Trung Quốc ngụy biện chủ quyền về cái gọi là “Tây Sa”

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với quần đảo “Tây Sa”, tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo nguyên tắc “chủ quyền lịch sử”.

Bất chấp dư luận quốc tế, bất chấp những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam, Trung Quốc vẫn không rút giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hơn 1 tháng nay, Trung Quốc ngang ngược sử dụng vũ lực tấn công các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên biển và tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Ngày 8/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại công bố tài liệu biện minh cho yêu sách “chủ quyền” của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa, biện hộ cho hoạt động phi pháp của giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. Mặc dù lớn tiếng khẳng định chủ quyền với cái gọi là Tây Sa (mà thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) nhưng Trung Quốc không đưa ra được chứng cứ thuyết phục nào. Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng như các học giả nước này luôn né tránh hoặc giải thích quanh co khi được yêu cầu làm rõ về chủ quyền mà Trung Quốc đã tuyên bố. Trong khi đó, Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng pháp lý cũng như lịch sử để chứng minh chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc ngụy biện về chủ quyền “Tây Sa”

Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với quần đảo “Tây Sa”, tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo nguyên tắc “chủ quyền lịch sử”. Lập luận của nước này là: Người Trung Quốc đã phát hiện ra các đảo này sớm nhất và đã đặt tên cho chúng; Ngư dân Trung Quốc đã khai thác các đảo này từ hàng nghìn năm nay. Điều đó chứng minh chủ quyền của Trung Quốc; Trung Quốc đã thực hiện các hành động cai quản ở quần đảo này từ lâu đời…

Căn cứ nguyên tắc của luật pháp quốc tế về quyền thụ đắc lãnh thổ cho đến nửa cuối thế kỷ XIX, lập luận này của Trung Quốc liệu có đứng vững được không?

Trung Quốc ngụy biện chủ quyền về cái gọi là Tây Sa - Hình 1

Ảnh chụp từ bộ Atlas thế giới Bruxelles – 1827 khẳng định cực Nam của Trung Quốc giới hạn ở đảo Hải Nam.

Từ cuối thế kỷ XV, luật quốc tế công nhận các hành vi tượng trưng của việc sáp nhập lãnh thổ do quốc gia phát hiện ra thực hiện như là danh nghĩa nguyên thủy của việc chiếm hữu. Nhưng phát hiện với ý định sở hữu là chưa đủ để tạo ra quyền sở hữu đối với lãnh thổ vô chủ cho quốc gia phát hiện. Yếu tố tinh thần này phải được củng cố bằng yếu tố vật chất qua việc chiếm hữu thực sự, hiệu quả và quản lý hành chính trong một thời gian hợp lý, mà độ dài phụ thuộc vào hai yêu cầu: một là, sự khẳng định quyền lực trong vùng đó đối với không chỉ các chủ thể trong nước mà cả với các chủ thể ngoài nước; hai là, không có tranh chấp từ phía quốc gia khác. Tóm lại, quốc gia đó cần phải chứng minh được rằng, việc chiếm hữu là rõ ràng, hòa bình, liên tục và không có tranh cãi.

Đáng chú ý, riêng quyền phát hiện không được coi là đủ để đảm bảo quyền chiếm hữu xác định. Nó phải được củng cố bằng sự chiếm cứ thực sự do Nhà nước thực hiện. Việc một cá nhân hoặc nhiều cá nhân là công dân của một nước thực hiện hành vi chiếm hữu với tư cách cá nhân sẽ không tạo ra một danh nghĩa chủ quyền cho Nhà nước đó.

Về danh nghĩa lịch sử hay quyền phát hiện

Sách trắng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 30/1/1980 với nhan đề Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa khẳng định: “Từ thời Hán Vũ đế trước Công lịch hai thế kỷ, nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu đi lại trên biển Nam. Trải qua thực tiễn hàng hải lâu dài, nhân dân Trung Quốc đã lần lượt phát hiện các quần đảo Tây Sa và Nam Sa”. Để chứng minh danh nghĩa lịch sử của họ, phía Trung Quốc đã dựa trên những cuốn sách chính như: Nam châu dị vật chí; Vũ kinh tổng yếu; Mộng Lương Lục; Đảo di chí lược; Đông Tây dương khảo; Độc sử phương dư kỷ yếu,…

Tuy nhiên, các sách này hoàn toàn không phải là các chính sử do các cơ quan của Nhà nước Trung Quốc ấn hành. Không phải là những phát hiện với ý định sở hữu, nguồn tài liệu này đều là các chuyên khảo, tài liệu địa dư hoặc các sách hàng hải do các nhà địa lý hoặc nhà hàng hải chép về các chuyến đi, mô tả về các lãnh thổ, thể hiện những nhận biết chung về địa lý liên quan không chỉ tới lãnh thổ Trung Quốc mà còn là lãnh thổ của các nước khác. Những tài liệu này không đưa ra cơ sở khoa học vững chắc để kết luận rằng những địa điểm được đề cập trong các tác phẩm đó là Hoàng Sa mà Trung Quốc đã sở hữu hơn 2000 năm.

