấu cơ tàng hình F-3, động cơ vẫn là một nút thắt khó vượt qua đối với bất cứ cường quốc nào.
Lí Lợi phân tích, theo trình tự nghiên cứu mang tính quy luật của các trang bị, việc phát triển một loại động cơ đến khi hoàn thiện về công nghệ cho đến khi bay thử mất ít nhất là 10 năm.
Bởi vậy, tiến độ nghiên cứu, phát triển động cơ có lực đẩy lên tới 15 tấn của Nhật không thể nhanh đến vậy.
Vị chuyên gia Trung Quốc còn nhận định, Nhật Bản hy vọng sẽ duy trì tiến độ nghiên cứu đồng bộ với kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của Mỹ để cùng chia sẻ công nghệ và xây dựng mô hình liên kết đầu tư nghiên cứu phát triển trang bị.
Hiện nay, một số chỉ tiêu cơ bản trong nghiên cứu phát triển của Tokyo đã vượt qua Mỹ, trong một số lĩnh vực công nghệ đỉnh cao Nhật đã có những bước tiến vượt Mỹ, ví dụ như công nghệ vật liệu radar, động cơ AIP trên tàu ngầm thông thường…
Tuy nhiên về động cơ máy bay thì Mỹ vẫn trội hơn, bởi vậy nếu cùng chia sẻ công nghệ, 2 bên đều có lợi.
Khái lược về tiêm kích tàng hình F-3 (ATD-X Shinshin)
Shinshin là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5, được phát triển trong khuôn khổ Chương trình ATD-X, do Viện Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật quốc phòng Nhật Bản hợp tác với một nhóm sản xuất do tập đoàn Mitsubishi đứng đầu.
Chương trình ATD-X sẽ phát triển loại máy bay chiến đấu F-3 (còn gọi là ATD-X Shinshin), để thay thế các chiến đấu cơ Mitsubishi F-2 (phiên bản F-16 của Nhật), F-15J, F-4EJ hiện đang phục vụ trong lực lượng tự vệ trên không của nước này.
Dự án có sự tham gia của 4 công ty công nghiệp nặng lớn nhất Nhật Bản là Mitsubishi Heavy Industries, Fuji Heavy Industries, Ishikawajima – Harima Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries.
Công ty Mitsubishi đảm trách vai trò chủ nhiệm, khâu lắp ráp tổng thành do nhà máy Komaki của Mitsubishi phụ trách.
Ngoài ra, buồng điều khiển và phần thân trước do Kawasaki phụ trách; phần thân giữa do Mitsubishi đảm nhận; cánh chính, cánh thăng bằng và cánh đuôi do công ty Fuji chế tạo.
Chi tiết rất quan trọng: động cơ phản lực vector đa hướng phụt XF5-1 có lực đẩy 15 tấn do công ty Ishikawajima – Harima Heavy Industries (IHI) phát triển.
Nguyên mẫu thử nghiệm của F-3 ATD-X Shinshin
F-3 có chiều dài 14,17 m; sải cánh 9,1 m và chiều cao 4,5 m, kích thước nhỏ hơn máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.
ATD-X Shinshin được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đốt sau (afterburning turbofan) IHI XF5-1, cho phép cất cánh với tải trọng tối đa khoảng 13 tấn.
Các chuyên gia Nhật cho rằng đây là loại máy bay chiến đấu có tính năng tàng hình siêu việt nhờ kết hợp hình dáng khí động tán xạ sóng radar, vật liệu tổng hợp có khả năng hấp thụ sóng điện từ và tính cơ động cao.
ATD-X Shinshin sẽ được trang bị radar mảng pha chủ động đa chức năng, có khả năng tự động mở rộng hoặc thu hẹp các dải tần một cách nhanh chóng.
Đồng thời, nó cũng có các hệ thống điều khiển từ xa, hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống truyền số liệu thống nhất.
Ngoài ra, ATD-X còn được trang bị hệ thống kiểm soát bay và tự sửa lỗi. Hệ thống này sẽ kiểm soát liên tục toàn bộ hoạt động của máy bay, để phát hiện sớm bất kỳ lỗi nhỏ nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động và tự sửa chữa.
Điểm đặc biệt là hệ thống truyền số liệu trên máy bay sử dụng dây dẫn toàn bộ bằng sợi cáp quang, nâng cao khả năng chống nhiễu đường truyền.
Sự tiến bộ thần tốc trong chương trình phát triển chiến đấu cơ của Nhật khiến nhiều người kinh ngạc.
Mô hình F-3 lần đầu tiên được công khai vào năm 2005, nguyên mẫu thử nghiệm mặt đất hoàn tất năm 2010 và đến tháng 6/2014, mô hình thử nghiệm bay đã hoàn tất.
ATD-X đã có chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 9/2014, sau đó nó sẽ được nghiệm chứng toàn bộ các công nghệ tiên tiến trong vòng 2 năm.
