Trung Quốc nhập khẩu năng lượng từ Nga ở mức kỷ lục
Trung Quốc đã mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga ở mức kỷ lục vào tháng 11, trong khi lượng nhập khẩu dầu và than cũng tăng mạnh, theo báo cáo của cơ quan hải quan nước này.
Tàu chở dầu thô nhập khẩu tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc tháng 5/2022. Ảnh: Reuters
Đài RT (Nga) dẫn các nguồn thạo tin cho biết mặc dù tổng lượng nhập khẩu LNG của Trung Quốc giảm 5,4%, nhưng lượng mua mặt hàng năng lượng này từ Nga trong tháng 11 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 852.000 tấn với giá trị 815,6 triệu USD.
Trong khi đó, doanh thu LNG của Nga trong 11 tháng đầu năm nay cũng tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 5,82 triệu tấn. Trong đó, doanh số bán LNG cho Trung Quốc tăng 150% trong cùng kỳ, đạt 6,1 tỷ USD.
Video đang HOT
Nga đã trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn thứ hai của Trung Quốc, sau Turkmenistan, với lượng giao hàng tăng 177%, đạt 3,5 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm. Tuy nhiên, Trung Quốc không nêu cụ thể lượng khí đốt mà nước này đã mua từ Nga trong khoảng thời gian đó.
Nga đã tăng cường xuất khẩu dầu cho Trung Quốc, tăng 17% trong tháng 11 so với năm trước lên 7,81 triệu tấn, lượng cao nhất kể từ tháng 8, vượt qua Saudi Arbia trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu của nước này. Theo báo cáo, xuất khẩu dầu thô của Nga sang Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm tăng 10,2%, đạt 79,78 triệu tấn. Về giá trị, nguồn cung dầu của Nga cho Trung Quốc trong giai đoạn trên đạt 54,49 tỷ USD – tăng 50% so với năm ngoái.
Bên cạnh đó, lượng than nhập khẩu từ Nga, bao gồm cả than nâu, tăng 41% lên 7,2 triệu tấn. Nguồn cung than luyện cốc cho ngành thép cũng tăng gấp đôi so với năm ngoái, lên tới 2,1 triệu tấn, nhưng thấp hơn mức kỷ lục hồi tháng 9.
Dữ liệu cho thấy tổng lượng nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả các sản phẩm dầu mỏ, đạt 8 tỷ USD trong tháng 11, từ mức 7,8 tỷ USD trong tháng 10. Kể từ đầu năm, tổng giá trị nhập khẩu đã đạt 68 tỷ USD kể từ đầu năm, tăng đáng kể so với mức 41 tỷ USD vào năm ngoái. Hồi tháng 8, Trung Quốc đã nhập khẩu nhiên liệu Nga đạt mức kỷ lục 8,4 tỷ USD.
Turkmenistan đề ra tham vọng xuất khẩu năng lượng cho châu Âu
Turkmenistan đang tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên và điện sang các nước láng giềng, đồng thời hướng đến việc mở rộng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thông qua đường ống xuyên Caspi.
Một góc gian hàng triển lãm dầu và khí đốt của Turkmenistan tại ADIPEC. Ảnh: turkmenistan.gov.tm
Trang tin Eurasianet.org dẫn lời Phó Thủ tướng Turkmenistan Shahym Abdrahmanov phụ trách dầu và khí đốt mới đây cho biết, nước này muốn xuất khẩu khí đốt trực tiếp sang các thị trường châu Âu thông qua tuyến đường ống xuyên Caspi.
Phát biểu tại Hội nghị Dầu khí Quốc tế Abu Dhabi, hay ADIPEC, ông Abdrahmanov nêu rõ: "Turkmenistan cung cấp năng lượng thông qua các đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu chính ở phía Bắc, đó là Nga, phía Đông là Trung Quốc, cũng như Iran. Và bây giờ chúng tôi đang xây dựng đường ống dẫn khí TAPI (Turkmenistan-Afghanistan-Pakistan-Ấn Độ). Việc triển khai TAPI sẽ giảm bớt áp lực từ các thị trường châu Á và số lượng xuất khẩu có thể được chuyển hướng sang thị trường châu Âu".
Một ưu tiên khác, theo Phó Thủ tướng Abdrahmanov, là phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng trong nước, như đường ống dẫn khí Đông-Tây dài 800 km nối tất cả các mỏ khí đốt của Turkmenistan hiện đang được xây dựng.
Tuần trước, Batyr Amanov, Chủ tịch công ty khí đốt nhà nước Turkmengaz, cũng đề cập đến tham vọng xuất khẩu năng lượng của Turkmenistan sang châu Âu.
"Turkmenistan là một nhà xuất khẩu khí đốt đáng tin cậy và là một nhân tố quan trọng trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu, do đó chúng tôi có triển vọng lớn trong việc cung cấp khí đốt tự nhiên sang châu Âu", ông Amanov nói tại một hội nghị dầu khí ở Ashgabat.
Hiện Afghanistan và Iran là những quốc gia khác đang mua điện từ Turkmenistan.
Mỹ xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 8/6 cho biết Washington đang xem xét dỡ bỏ một số loại thuế trừng phạt được áp đặt từ thời cựu Tổng thống Donald Trump đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc, trong nỗ lực làm giảm tỉ lệ lạm phát leo thang ở nước này. Tàu container tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn...