Trung Quốc: Nhân dân nhật báo cảnh cáo cựu lãnh đạo thao túng hậu trường
Tờ Nhân dân nhật báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 10/8 đã có bài bình luận với những chỉ trích mạnh mẽ nhắm vào các quan chức đã về hưu tiếp tục gây ảnh hưởng tới các cơ quan chính phủ. Bài viết thu hút nhiều bình luận của giới quan sát.
Hai cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (trái) và Giang Trạch Dân tại Đại hội 18 của Trung Quốc năm 2012 (Ảnh: WCT)
Theo hãng tin AFP, bài bình luận trên tờ Nhân dân nhật báo ngày 10/8 đã chỉ trích “những lãnh đạo về hưu” vẫn cố bấu víu lấy quyền lực và gây bất bình trong nội bộ đảng.
“Một số nhà lãnh đạo không chỉ sắp đặt những người thân cận (vào các vị trí chủ chốt) để tạo điều kiện cho mình tiếp tục có ảnh hưởng về sau, mà còn muốn can thiệp vào những vấn đề quan trọng của tổ chức mà họ từng công tác, cho dù họ đã nghỉ hưu nhiều năm”, AFP trích dẫn bài viết trên tờ Nhân dân nhật báo.
Những hành động đó khiến những lãnh đạo mới cảm thấy “tay và chân” họ bị bó buộc do phải làm việc với những “mối bận tâm không cần thiết”.
Họ “cũng đã khiến một số cơ quan…chia rẽ thành nhiều nhóm và mất nhuệ khí…gây tổn hại tới tinh thần đoàn kết và sức mạnh của đảng”, bài bình luận được ký tên Gu Bochong khẳng định.
Theo trang web của Hội nhà văn Trung Quốc, ông Gu là thành viên của Tổng cục chính trị, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Bài viết còn đưa ra một so sánh đầy hình tượng, khi xem việc các nhà lãnh đạo về hưu giống như nhiệt độ của ly trà. “Ly trà phải nguội đi khi khách đã ra về, nếu không sẽ không tốt”, bài báo viết. “Cần phải có một nguyên tắc đó là khi ai đó đã rời nhiệm sở, họ bỏ lại phía sau những quan điểm của mình”.
Video đang HOT
Theo AFP, cách dùng từ ẩn dụ như trên đang tạo ra đồn đoán dữ dội trong cộng đồng mạng của Trung Quốc.
“Điều gì sẽ xảy ra nếu một ly trà gừng vẫn muốn tiếp tục nóng như trước”, một cư dân mạng bình luận. “Trong trường hợp đó, nó phải bị đổ đi!”
Trong tiếng Hoa, “gừng” được phát âm là Giang, AFP viết, trước khi cho biết có nhiều tin đồn về việc cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân là đối tượng tiếp theo có thể bị Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc nhắm tới.
“Chiến dịch chống tham nhũng thu hút nhiều chú ý của Chủ tịch Tập Cận Bình đã hạ bệ một loạt các quan chức từ cấp thấp đến cấp cao, bao gồm cả cựu “trùm” an ninh Chu Vĩnh Khang, người đã bị kết án tù chung thân hồi tháng 6″, bài báo viết.
“Chu được xem như một đồng minh của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, người nắm quyền từ năm 1989 – 2002, nhưng được tin là vẫn duy trì quyền lực đáng kể suốt một thập niên sau đó, khi ông Hồ Cẩm Đào là chủ tịch.
Đã xuất hiện tin đồn về việc liệu ông Giang có thể là người tiếp theo bị ông Tập và cơ quan điều tra nội bộ đảng Cộng Sản – Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) – nhắm tới”, AFP cho biết thêm.
Ngay sau bài viết trên, trong ngày 11/8, Nhân dân nhật báo tiếp tục có bài bình luận, nêu gương những cựu lãnh đạo Trung Quốc gồm Đặng Tiểu Bình và Trần Vân, những người từng có công lớn trong việc xây dựng một hệ thống từ những năm 1980, trong đó các lãnh đạo đảng và nhà nước phải về hưu khi đến tuổi. Bản thân họ cũng không lưu lại khi đến tuổi về hưu, tờ SCMP trích dẫn.
Bài bình luận được ký bút danh “Xiakedao”, trên trang web của Nhân dân nhật báo xuất hiện đúng thời điểm chuẩn bị kỷ niệm 35 năm, bài phát biểu của ông Đặng Tiểu Bình tại một cuộc họp của Bộ chính trị Trung Quốc, ngày 18/8/1980, rằng “không quan chức nào được nắm quyền vô thời hạn”.
Quan điểm của ông Đặng và ông Trần khi đó là các lãnh đạo đảng lớn tuổi sẽ trao lại trọng trách cho những người trẻ hơn khi đã về hưu.
Trái lại, Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị, đã sắp đặt nhiều cấp dưới vào các cơ sở quyền lực của mình như Tập đoàn dầu khí quốc gia và tỉnh Tứ Xuyên, để họ có thể can thiệp vào những vấn đề hệ trọng, gây tổn thất lớn cho tài sản quốc gia, bài báo viết.
Thanh Tùng
Theo Dantri/AFP, SCMP
Quách Bá Hùng 3 lần tự sát hòng trốn tội
Quách Bá Hùng, tướng tham nhũng của Trung Quốc, đã 3 lần tìm cách tự sát và trước khi bị bắt đã cố gắng cải trang thành phụ nữ lên máy bay hòng trốn ra nước ngoài. Cuaộc chiến chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc còn lâu mới đến hồi kết, báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 3/8 dẫn các nguồn tin nhận định.
Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùngđã leo lên đỉnh cao quyền lực trong quân đội bằng cách khôn khéo lấy lòng ông Giang Trạch Dân (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 1989-2002), Chủ tịch nước 1993-2003, Chủ tịch Quân ủy Trung ương 1989-2004).
Theo nguồn tin nội bộ quân đội, Quách là viên tướng đầu tiên trong quân đội công khai tuyên bố trung thành với ông Giang ngay những ngày đầu ông vừa nhậm chức. Không lâu sau bài phát biểu lấy lòng ông Giang Trạch Dân, Quách được thăng chức Tư lệnh đại quân khu Lan Châu. Trước khi nghỉ hưu năm 2012, Quách đã leo lên vị trí Phó Chủ tịch thứ nhất Quân ủy Trung ương, có quyền quyết định việc chi tiêu ngân sách quốc phòng.
Theo một đại tá nghỉ hưu ở Thượng Hải, vụ án của Quách nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, do tất cả các vụ chạy chức, thăng hàm do Từ quyết trước hết đều phải được Quách đồng ý.
Quách còn phụ trách công tác huấn luyện và mua sắm vũ khí trong suốt 10 năm giữ cương vị Phó Chủ tịch Quân ủy nên càng có điều kiện tham nhũng. Zhang Musheng, trợ lý của Chính ủy Tổng cục Hậu cần Lưu Nguyên (người đi đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội), nói rằng, riêng Từ Tài Hậu đã tham nhũng ít nhất 1 tỷ nhân dân tệ, còn người khác ăn hối lộ lớn hơn Từ rất nhiều. Người này không chỉ liên quan việc mua quan bán tước, mà còn ăn bớt ngân sách quốc phòng.
Theo một đại tá quân đội nghỉ hưu ở Bắc Kinh, Quách Bá Hùng chính là nhân vật trung tâm của "phe tây bắc", gắn bó mật thiết với nhóm Từ Tài Hậu. Từ từng cố ý sắp xếp, cài cắm người của mình vào Quân ủy Trung ương trước khi ông Tập Cận Bình kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào cuối năm 2012.
Quách Bá Hùng nhập ngũ năm 1961, không có kinh nghiệm chiến đấu, chưa từng được đào tạo bài bản ở Liên Xô. Thập niên 1990, Quách được thăng cấp Tư lệnh quân đoàn 47 tại đại quân khu Lan Châu ở tỉnh Giang Tô và năm 1993 được đề bạt Phó tư lệnh quân khu Bắc Kinh. Năm 1997, Quách trở thành Tư lệnh đại quân khu Lan Châu. Hai năm sau, Quách được thăng chức Phó tổng tham mưu trưởng, phụ trách chế tạo vũ khí, diễn tập, huấn luyện. Quách trở thành Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương năm 2002. Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, nhiều thuộc hạ cũ của Quách Bá Hùng nhanh chóng cam kết trung thành với ông Tập.
Con trai Quách Bá Hùng tên là Quách Chính Cương ở quân khu Chiết Giang nằm trong số 14 tướng lĩnh bị điều tra vì vi phạm kỷ luật và phạm tội hình sự hồi tháng 3. Công việc kinh doanh mờ ám của vợ Quách Bá Hùng cũng bị phơi bày chi tiết trước công chúng. Con dâu Quách và em trai Quách tên là Quách Bá Quân - cựu quan chức tỉnh Sơn Tây đều đã bị điều tra riêng rẽ về tội tham nhũng trong năm 2014.
Theo truyền thông Trung Quốc, các cuộc họp nội bộ của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Kỷ luật Quân ủy Trung ương hôm 13/6 đều cam kết quét sạch tham nhũng, dù vụ tham nhũng Quách Bá Hùng "cực kỳ phức tạp".
Các nguồn tin nói rằng, Quách bị điều tra từ tháng 3, và ông này cố tự sát 3 lần dù đã ký cam kết không tự tử. Quách bị cáo buộc nhiều tội trạng như vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và luật pháp, bất hợp tác, sử dụng thủ đoạn trong quá trình điều tra như cố tự sát để trì hoãn, làm rối trí điều tra viên.
Quách còn bị buộc tội bè phái, phá hủy tài liệu, bằng chứng, hủ hóa nhiều lần. Theo điều tra ban đầu, Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu đã tham nhũng rất lớn từ việc bán quyền chức, quân hàm, bán đất quân sự, sửa đổi kết quả huấn luyện quân sự và thử nghiệm vũ khí, trao các dự án xây dựng quân sự cho gia đình và bạn bè, che giấu tài sản phi pháp...
Quách bị cáo buộc nhận trên dưới 1 triệu USD mỗi lần để thăng hàm người đưa hối lộ lên cấp tướng. Càng nhiều người muốn lên thiếu tướng, trung tướng thì số tiền hối lộ phải càng cao. Theo một nguồn tin, Quách cũng bị cho là sử dụng một căn cứ quân sự bí mật ở thành phố Quảng Châu (vốn dùng vào việc do thám các nước Đông Nam Á), để giúp cho một thương vụ mua bán vũ khí bất hợp pháp.
Theo Thục Ninh (tổng hợp)
Tiền Phong
Quách Bá Hùng lấy lòng Giang Trạch Dân như thế nào? Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng leo lên đỉnh cao quyền lực bằng cách khôn khéo lấy lòng Chủ tịch Giang Trạch Dân. Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng leo lên đỉnh cao quyền lực bằng cách khôn khéo lấy lòng Chủ tịch Giang Trạch Dân. South China Morning...