Trung Quốc – Nhật Bản “xuống thang” tranh chấp đảo
Cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nhật Bản Kenji Kosaka và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh cùng nhất trí rằng hai nước cần chuyển sự tập trung từ tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư sang phát triển mối quan hệ chiến lược vì lợi ích chung của cả hai bên.
Cuộc hội đàm giữa ông Kenji Kosaka và bà Phó Oánh diễn ra tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 14-1, có thể mở ra một chuyến thăm đến Trung Quốc của ông Masahiko Komura, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, với tư cách là đặc phái viên của Thủ tướng Shinzo Abe. Đây được xem là một trong những nỗ lực nhằm cải thiện mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Theo thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản ở Trung Quốc, đây là lần đầu tiên một nghị sĩ đảng cầm quyền Nhật Bản có cuộc hội đàm với một quan chức cấp cao của Trung Quốc tại Bắc Kinh kể từ khi Chính phủ của ông Abe được thành lập tháng 12-2012.
Mặc dù vậy, một số nguồn tin cho hay Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang cân nhắc triển khai các máy bay chiến đấu F-15 từ căn cứ Nada đến sân bay trên đảo Shimojijima thuộc tỉnh Okinawa để có thể đối phó nhanh hơn với tình trạng máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận Nhật Bản.
Video đang HOT
Theo ANTD
"Cái bắt tay cuối cùng" khép chặt vòng vây Trung Quốc?
Trong thời gian gần đây, Nhật liên tiếp đưa ra các động thái cũng rắn với Trung Quốc. Mới đây, đích thân Thủ tướng Shinzo Abe đã viết một bức thư tay gửi tới Tổng thư ký NATO.
Các nhà phân tích chỉ ra, sở dĩ Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra những động thái cương quyết với Trung Quốc bởi vì ông có sự hậu thuẫn vững chắc của khối đồng minh "Mỹ - Nhật - Hàn", với những ràng buộc chặt chẽ về chính trị, quân sự và ngoại giao, môi trường để bày tỏ sự cứng rắn với Trung Quốc càng thêm thêm thuận lợi. Ông Abe tin rằng, một khi khối đồng minh này cùng ra tay thì sẽ lập thành một thế trận vững chắc để kiềm chế Trung Quốc.
Theo tin mới nhất từ các phương tiện truyền thông Nhật Bản, sau những phát biển mạnh mẽ liên quan đến vấn đề Senkaku, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đích thân viết một bức thư gửi Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, bày tỏ sự lo lắng trước các hành động "bành trướng trên biển" của Trung Quốc trong thời gian gần đây và đề nghị "bắt tay" với NATO chống lại sự trỗi dậy trên biển đáng lo ngại của Trung Quốc.
Từ khi tái nhậm chức, thủ tướng Shinzo Abe liên tục có những phát biểu cứng rắn
về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản ngày 12/01/2013 cho biết, từ 15/1 - 19/1, ông Katsuyuki Kawai, thành viên của Đảng dân chủ tự do cầm quyền, Chủ tịch Hạ viện Nhật, phụ trách công tác đối ngoại sẽ có cuộc viếng thăm Anh, Pháp và Bỉ. Nhân chuyến công du, ông Katsuyuki Kawai sẽ đến thăm trụ sở của NATO ở Brussels và có cuộc hội đàm với Tổng thư ký NATO Rasmussen đồng thời đệ trình thư tay của Thủ tướng Shinzo Abe.
Trong thư, Thủ tướng Abe bày tỏ sự lo lắng trước các hành động "bành trướng trên biển" của Trung Quốc trong thời gian gần đây, đồng thời kêu gọi Nato chung tay với Nhật để đối phó với "sự ảnh hưởng ngày càng của Trung Quốc trên đại dương". Trong thư có đoạn viết: "Trung Quốc ngày càng bành trướng thế lực trên biển làm cho môi trường bảo đảm an ninh Đông Á ngày càng xấu đi".
Thủ tướng Abe còn khẳng định, Nhật Bản hy vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bảo đảm anh ninh, duy trì ổn định chính trị và sự phát triển thịnh vượng của khu vực Đông Á, đồng thời tìm kiếm nhận thức chung với NATO về vấn đề thay đổi của môi trường chiến lược trong khu vực, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai bên, đặc biệt là về vấn để này.
Liệu đây có phải là "cái bắt tay cuối cùng" khép chặt vòng vây Trung Quốc?
Theo tin của kênh truyền hình NHK của Nhật, bức thư trên còn khẳng định, Nhật Bản và NATO là đồng minh thân thiết có nhận thức chung về nhiều giá trị quan điểm, Nhật hy vọng từ nay về sau sẽ thắt chặt quan hệ hợp tác bảo đảm an ninh trong khu vực với NATO. Ngoài ra kênh truyền hình này còn cho biết, sau khi trở lại nhậm chức lần thứ 2, ông Shinzo Abe sẽ tăng cường quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, đẩy mạnh hợp tác với NATO trên các vấn đề cốt lõi là ngoại giao và bảo đảm an ninh nhằm kiềm chế Trung Quốc và Triều Tiên.
Quả thực, sau khi ông Shinzo Abe tái nhậm chức Thủ tướng, Trung Quốc liên tiếp tung tàu chiến và máy bay tuần tra gần khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Ông Abe một mặt phái những quan chức thân cận sang Seoul, cử Phó thủ tướng phụ trách tài chính Taro Aso đến Yangoon, mặt khác đích thân chuẩn bị sang thăm Mỹ và sau đó là Myanmar. Động thái này ngược hẳn với hành động đầu tiên khi ông lần đầu nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản là sang thăm Trung Quốc.
Mỹ và NATO đang chuyển hướng quay trở lại châu Á
Trước đó Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định sẽ xây dựng quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ và Australia, xây dựng liên minh hợp tác chiến lược về an ninh Nhật - Mỹ - Ấn; mặt khác tăng cường cung cấp tàu tuần duyên và hợp tác quân sự với Philippines; sau đó thoái vốn đầu tư đồng thời rút các cơ sở kinh tế Nhật ở Trung Quốc chuyển hướng sang Myanmar. Với hàng loạt động thái trên, cùng với quyết định sẽ đóng thêm 10 tàu tuần duyên mới và xây dựng "lực lượng đặc biệt Senkaku", rõ ràng Nhật đã chuẩn bị cho một cuộc "tổng tấn công" về chính trị, kinh tế, ngoại giao và quân sự đối với Trung Quốc. Và bức thư gửi Tổng thư ký NATO Rasmussen có thể sẽ là "cái bắt tay cuối cùng" khép chặt vòng vây xung quanh Trung Quốc.
Theo ANTD
Chuyến xuất ngoại đầu tiên của tân Thủ tướng Nhật Bản Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe sẽ thăm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia từ 16 đến 19 tháng Giêng trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức tháng trước, nhằm củng cố quan hệ với các nền kinh tế đang phát triển mạnh của châu Á khi mối quan hệ với Trung Quốc vẫn u ám....