Theo ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu độc lập chuyên về cổ sử và cổ địa dư Trung Quốc, những tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra không có hiệu lực pháp lý: “Thời xưa, Trung Quốc có những nhà du hành, hàng hải, những thương thuyền,… Họ đi giao thiệp về chuyện buôn bán ở phía Nam. Trong quá trình đi, họ thấy những vùng đảo. Họ ghi chép lại. Đó là dạng sách du ký, không phải tư liệu chính thống của chính quyền Trung Quốc. Để xác lập chủ quyền, những điều được biên chép phải nằm trong chính sử, sách địa chí, Trung Quốc gọi là phương chí, những phương tiện được Nhà nước thừa nhận”.

Trung Quốc ngụy biện chủ quyền về cái gọi là Tây Sa - Hình 2

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân: Những tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra không có hiệu lực pháp lý.

Video đang HOT

Mặt khác, sự tiếp xúc riêng rẽ của những cư dân Trung Quốc đối với Hoàng Sa liệu có đủ để thiết lập chủ quyền của nước này tại đó không?

So sánh với các tiêu chuẩn quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, các ghi chép mà Trung Quốc viện dẫn không đủ chứng minh rằng quyền phát hiện đã được xác lập. Một đảo hoặc một quần đảo có thể là đối tượng nhận biết từ lâu đời của các nhà hàng hải, các ngư dân, các nhà địa lý,… nhưng chúng vẫn chỉ được coi là lãnh thổ vô chủ một khi quốc gia của họ chưa tiến hành một hành động Nhà nước nào tại đó. Các hoạt động tư nhân của các ngư dân Trung Quốc không thể mang lại hiệu lực pháp lý của “quyền phát hiện” và nó không thể được đánh đồng với quyền chiếm hữu.

Ông Hồ Bạch Thảo, nhà nghiên cứu về Biển Đông người Mỹ, gốc Việt, một chuyên gia cổ sử chỉ rõ, việc “chiếm cứ” này thiếu hẳn ý định của Nhà nước sáp nhập các đảo đó vào lãnh thổ quốc gia: Tôi nghiên cứu tất cả các sử liệu thời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh cho đến nhà Thanh thì chưa bao giờ thấy các nhà vua Trung Quốc xác nhận chỗ đó là lãnh thổ Trung Quốc. Chuyện ngư dân Trung Quốc khai thác cá, đánh bắt hải sản có thể xảy ra bất cứ thời nào. Chuyện đó không thể là căn cứ để khẳng định chủ quyền được. Chủ quyền phải do quốc gia thiết lập”.

Mặt khác, các thủy thủ và ngư dân Trung Quốc không phải là những người duy nhất qua lại các quần đảo. Biển Đông từ lâu đời đã có thuyền bè của người Ấn Độ, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và nhiều nước khác lai vãng tới.

Có thể các hoạt động của ngư dân sẽ kéo theo sự chú ý và ý định của Nhà nước trên lãnh thổ vô chủ. Tuy nhiên, yếu tố ý chí này không đủ khi còn thiếu yếu tố vật chất của các hoạt động Nhà nước trên thực địa.

Để chứng minh sự quản lý của Trung Quốc trên các đảo này từ hàng nghìn năm, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra ba sự kiện:

Sự kiện thứ nhất: Từ thời nhà Tống (960-1127), hải quân Trung Quốc đã đi tuần tra quân sự đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sự khẳng định này dựa trên cơ sở đoạn văn trích từ Vũ Kinh tổng yếu.

Về vấn đề này, Sách trắng năm 1981 của Việt Nam chỉ rõ, đoạn trích từ Vũ Kinh tổng yếu là sự kết hợp từ ba đoạn riêng rẽ khác nhau trong một đoạn sau lời tựa. Theo đó, trong đoạn trích này, có đoạn nêu Bắc Tống “lệnh cho quân nhà vua đi trấn giữ đặt dinh lũy thủy quân tuần biển ở Quảng Nam”, “đóng tàu chiến đao ngư”, có đoạn mô tả vị trí địa lý của đồn binh, đoạn khác tả lộ trình đi từ cảng Quảng Nam tới tận Ấn Độ Dương. Đó là hành trình khảo sát địa lý hơn là tuần tra lãnh thổ của Trung Quốc. Đó không thể là bằng chứng đầy đủ để nói rằng, ngay từ thời nhà Tống, quần đảo Hoàng Sa đã thuộc quyền quản lý của Trung Quốc.

Sự kiện thứ hai, đó là vào thế kỷ thứ XIII, Hoàng đế nhà Nguyên đã ra lệnh cho một nhà thiên văn học nổi tiếng là Quách Tử Kính đo đạc thiên văn, mà một trong những điểm quan trắc trong đó được thực hiện từ Hoàng Sa.

Thực ra, theo Nguyên Sử, bộ sử chính thức của nhà Nguyên, việc đo đạc thiên văn được ghi chép như sau: “Việc đo bóng mặt trời bốn biển ở hai mươi bảy nơi. Phía Đông đến Cao Ly, phía Tây đến Điền Trì, phía Nam qua Chu Nhai, phía Bắc đến Thiết Lặc”.

Nguyên Sử chép rõ tên 27 nơi đo đạc thiên văn, trong đó có những địa danh hoàn toàn không thuộc cương vực Trung Quốc như Cao Ly (Triều Tiên), Thiết Lặc (Siberia). Các quan trắc thiên văn này có phần tiến hành trên lãnh thổ Trung Quốc, có phần nằm ngoài cương vực Trung Quốc. Do đó, nó không thể tạo ra bằng chứng xác đáng cho chủ quyền Trung Quốc. Hơn nữa, một hành động nghiên cứu khoa học chưa đủ để tạo nên một danh nghĩa chủ quyền.

Sự kiện thứ ba, người Trung Quốc đưa ra tài liệu về một cuộc tuần biển được tổ chức trong khoảng các năm 1710-1712 dưới triều nhà Thanh. Ngô Thăng, Phó tướng thủy sư Quảng Đông chỉ huy chuyến đi này.

Nghiên cứu nghiêm túc cho thấy, những địa danh nêu trong đoạn trích này đều nằm xung quanh đảo Hải Nam. Quỳnh Nhai ở phía Bắc đảo Hải Nam. Đồng Cổ ở mỏm Đông Bắc đảo Hải Nam. Thất Châu Dương là vùng biển có bảy hòn đảo gọi là Thất Châu, nằm ở phía Đông đảo Hải Nam. Tứ Canh Sa là bãi cát ở phía Tây đảo Hải Nam. Rõ ràng, dõi theo hành trình này trên bản đồ, dễ dàng nhận thấy đó là một con đường đi vòng quanh đảo Hải Nam.

TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ, nay là Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao cho rằng, các văn kiện mà phía Trung Quốc trích dẫn không thể hiện được đã có việc kiểm soát quần đảo. Nó thiếu các yếu tố mà luật quốc tế thời đó đòi hỏi.

“Trung Quốc dựa vào cái gọi là chủ quyền lịch sử, danh nghĩa lịch sử. Căn cứ vào các sự kiện, các dữ liệu trong lịch sử để chứng minh chủ quyền là hết sức mơ hồ. Lịch sử có thể giúp tìm ra các bằng chứng có giá trị pháp lý để chứng minh chủ quyền, chứ không có nghĩa dùng các sự kiện được ghi trong lịch sử để chứng minh chủ quyền. Cho nên người ta căn cứ vào nguyên tắc thực sự: Đó là việc chiếm hữu với tư cách Nhà nước và thực thi chủ quyền đó rõ ràng, hoà bình, liên tục và có hiệu quả. Trung Quốc không có điều đấy”, TS Trần Công Trục phân tích.

Trung Quốc ngụy biện chủ quyền về cái gọi là Tây Sa - Hình 3

Giáo sư Carlyle A. Thayer: Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền dựa trên quyền lịch sử không được xác định rõ.

Ông Carlyle A. Thayer, Giáo sư Học viên Quốc phòng Australia bình luận: “Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền dựa trên quyền lịch sử không được xác định rõ. Đúng là các ngư dân Trung Quốc đã đến khai thác, Trung Quốc đã vẽ các quần đảo này lên bản đồ. Tuy nhiên, theo luật pháp quốc tế, việc phát hiện và đặt tên không có nghĩa là được sở hữu. Nếu theo cách suy luận của Trung Quốc thì liệu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể ra yêu sách với toàn bộ Đại Tây Dương hay không vì họ đã phát hiện ra nó từ thế kỷ XVI? Câu trả lời tất nhiên là không! Họ chỉ đi thuyền qua và phát hiện ra nó, chứ không sở hữu nó. Điều Trung Quốc nói rất ngang ngược”.

Các viện dẫn của Trung Quốc còn mâu thuẫn với chính các nguồn tư liệu của nước này. Có nhiều tài liệu địa lý cổ mô tả và phân định rõ lãnh thổ của Thiên triều kết thúc ở điểm cực Nam của đảo Hải Nam, như: Quỳnh Châu phủ chí (1731), Hoàng Triều di tông tâm lĩnh (1894), Đại Thanh di đồ (1905),…; hay các sách, bản đồ cổ khác của người Trung Quốc. Cụ thể, điểm mút phía nam của lãnh thổ Trung Quốc nằm ở Nhai Châu, thuộc phủ Quỳnh Châu, tỉnh Quảng Đông, tại vĩ độ 18 độ 13 phút Nam. Sách Trung Quốc Địa lý Giáo khoa thư, Thượng Vụ Ấn Thư quán, Thượng Hải năm 1906 xuất bản cũng khẳng định: “Phía Nam bắt đầu là vĩ độ 18 độ 13 phút Nam lấy bờ biển Châu Nhai đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) làm điểm mút”.

Tháng 5/2014, Việt Nam đã tiếp nhận và công bố bộ Atlas thế giới Bruxelles – 1827. Bộ Atlas này gồm 6 tập do nhà Địa lý học Philippe Vandemaelen, người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ, xuất bản năm 1827. Theo đó, Việt Nam được giới thiệu trong các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110. Tấm bản đồ số 106 vẽ đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 tới vĩ tuyến 16 (thuộc khu vực Trung kỳ, Đàng Trong của Việt Nam lúc bấy giờ). Trong tấm bản đồ này, quần đảo Hoàng Sa được vẽ rất cụ thể, chi tiết và chính xác. Nó được đặt trong mối tương quan với các đảo và khu vực ven bờ như Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Quy Nhơn, Nha Trang. Đáng chú ý, trong phần chú thích trên tấm bản đồ 106, Philippe Vandermaelen ghi rõ “Đế chế An Nam”, thể hiện rất rõ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, bản đồ cổ chính là những yếu tố khách quan có từ xa xưa đã phản ánh đúng thực tế lịch sử: “Bản đồ là hết sức khách quan của những người phương Tây hoặc từ những tác giả từ rất xa xưa khi mà chưa nảy sinh những vấn đề tranh chấp của ngày hôm nay. Tất cả những yếu tố khách quan đó càng chứng minh được, chủ quyền của chúng ta đã được xác lập từ xưa, cộng với những nguồn sử liệu trong nước, đặc biệt là những sử liệu thể hiện việc thực thi quyền quản lý liên tục, hòa bình, kể cả trách nhiệm đối với hàng hải thế giới. Những yếu tố xa xưa ấy lại là những giá trị rất thời sự cho ngày hôm nay”.

GS. TS Đỗ Tiến Sâm, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, lập luận của Trung Quốc trên cơ sở quyền phát hiện và sự quản lý là không đúng sự thật: “Những yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa với những chứng cứ lịch sử mà họ đưa ra hoàn toàn không đúng đắn. Những tài liệu, sử sách mà Trung Quốc viết đều không đề cập đến quần đảo Hoàng Sa. Có thể nói, chứng cứ lịch sử mà Trung Quốc đưa ra là không đúng sự thật”.

Rõ ràng, lập luận rằng, người Trung Quốc đã phát hiện, khai phá, khai thác và quản lý quần đảo Hoàng Sa từ cách đây 2000 năm là không thể đứng vững trước ánh sáng của Luật pháp quốc tế và thực tiễn hiện nay.

Những lời khẳng định rườm rà trong nhiều sách hay bài viết của Trung Quốc khẳng định một danh nghĩa lịch sử lâu đời của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa đều không có giá trị.

Theo PV/VOV

Trung Quốc trả giá vì ngang ngược ở Biển Đông

Bất chấp mọi sự chỉ trích, lên án và cảnh báo của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn ngày một lấn tới, hung hăng trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Hành động coi thường dư luận, chà đạp lên luật pháp và đi ngược lại mọi cam kết của Trung Quốc sẽ khiến nước này phải trả cái giá rất đắt.

Trung Quốc trả giá vì ngang ngược ở Biển Đông - Hình 1

Tàu Trung Quốc hung hăng bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam.

Trung Quốc đã lấn tới trong tranh chấp Biển Đông như thế nào?

Có một điều rất dễ nhận thấy là trong những năm gần đây, khi Trung Quốc ngày một lớn mạnh thì cũng là lúc người ta thấy nước này ngày một quyết liệt hơn, hung hăng hơn trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Trong tranh chấp với Philippines, khởi đầu từ một cuộc đối đầu giữa tàu thuyền của hai nước Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Scarborough, Trung Quốc dần dần giành luôn quyền kiểm soát bãi cạn này. Tiếp đó, Trung Quốc lại có cuộc đối đầu gay gắt với Philippines ở bãi cạn Second Thomas. Cụ thể, Trung Quốc đã đưa lực lượng ra chặn không cho tàu thuyền Philippines vào tiếp tế cho người của họ ở khu vực này.

Hành động của Trung Quốc đã khiến Philippines buộc phải đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông ra giải quyết ở toà án quốc tế bất chấp việc Bắc Kinh dùng đủ mọi cách để ngăn cản bước đi này. Manila giải thích rằng, họ đã dùng đủ mọi biện pháp hoà bình nhưng không có hiệu quả và vì thế, họ phải dùng đến "thanh gươm pháp lý".

Trong cuộc tranh chấp với Việt Nam, Trung Quốc cũng liên tiếp gây sóng gió ở những vùng biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.

Một trong những động thái hung hăng đáng chú ý đầu tiên ở Biển Đông trong những năm gần đây của Trung Quốc là việc nước này thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" kèm theo một loạt những hoạt động dựng chính quyền, triển khai quân đội ở nơi này. Năm 2012, Trung Quốc đã thông báo thành lập cái gọi là thành phố "Tam Sa" với phạm vi quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi đá ngầm ở 3 quần đảo lớn ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và nhanh chóng đưa quân đến đồn trú ở cái gọi là "thành phố Tam Sa" này.

Tiếp sau đó, Trung Quốc còn nhiều lần thông báo chào thầu quốc tế tại các lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam cũng như thường xuyên kéo một đội tàu hùng hậu đủ loại vào các vùng biển của Việt Nam để quấy nhiễu, gây rối.

Hành động hung hăng gây chú ý lớn nhất của Trung Quốc trong năm nay chính là việc nước này đưa cả một giàn khoan và hàng chục tàu thuyền, trong đó có cả tàu chiến, vào vùng biển của Việt Nam. Đây được xem là một bước lấn tới cực kỳ nghiêm trọng trong tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan 981 cùng các tàu ở vùng biển của Việt Nam rõ ràng là hành động cố tình và có chủ ý nhằm xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; cũng như đã vi phạm các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, và trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Hành vi và thái độ của Trung Quốc cũng đi ngược lại các thỏa thuận và nhận thức chung giữa Lãnh đạo hai nước và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Các văn kiện này đều nhấn mạnh việc các bên cần kiềm chế, không làm phức tạp thêm tranh chấp và tiến hành đàm phán, thương lượng để giải quyết bất đồng.

Trung Quốc sẽ phải trả cái giá đắt như thế nào?

Những hành động ngày một hung hăng, lấn tới của Trung Quốc ở Biển Đông không tránh khỏi việc nước này phải trả giá. Gần đây, một tờ báo quốc tế từng đăng tải một bài bình luận có nhan đề: "Bạn bè Châu Á của Trung Quốc đã đi đâu hết rồi?". Bài báo này đã chỉ ra rằng, chỉ trong mấy năm qua, tình hình ở Châu Á đã có nhiều thay đổi rất lớn, và chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân Trung Quốc. Từ một quốc gia mà luật pháp cấm sử dụng chiến tranh như là một cách để giải quyết các cuộc tranh chấp quốc tế, Nhật Bản bắt đầu tăng cường chú trọng đến việc phát triển năng lực quân sự. Từ chỗ không mấy mặn mà với Mỹ, Philippines đang ra sức thắt chặt quan hệ liên minh với Mỹ, mở rộng vòng tay đón quân Mỹ vào nước này. Indonesia bắt đầu thay đổi lập trường trung lập trong khi Malaysia bắt đầu phát triển quan hệ với Mỹ sau 48 năm.

Người ta từng nói, "bán anh em xa mua láng giềng gần" để nhấn mạnh tầm quan trọng của những người láng giềng xung quanh. Một nước có những người bạn láng giềng tốt, thân thiện sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn và ngược lại. Việc Trung Quốc gần đây có nhiều hành động ngang ngược trên Biển Đông sẽ khiến các nước láng giềng tức giận, quay lưng lại với họ. Điều đó đã được thể hiện rất rõ qua việc một loạt nước Châu Á gần đây có xu hướng ngả về phía Mỹ, thiết lập quan hệ gắn bó hơn, thân thiết hơn với Mỹ. Nhật Bản không còn muốn "đá" quân Mỹ ra khỏi quần đảo Okinawa như cách đây một vài năm. Philippines ký thoả thuận quân sự mới với Mỹ, cho phép Mỹ tiếp cận một loạt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ. Quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn cũng được củng cố thêm. Quan hệ giữa Mỹ và Malaysia cũng được tăng cường trong khi Myamar bắt đầu đón nhận "cái chìa tay" từ phía Washington.

Cùng với việc ngả về phía Mỹ, người ta cũng thấy bắt đầu có những dấu hiệu lập liên minh giữa các nước Châu Á để đối phó với Trung Quốc như liên minh Nhật Bản-Philippines.

Những diễn biến trên hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc bởi thế giới ngày nay đang toàn cầu hoá, các nước phụ thuộc lẫn nhau. Một quốc gia bị cô lập sẽ khó lòng mà phát triển được.

Mất mát thứ hai mà Trung Quốc phải hứng chịu khi có cách hành xử hung hăng, hiếu chiến ở Biển Đông là uy tín, là niềm tin, là danh dự.

Với sự lớn mạnh không ngừng của mình, Trung Quốc rõ ràng cũng muốn có được vị thế xứng đáng với sức mạnh của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để có thể trở thành một cường quốc, Trung Quốc cần phải xây dựng cho mình hình ảnh một quốc gia có uy tín và trách nhiệm.

Việc Trung Quốc bất chấp dư luận quốc tế, coi thường luật pháp quốc tế và chà đạp lên chính những cam kết mà họ từng đưa ra đã khiến hình ảnh của nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Kiệt Linh

Theo_VnMedia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tâm thư của người mẹ mất con trong vụ tài xế tránh xe máy, đâm bé gái tử vongTâm thư của người mẹ mất con trong vụ tài xế tránh xe máy, đâm bé gái tử vong
20:13:33 24/12/2024
Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangLời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
22:48:46 23/12/2024
Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Phút ám ảnh nhấc xe cứu nạn nhânVụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Phút ám ảnh nhấc xe cứu nạn nhân
07:58:01 24/12/2024
Vụ cháy nhà khiến 16 người thương vong ở TPHCM: Các nạn nhân hiện ra sao?Vụ cháy nhà khiến 16 người thương vong ở TPHCM: Các nạn nhân hiện ra sao?
07:37:05 24/12/2024
Vụ nổ làm 6 người thương vong ở Tây Ninh là do tự làm pháoVụ nổ làm 6 người thương vong ở Tây Ninh là do tự làm pháo
11:07:41 24/12/2024
Thông tin vụ người phụ nữ đi xe sang đá thùng rác ra giữa đườngThông tin vụ người phụ nữ đi xe sang đá thùng rác ra giữa đường
10:42:55 24/12/2024
Bão số 10 mạnh cấp 8, từ Phú Yên đến Cà Mau sẵn sàng ứng phóBão số 10 mạnh cấp 8, từ Phú Yên đến Cà Mau sẵn sàng ứng phó
20:04:37 23/12/2024
Cuộc sống của chàng trai Hà Nội sau 21 năm bị đánh ghen oan bằng bom thưCuộc sống của chàng trai Hà Nội sau 21 năm bị đánh ghen oan bằng bom thư
21:50:33 23/12/2024

Tin đang nóng

Nóng: Chồng minh tinh Trái Tim Mùa Thu đối diện án 5 năm tù vì xâm hại tình dục chị vợNóng: Chồng minh tinh Trái Tim Mùa Thu đối diện án 5 năm tù vì xâm hại tình dục chị vợ
12:51:19 25/12/2024
Bắt tài xế lùi xe khách làm chết người phụ nữ đang nghe điện thoạiBắt tài xế lùi xe khách làm chết người phụ nữ đang nghe điện thoại
15:35:39 25/12/2024
Sao nữ U50 khoe "visual" lão hóa ngược, đón Giáng sinh bên chồng trong căn penthouse gần 300 tỷSao nữ U50 khoe "visual" lão hóa ngược, đón Giáng sinh bên chồng trong căn penthouse gần 300 tỷ
13:02:01 25/12/2024
Bị bắt sau 12 năm hiếp dâm con riêng của vợ rồi bỏ trốnBị bắt sau 12 năm hiếp dâm con riêng của vợ rồi bỏ trốn
16:14:35 25/12/2024
Cụ ông xuất hiện ở hành lang bệnh viện buổi tối, trên tay cầm 1 thứ khiến nữ y tá vừa thấy đã hốt hoảngCụ ông xuất hiện ở hành lang bệnh viện buổi tối, trên tay cầm 1 thứ khiến nữ y tá vừa thấy đã hốt hoảng
12:48:58 25/12/2024
Máy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại KazakhstanMáy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại Kazakhstan
15:20:41 25/12/2024
Hồng Thanh giàu cỡ nào?Hồng Thanh giàu cỡ nào?
12:54:42 25/12/2024
Cuộc sống của Diễm My 9x sau 1 năm cưới chồng doanh nhânCuộc sống của Diễm My 9x sau 1 năm cưới chồng doanh nhân
12:57:16 25/12/2024

Tin mới nhất

Cảnh sát đập tường chữa cháy quán bar sau lưng Chợ Bến Thành

Cảnh sát đập tường chữa cháy quán bar sau lưng Chợ Bến Thành

15:15:49 25/12/2024
Nhận tin, Phòng PC07 cùng Công an quận 1 đã điều động nhiều xe chữa cháy chuyên dụng cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ có mặt, chia nhiều hướng tiếp cận đám cháy. Cảnh sát cũng leo lên căn nhà bên cạnh dùng búa đập tường để chữa cháy.
Vụ ô tô tông tử vong bé 17 tháng: Người điều khiển xe máy có phải liên đới chịu trách nhiệm?

Vụ ô tô tông tử vong bé 17 tháng: Người điều khiển xe máy có phải liên đới chịu trách nhiệm?

