Trung Quốc ngừng nhập lúa mạch từ nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất Australia
Phía Trung Quốc giải thích việc đình chỉ nhập khẩu là do một số lô hàng lúa mạch của CBH Grain không đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết sẽ đình chỉ việc nhập khẩu sản phẩm lúa mạch của CBH Grain, công ty xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất Australia.
Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc vốn đang căng thẳng trong thời gian gần đây lại tiếp tục được đẩy cao khi mới đây Trung Quốc thông báo ngừng nhập khẩu lúa mạch từ nhà sản xuất ngũ cốc lớn nhất của Australia.
Ngành sản xuất lúa mạch Australia đang chịu nhiều thiệt hại từ lệnh cấm và thuế chống bán phá giá từ Trung Quốc. Ảnh AustralianFarmers
Trong một thông báo được gửi đến chính phủ Australia, Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới đây cho biết cơ quan này sẽ đình chỉ việc nhập khẩu sản phẩm lúa mạch của CBH Grain, công ty xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất Australia. Quyết định mới này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/9/2020. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, việc đình chỉ nhập khẩu là do một số lô hàng lúa mạch của CBH Grain xuất khẩu sang Trung Quốc đã không đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật.
Video đang HOT
Trong khi đó CBH Grain cho biết, tất cả hàng hóa của công ty đã được kiểm tra lại và đều đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch thực vật xuất khẩu của Australia. CBH Grain sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ Australia về lệnh cấm của Trung Quốc.
CBH Grain hiện là nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất Australia, hàng năm xuất khẩu hàng triệu tấn lúa mì, lúa mạch và cải dầu đến các nước châu Á và Trung Đông. Australia dự kiến sẽ sản xuất hơn 10 triệu tấn lúa mạch trong năm nay trong đó khoảng 30% là của công ty CBH Grain.
Trong một phát biểu vào ngày 2/9, Bộ trưởng Nông nghiệp bang Tây Australia, bà Alannah MacTiernan cho rằng, việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu lúa mạch từ CBH Grain có thể liên quan đến thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc. Trung Quốc đã cam kết tăng giá trị nhập khẩu nông sản từ Mỹ và do vậy ngành lúa mạch của Australia có thể bị ảnh hưởng.
Các nhà sản xuất lúa mạch Australia cho biết, họ đang hướng đến các thị trường như Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam và các nước Trung Đông để thay thế thị phần từ Trung Quốc, trong đó thị trường Saudi Arabia đang được các nhà sản xuất Australia quan tâm bởi đây hiện là nước tiêu thụ lúa mạch làm thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới.
Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp lên đến hơn 80% đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia. Nước này cũng đã ngừng nhập khẩu thịt bò từ 5 lò mổ tại Australia và đang tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với rượu vang Australia. Và với quyết định mới này, hàng nông sản Australia xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Trung Quốc bắt nhà báo Australia
Giới chức Trung Quốc bắt một công dân Australia làm người dẫn chương trình truyền hình ở nước này, Ngoại trưởng Australia cho biết.
Nhà báo Cheng Lei, người làm việc cho kênh quốc tế CGTN của đài truyền hình trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh, đã bị giữ trong hai tuần, Ngoại trưởng Australia Marise Payne hôm nay ra tuyên bố.
Chính phủ Australia nhận được thông báo từ chính quyền Trung Quốc về việc giữ Cheng vào ngày 14/8. Tuyên bố không nêu lý do Cheng bị bắt. Các quan chức Australia đã nói chuyện với Cheng qua cuộc gọi video vào ngày 27/8.
Cheng Lei, người dẫn chương trình của CGTN. Ảnh: CGTN.
Gia đình Cheng ở Australia hy vọng có "một kết luận thỏa đáng và kịp thời" và đang trao đổi với Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Australia. Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa bàn luận về vấn đề này.
Đài ABC đưa tin Cheng chưa bị buộc tội, nhưng đang bị giữ theo hình thức "giám sát tại một địa điểm được chỉ định", cho phép các nhà điều tra Trung Quốc giữ và thẩm vấn một nghi phạm tối đa 6 tháng trong khi nghi phạm không được tiếp cận trợ giúp pháp lý.
Cheng sinh ra ở Trung Quốc, tốt nghiệp Đại học Queensland, làm việc 5 năm trong một số doanh nghiệp ở Melbourne và nhập tịch Australia trước khi trở lại Bắc Kinh năm 2003. Cheng từng là phóng viên thường trú ở Trung Quốc của kênh Mỹ CNBC trong 9 năm. Từ năm 2013, cô là phóng viên mảng kinh doanh cho CGTN.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Canberra gia tăng kể từ khi chính phủ Australia kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc Covid-19. Bắc Kinh đã áp đặt thuế quan thương mại và thực hiện điều tra chống bán phá giá đối với nhiều sản phẩm Australia.
Trung Quốc tiếp tục điều tra vang Australia Trung Quốc tuyên bố điều tra chống trợ cấp với rượu vang nhập khẩu Australia, hai tuần sau khi thực hiện điều tra chống bán phá giá mặt hàng này. Bộ Thương mại Trung Quốc đăng trên trang web cho biết cuộc điều tra chống trợ cấp được khởi động vào ngày 31/8, sau khi có yêu cầu từ Hiệp hội Công nghiệp...