Trung Quốc nhận kỷ lục đáng xấu hổ
Năm ngoái, hệ thống sân bay và các hãng hàng không Trung Quốc tệ nhất trong việc bảo đảm giờ giấc. Đó là kết quả của cuộc khảo sát mà công ty giám sát hàng không FlightStats của Mỹ công bố.
Theo số liệu của cuộc khảo sát của FlightStats, trong năm 2014, có 7 sân bay chậm trễ nhất về giờ giấc là các sân bay của Trung Quốc đại lục trong số 61 sân bay lớn nhất thế giới được khảo sát.
Không may cho những người dân sống ở Thượng Hải vì 2 sân bay lớn của thành phố sầm uất này là Hồng Kiều và Phố Đông lại xếp cuối cùng trong khảo sát nói trên.
Theo trang Shanghaiist, chỉ có 37.17% chuyến bay rời khỏi Thượng Hải từ sân bay Hồng Kiều khởi hành đúng giờ, và ở Phố Đông thì con số là 37.26%.
Đứng trên các sân bay của Thượng Hải về sự sai lệch giờ giấc là một loạt các sân bay quốc tế lớn của Trung Quốc: Tiêu Sơn Hàng Châu, Bảo An Thâm Quyến, Bạch Vân Quảng Châu, Trùng Khánh và các sân bay tại thủ đô Bắc Kinh.
Thậm chí sân bay quốc tế Hồng Kông cũng xuất hiện trong danh sách vì chỉ quản lý được 62.25% chuyến bay đúng giờ.
Video đang HOT
Trong khi đó, nước láng giềng Nhật Bản quản lý rất tốt về giờ giấc của các chuyến bay.
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, 4 sân bay tại Nhật Bản đứng đầu bảng với tỉ lệ chuyến bay chuẩn giờ “cao ngất ngưởng”, bao gồm sân bay Itami (94.56%), Okayama (94.32%), Sendai (93.89%) và Kochi (93.87%).
Trả lời phỏng vấn của South China Morning Post, ông Zou Jianjin – nhân viên Viện Quản lý Hàng không dân dụng Trung Quốc cho hay – “Các hoạt động quản lý tại các sân bay Trung Quốc đã không theo kịp với nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng đối với các dịch vụ hàng không.”
“Các đường bay đang quá tập trung tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu. Đó là một thách thức lớn đối với các nhà quản lý” – ông Zou nói.
“Thậm chí, nếu một sai lầm vô tình xảy ra ở bất kỳ sân bay lớn này, các chuyến bay ở các thành phố khác cũng sẽ bị ảnh hưởng” – quan chức này nói thêm.
Các website phân tích dữ liệu của ngành hàng không dân dụng cũng cho kết quả: Chỉ 65% các chuyến bay cất cánh tại đại lục đúng thời gian trong năm 2014. Nếu tính cả thời gian chờ đợi của hành khách và phi hành đoàn, con số tính được là 232 năm.
Tuy nhiên, kết quả của cuộc khảo sát cũng cho thấy tình trạng chậm trễ đang dần được khắc phục tại các sân bay Trung Quốc.
Trước đó, vào năm 2013, một cuộc khảo sát khác cũng được thực hiện bởi FlightStats cũng ghi nhận: Trong năm 2013, sân bay Phố Đông (Thượng Hải) chỉ có 28.72% chuyến bay đúng giờ, còn ở Bắc Kinh chỉ có 18.3%.
Theo Trí Thức Trẻ
Chậm hủy chuyến bay giảm một tý rồi lại tăng lên
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chỉ đạo các hãng hàng không phải xây dựng lịch bay đảm bảo tối thiểu có 10% năng lực khai thác dự phòng, để giảm tình trạng chậm, hủy chuyến bay
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc nâng cao chất lượng phục vụ tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, ngày 3.12, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 4879/CT-CHK yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải xây dựng lịch bay dự phòng, kế hoạch bay dự phòng và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
Cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, VASCO phải xây dựng lịch bay đảm bảo tối thiểu có 10% năng lực khai thác dự phòng để giảm tình trạng chậm, hủy chuyến bay.
Đồng thời, các hãng hàng không cũng phải xây dựng các kế hoạch khai thác ứng phó trong trường hợp xảy ra các chuyến bay bị chậm, hủy.
Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không, trong tháng 11.2014 các hãng hàng không đã thực hiện 14.059 chuyến bay trong đó, tỉ lệ chậm chuyến chiếm 12,5% (tăng 1,8% so với tháng Mười); tỉ lệ hủy chuyến là 0,3% (giảm 0,2% so với tháng trước đó).
Trước đó, để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, Cục Hàng không cho biết đã ban hành văn bản số 3602 ngày 19.9.2014 yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung cụ thể, trong đó có nội dung các đơn vị kiểm tra, rà soát việc đáp ứng các yêu cầu của Thông tư 36 về quy trình phục vụ hành khách, báo cáo và cung cấp quy trình phục vụ hành khách của đơn vị mình về Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 1.12.2014.
Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có 2 đơn vị trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và Công ty Phục vụ mặt đất Hà Nội gửi báo cáo về theo yêu cầu.
Trên cơ sở đó, Cục Hàng không yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO phải gửi báo cáo và cung cấp quy trình phục vụ hành khách của đơn vị mình trước ngày 15.12.2014.
Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không, trong tháng 11.2014 các hãng hàng không đã thực hiện 14.059 chuyến bay trong đó, tỉ lệ chậm chuyến chiếm 12,5% (tăng 1,8% so với tháng Mười); tỉ lệ hủy chuyến là 0,3% (giảm 0,2% so với tháng trước đó).
Cụ thể, các chuyến bay bị chậm trong tháng 11 là gần 1.764 chuyến với các nguyên nhân như quản lý bay, trang thiết bị và dịch vụ hàng không, do hãng hàng không, yếu tố thời tiết... Đặc biệt, do máy bay về muộn chiếm tỉ lệ hơn 70,5% (1.245 chuyến) trong số các chuyến bay bị chậm trong tháng này.
Dẫn đầu trong tỉ lệ chậm hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam là Jetstar Pacific với gần 27% (378/1.406 chậm chuyến) và 0,7% hủy chuyến. Tiếp ngay sau đó là Vietjet Air với 15,4% (507/3.298 chuyến chậm); 0,2% hủy chuyến. Vietnam Airlines có tỉ lệ 9,7% chuyến chậm (870/8.988 chuyến) và hủy chuyến chiếm 0,3%.
Theo Một Thế Giới
Máy bay vận tải Y-30 có thể phổ biến ở các nước châu Á, Phi và Mỹ Latin Vassily Kashin, một nhà nghiên cứu lâu năm cho Trung tâm phân tích Chiến lược và công nghệ ở Moscow, nhận định rằng máy bay vận tải Y-30 của Trung Quốc, hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển, có thể trở thành lựa chọn phổ biến ở các nước châu Á, Phi hay Mỹ Latin. Nhà nghiên cứu Kashin cho rằng máy...