12:14:42 25/12/2024
Nhiều người cho rằng, cả tài xế xe ô tô và xe máy đều sẽ phải chịu trách nhiệm trong vụ việc ô tô đánh lái tránh xe máy khiến bé 17 tháng tuổi tử vong ở Tuyên Quang. Điều này có đúng không?
Trách nhiệm pháp lý của vợ tài xế tông tử vong bé 17 tháng tuổi

Trách nhiệm pháp lý của vợ tài xế tông tử vong bé 17 tháng tuổi

07:05:57 25/12/2024
Theo luật sư, từ những dữ liệu hiện có, chưa thể xem xét trách nhiệm của vợ tài xế về các hành vi như khai báo gian dối, không tố giác hay che giấu tội phạm.
Dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị ô tô khách lùi trúng tử vong

Dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị ô tô khách lùi trúng tử vong

20:08:55 24/12/2024
Đang dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân ở Khu công nghiệp Tân Hương, tỉnh Tiền Giang bị xe khách lùi trúng và cán chết thương tâm.
Người phụ nữ vừa lái ô tô vừa hát karaoke: Vì sao chưa xử phạt?

Người phụ nữ vừa lái ô tô vừa hát karaoke: Vì sao chưa xử phạt?

11:08:04 24/12/2024
Sáng 24/12, Công an huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã làm việc với bà N.T.L. (32 tuổi, trú tại xã Hòa An, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) về hành vi vừa lái ô tô vừa hát karaoke.
Hà Nội: Người phụ nữ tử vong trong phố Tạ Quang Bửu

Hà Nội: Người phụ nữ tử vong trong phố Tạ Quang Bửu

11:00:48 24/12/2024
Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đang làm rõ nguyên nhân tử vong của một phụ nữ trong phố Tạ Quang Bửu (phường Bách Khoa).
Vụ phát hiện thi thể trẻ sơ sinh ở bãi rác: Công an tìm tung tích nạn nhân

Vụ phát hiện thi thể trẻ sơ sinh ở bãi rác: Công an tìm tung tích nạn nhân

10:27:49 24/12/2024
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo truy tìm tung tích nạn nhân liên quan đến vụ việc phát hiện thi thể bé gái sơ sinh ở bãi rác xã Đông Nam.
Điệp viên Mossad tiết lộ về chiến dịch tình báo đặc biệt của Israel

Điệp viên Mossad tiết lộ về chiến dịch tình báo đặc biệt của Israel

09:58:47 24/12/2024
Hai cựu điệp viên cấp cao của tình báo Israel đã chia sẻ thông tin chi tiết về chiến dịch sử dụng bộ đàm và máy nhắn tin tấn công Hezbollah ở Li Băng.
Bão số 10 suy yếu kết hợp không khí lạnh, mưa lớn từ Đà Nẵng vào phía nam

Bão số 10 suy yếu kết hợp không khí lạnh, mưa lớn từ Đà Nẵng vào phía nam

09:34:24 24/12/2024
Bão số 10 (tên quốc tế Pabuk) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong 24 giờ tới. Tuy ít ảnh hưởng đến đất liền nhưng hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây mưa lớn nhiều nơi từ Đà Nẵng vào phía nam.
Giám đốc Nhật sang Việt Nam cảm ơn gia đình thực tập sinh

Giám đốc Nhật sang Việt Nam cảm ơn gia đình thực tập sinh

09:11:13 24/12/2024
Đây là năm thứ 4 hai doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức gặp mặt công ty phái cử Việt Nam, nghiệp đoàn quản lý đào tạo, sử dụnglao độngvà gia đình thực tập sinh.
Con ngõ bất ổn thường xuyên xảy ra tai nạn ở Hà Nội

Con ngõ bất ổn thường xuyên xảy ra tai nạn ở Hà Nội

08:05:57 24/12/2024
Ngõ 2 Nguyễn Viết Xuân trở thành con ngõ bất ổn nhất Hà Nội, khi liên tiếp xảy ra các vụ va chạm xe, nhẹ thì trầy xước, nặng có người gãy chân đi cấp cứu.
Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Gia đình hiếm muộn chỉ có một con

Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Gia đình hiếm muộn chỉ có một con

23:42:14 23/12/2024
Lãnh đạo UBND TP Tuyên Quang cho biết, bố mẹ cháu bé làm kinh doanh, gia đình hiếm muộn, mãi mới có được một người con thì lại xảy ra tai nạn thương tâm.

Có thể bạn quan tâm

Chung Hân Đồng trả giá đắt: Scandal với tình trẻ, lộ hình tượng chấn động ?

Chung Hân Đồng trả giá đắt: Scandal với tình trẻ, lộ hình tượng chấn động ?