Theo kế hoạch nghiên cứu, phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, thời hạn chót để hoàn tất các thử nghiệm của F-3 là vào năm 2017.
F-3 ATD-X Shinshin có đủ khả năng đối đầu với các tiêm kích tàng hình Trung Quốc như J-31
Các chuyên gia quân sự dự kiến, với tiến độ này ATD-X Shinshin có thể sẽ đuổi kịp tiến độ của J-20 Trung Quốc.
Đến năm 2020, Nhật Bản có khả năng bố trí đồng thời 4 loại máy bay chủ lực, bao gồm: F-2, phiên bản nâng cấp của F-15, F-35 và có thể là cả F-3.
Giới quân sự Nhật Bản cho rằng, ATD-X Shinshin sẽ là một trong những loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới trong tương lai, đủ khả năng làm đối trọng với các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 là T-50 của Nga và J-20 của Trung Quốc tại khu vực Thái Bình Dương.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhật Bản muốn có quân ứng chiến bên ngoài, đối phó Trung Quốc
Trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động quân sự đe dọa các nước láng giềng tại các khu vực tranh chấp, các nhà lập pháp Nhật Bản đã thông qua một dự luật mới, cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) triển khai hoạt động tại nước ngoài, mở rộng quan hệ quân sự với nhiều nước nhằm chống lại các mối đe dọa.
Quân đội Nhật Bản tập trận.
Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe đã cam kết sẽ tăng cường mở rộng các điều luật liên quan đến vấn đề an ninh và quân sự, trong đó bao gồm cả đề xuất cho phép SDF triển khai hoạt động tại một số quốc gia đối tác của nước này, báo NHK News đưa tin ngày 22.03.
Hôm thứ Sáu, các nhà lập pháp Nhật Bản chính thức thông qua một dự luật, loại bỏ nhiều quy định khắt khe hạn chế hoạt động của quân đội Nhật Bản.
Các điều luật mới chủ yếu nghiêng về lĩnh vực hợp tác và hỗ trợ hậu cần cho quân đội hoạt động tại nước ngoài.
Tuy nhiên, các điều luật này phải được Quốc hội Nhật Bản thông qua vào ngày 26.03 mới được áp dụng.
"Tình hình quốc tế đang thay đổi liên tục cho dù chúng ta có thích hay không.
Chúng ta nên hành động để thích ứng với mọi diễn biến, nhưng phải đảm bảo giữ đúng lời hứa không bao giờ gây ra chiến tranh thêm một lần nữa. Điều mà các thế hệ trước đã từng sai lầm," Thủ tướng Abe phát biểu.
Dự luật mới của Nhật Bản được đưa ra trong thời điểm tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, từ cuộc khủng hoảng tại Ukraine cho đến hoạt động của IS tại Trung Đông.
Riêng tại châu Á, sự lớn mạnh và thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc đã khiến Tokyo đề phòng.
Trước đó, Bắc Kinh từng nhiều lần áp đặt lối suy nghĩ của mình lên các nước láng giềng tại nhiều khu vực tranh chấp, thông qua hoạt động quân sự.
Nhật Bản đã bị tước mất khả năng xây dựng quân đội sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Theo điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, Tokyo không bao giờ được phép duy trì lực lượng vũ trang ở mức có thể gây nên một cuộc chiến tranh.
Mọi hoạt động bảo đảm an ninh sẽ do quân đội Mỹ và lực lượng cảnh sát nội địa thực hiện.
Tuy nhiên, vào tháng 7.2014, Nhật Bản đã cho phép SDF hỗ trợ các đồng minh của Tokyo trong trường hợp một cuộc chiến tranh chính thức được tuyên bố.
Quân đội Nhật Bản sẽ tham gia nhiều hoạt động, chủ yếu là hỗ trợ hậu cần cho quân đội đồng minh.
Liên quan đến hoạt động trợ giúp an ninh của Tokyo tại nước ngoài.
Tháng 1.2015, khủng bố IS đã chặt đầu 2 công dân Nhật Bản để trả đũa gói hỗ trợ trị giá 200 triệu USD mà Tokyo chuyển đến cho các nước bị IS tấn công.
Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát do báo Kyodo News tiến hành, hầu hết người dân nước này vẫn cho rằng hoạt động của Nhật Bản tại nước ngoài là cần thiết.
Theo Trí Thức Trẻ
"Nhật có thể sẽ hỗ trợ quân sự cho Mỹ trên Biển Đông" Trang thông tin của người Hoa ở nước ngoài Duowei ngày 22/3 đưa tin Nhật Bản đang tiến hành các cuộc thảo luận sửa đổi hiến pháp nhằm tăng cường hỗ trợ quân sự cho Mỹ trên Biển Đông, vùng biển đang nóng lên vì các tranh chấp chủ quyền. Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo...