Trung Quốc ngụy biện về quyền và lợi ích ở Biển Đông, Việt Nam lên tiếng
Việt Nam cho rằng tất cả quốc gia đều phải có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới các phát ngôn trên Twitter của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đề cập tới các quyền và lợi ích liên quan của Trung Quốc trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Việt Nam cho rằng tất cả quốc gia đều phải có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.
Chiều 14/7, trong chuỗi 10 dòng tweet chỉ trích việc Mỹ bác bỏ hàng loạt yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng các hoạt động của người dân Trung Quốc tại Biển Đông có từ hơn 2.000 năm trước và chủ quyền của Trung Quốc cũng như các quyền và lợi ích liên quan ở Biển Đông được thiết lập trong quá trình dài của lịch sử, có cơ sở pháp lý vững chắc trong lịch sử và pháp luật.
“Hơn 70 năm trước, Trung Quốc thu hồi hợp pháp quần đảo Nam Sa và Tây Sa bị Nhật chiếm đóng bất hợp pháp và tiếp tục thực thi chủ quyền. Thực tế, các tàu quân sự mà Trung Quốc sử dụng để thu hồi các đảo này do Mỹ cung cấp”, bà Hoa ngụy biện.
Nam Sa và Tây Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc hồi giữa tháng 4 ngang nhiên thông báo thành lập “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” tại cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Việt Nam ngay sau đó đã phản đối gay gắt động thái này của Bắc Kinh.
Chưa kể, 46 năm trước, ngày 19/1/1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong các tuyên bố đưa ra trước đây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhiều lần khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo đó, mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực cũng như nỗ lực của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trung Quốc mời Ngoại trưởng Mỹ thăm Tân Cương
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Ngoại trưởng Mỹ Pompeo được chào đón đến Tân Cương để chứng kiến khu vực này "không xảy ra vi phạm nhân quyền".
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhắc lại rằng Bắc Kinh không tìm cách thách thức hay thế chỗ Mỹ và kêu gọi Washington nhìn nhận Trung Quốc một cách khách quan. Theo bà Hoa, Mỹ chỉ đang "tự huyễn hoặc mình" nếu nghĩ rằng mọi thứ Trung Quốc làm đều là mối đe dọa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng mời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Trung Quốc và thăm Tân Cương để "tự thấy rằng không có vi phạm nhân quyền đối với người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong khu vực".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tại buổi họp báo ở Bắc Kinh hôm 15/7. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung ở Tân Cương. Bắc Kinh khẳng định các cơ sở này là "trung tâm đào tạo nghề" và họ đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Tuyên bố trên không thuyết phục các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tháng trước ký ban hành Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, trong đó kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương, gồm bí thư đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.
Ngoại trưởng Pompeo hôm 9/7 ra tuyên bố cho biết nước này trừng phạt nhiều quan chức Trung Quốc "vi phạm nhân quyền" với dân tộc thiểu số ở Tân Cương, trong đó có ông Trần Toàn Quốc.
"Mỹ sẽ không đứng yên khi Trung Quốc vi phạm nhân quyền nhắm vào các nhóm này", tuyên bố có đoạn viết, thêm rằng các nhóm thiểu số ở Tân Cương bị lao động cưỡng bức, bắt giam tùy tiện, bị kiểm soát dân số và xóa bỏ văn hóa cũng như tín ngưỡng đạo Hồi.
Người phát ngôn nêu quan điểm về lập trường của Mỹ ở Biển Đông Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Liên quan đến Tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo về lập trường của Hoa Kỳ đối với các yêu sách biển ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chiều nay nêu rõ: Người...