Sao châu á

17:25:49 25/12/2024
Chung Hân Đồng đang gây xôn xao với diện mạo khác lạ sau scandal lộ ảnh riêng tư và chuyện tình ái ồn ào với Dư Diễn Long. Nữ nghệ sĩ không chỉ đối mặt với áp lực dư luận mà còn phải thích nghi với sự thay đổi rõ rệt về ngoại hình.
Cận cảnh voi ma mút được tìm thấy sau 50.000 năm trong Cổng Địa ngục

Cận cảnh voi ma mút được tìm thấy sau 50.000 năm trong Cổng Địa ngục

Lạ vui

16:48:26 25/12/2024
Sau 50.000 năm, chú voi ma mút con được bảo quản tốt nhất thế giới đã được tìm thấy trong miệng núi lửa ở Siberia có tên Cổng Địa ngục.
Phương Lan - Phan Đạt xuất hiện trên show truyền hình hậu ồn ào

Phương Lan - Phan Đạt xuất hiện trên show truyền hình hậu ồn ào

Tv show

16:24:50 25/12/2024
Trước khi tuyên bố đường ai nấy đi , Phương Lan và Phan Đạt từng tham gia gameshow ca nhạc và dành cho nhau những lời ngọt ngào.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối nhiều món đậm đà, trôi cơm

Hôm nay nấu gì: Cơm tối nhiều món đậm đà, trôi cơm

Ẩm thực

16:20:27 25/12/2024
Cơm tối nhiều món đậm đà, trôi cơm. Bữa ăn giàu cả đạm lẫn rau này vừa ngon lại cân bằng dinh dưỡng, cả nhà sẽ rất thích.
Tạm giữ tài xế ô tô tải đi vào đường cấm, bỏ chạy khi thấy cảnh sát

Tạm giữ tài xế ô tô tải đi vào đường cấm, bỏ chạy khi thấy cảnh sát

Pháp luật

16:19:00 25/12/2024
Cơ quan công an ở Quảng Nam vừa tạm giữ hình sự tài xế ô tô tải đi vào đường cấm, không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, lái xe bỏ chạy và lạng lách đánh võng trên đường.
Người đàn ông 60 tuổi chi 6 tỷ để cưới vợ trẻ 25 tuổi

Người đàn ông 60 tuổi chi 6 tỷ để cưới vợ trẻ 25 tuổi

Netizen

15:56:05 25/12/2024
Để cưới được vợ trẻ kém 35 tuổi người đàn ông 60 tuổi này đã không hề tiếc nuối hay hối hận với số tiền tỷ đã bỏ ra làm sính lễ.
Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?

Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?

Thế giới

15:41:45 25/12/2024
Các hãng truyền thông cho hay Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol là một người mê bói toán và thời điểm ra thiết quân luật có thể phần nào mang yếu tố tâm linh.
Cuộc sống của Thùy Anh sau biến cố bị cắt vai, đòi bồi thường 20 tỉ

Cuộc sống của Thùy Anh sau biến cố bị cắt vai, đòi bồi thường 20 tỉ

Sao việt

14:59:27 25/12/2024
Sau biến cố, Thùy Anh vẫn miệt mài với các hoạt động nghệ thuật. Bởi cô quan niệm: Dù có tin đồn hay câu chuyện có đi theo hướng nào thì việc tôi hiện diện, sống ra sao mới là điều quan trọng .
Cô gái Điện Biên lấy chồng cầu thủ nổi tiếng, sinh con đủ "nếp - tẻ", được chồng cưng chiều ở nhà lầu, xe sang

Cô gái Điện Biên lấy chồng cầu thủ nổi tiếng, sinh con đủ "nếp - tẻ", được chồng cưng chiều ở nhà lầu, xe sang

Sao thể thao

14:58:29 25/12/2024
Đình Trọng và vợ Huyền Trang vừa đón bé thứ hai chào đời, cặp đôi tổ chức lễ đầy tháng ấm cúng cho nhóc tỳ có biệt danh Nami mới đây. Trước đó, trung vệ Trần Đình Trọng và bà xã Huyền Trang kết hôn từ tháng 9/2023.
Danh ca Hương Lan hát 'Tình hoài hương' với dàn nhạc giao hưởng

Danh ca Hương Lan hát 'Tình hoài hương' với dàn nhạc giao hưởng

Nhạc việt

14:54:51 25/12/2024
Trong đêm nhạc lần này, Đức Trí vui mừng vì mời được danh ca Hương Lan về nước xuất hiện trong chương trình nhạc xuân của mình.
Cáo buộc bạn diễn quấy rối tình dục, Blake Lively được đồng nghiệp ủng hộ

Cáo buộc bạn diễn quấy rối tình dục, Blake Lively được đồng nghiệp ủng hộ

Sao âu mỹ

14:20:35 25/12/2024
Chỉ một ngày sau khi Blake Lively đệ đơn khiếu nại, Công ty Quản lý Tài năng WME đã chấm dứt hợp đồng với Justin Baldoni.