Trung Quốc “nhăm nhe” mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga
Các nhà bình luận quân sự Trung Quốc cho hay Bắc Kinh có thể trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại S-400 của Nga, vốn có thể giúp Trung Quốc hợp nhất các hệ thống chống tên lửa và phòng không, CCTV đưa tin.
Hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại S400 của Nga.
Hệ thống S-400 được trang bị radar mạnh và có các khả năng chống nhiễu, có thể thiết lập một hệ thống phòng thủ đa lớp với 3 tên lửa dẫn đường tầm xa khác nhau, theo dõi hàng trăm mục tiêu và tấn công 36 mục tiêu cùng lúc.
Paul Schwartz, một nhà nghiên cứu tại Chương trình Nga và Á-Âu thuộc Trung tâm nghiên cứu và chiến lược (CSIS) của Mỹ, cho hay S-400 có thể ảnh hưởng tới an ninh khu vực nếu Trung Quốc mua hệ thống và sử dụng nó, với tầm xa có thể bao trọn quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang tranh chấp với Nhật Bản.
Video đang HOT
Các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Nga về hệ thống S-400 đang gặp khó khăn do Trung Quốc có những nhu cầu khác nhau về phòng thủ, nhà bình luận sự Trung Quốc Du Wenlong cho hay.
Tầm xa và chiều cao hoạt động của hệ thống, tầm hoạt động của radar và số mục tiêu mà radar có thể theo dõi có thể được điều chỉnh. Ông Du cho hay vụ mua bán sẽ không chỉ là một thỏa thuận thương mại vũ khí đơn giản vì sự chuyển giao công nghệ có thể tăng cường việc tích hợp khả năng chống tên lửa và phòng không của Trung Quốc trong tương lai.
Không giống S-300, hệ thống S-400 có thể được so sánh với các vũ khí hiện đại nhất do các nước khác chế tạo và có hiệu năng vượt trội. Hệ thống có thể tấn công mục tiêu ở độ cao từ 10 mét đến 60 km và đánh chặn một tên lửa đạn đạo ở cách xa 30 km. Tuổi thọ của nó cũng được cải thiện đáng kể tới 20 năm.
Với hệ thống S-400 và các hệ thống tên lửa đất đối không Hongqi-9, S-300 và phiên bản cải tiến của S-300, Trung Quốc sẽ có thể xây dựng một hệ thống phòng thủ tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, ông Du nhận định. Nhờ đó, cơ hội đánh chặn các vũ khí dẫn đường độ chính xác cao như tên lửa dẫn đường nhiều khả năng sẽ gia tăng đáng kể trong tương lai, đồng thời mở rộng các loại mục tiêu mà Trung Quốc có thể đánh chặn.
Chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ cũng bị ảnh hưởng lớn nếu Trung Quốc mua được S-400. Hệ thống S-400 có thể bao phủ không phận Đài Loan và thậm chí bờ biển ở phía đông hòn đảo, và phản công các máy bay Mỹ xuất kích từ đảo Guam và Okinawa nếu nó được triển khai tại các khu vực ven biển của Trung Quốc ở Hoa Đông.
An Bình
Theo Dantri/Want China Times
Nhật cho phép Mỹ xây sân bay quân sự gần Senkaku/Điếu Ngư
Nhật Bản đã nhất trí cho phép Mỹ xây dựng một sân bay quân sự dọc bờ biển đảo Okinawa, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Sân bay mới sẽ thay thế cho sân bay Futema (ảnh), cũng nằm trên đảo Okinawa.
Giới chức quốc phòng và ngoại giao của cả hai nước đã đạt được thỏa thuận trên hôm 20/6. Theo đó, Mỹ sẽ xây dựng một sân bay quân sự trên một vùng đất nằm dọc bãi biển thuộc đảo Okinawa, gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Mỹ và Nhật đã nhất trí thiết lập một khu vực giới hạn dọc bờ biển Okinawa để phục vụ việc xây dựng sân bay mới. Tất cả các tàu thuyền, ngoại trừ các tàu thuyền liên quan tới việc xây dựng sân bay mới, đều bị cấm ra vào khu vực rộng 5,6 km2 khi lệnh cấm có hiệu lực.
Khu vực cấm nằm dọc bờ biển căn cứ quân sự Schwab của Mỹ tại Henoko, thuộc thành phố Nago, phía bắc đảo Okinawa. Theo một thỏa thuận song phương, sân bay sẽ được xây dựng để thay thế căn cứ không quân Futenma của Mỹ. Futenma hiện đang tọa lạc tại một khu vực đông dân cư ở thành phố Ginowan, cũng nằm trên đảo Okinawa.
Chính phủ Nhật có kế hoạch phê chuẩn vùng giới hạn tại một cuộc họp nội các trong tương lai gần.
Theo Dantri
Nhật Bản trang bị tên lửa chống hạm cho đơn vị ở Hoa Đông Đối mặt với sự mở rộng tiềm tàng của hải quân Trung Quốc tại Hoa Đông, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản có kế hoạch trang bị tên lửa chống hạm hiện đại nhất cho một đơn vị ở tây nam nước này, hãng tin JNN của Nhật cho biết. Bệ phóng di động cho tên lửa chống hạm Type 12...