Trung Quốc ngưng lấy nội tạng của tử tù từ 2015
Lệnh cấm có tác dụng từ ngày 1.1.2015, động thái này nhằm đáp lại cáo buộc của các tổ chức nhân quyền quốc tế việc tử tù bị ép hiến nội tạng. Vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ làm gì để bù vào thiếu hụt nội tạng trong tương lai.
Hình ảnh một cả phẩu thuật- Ảnh: Reuters
Trung Quốc là nước duy nhất sử dụng nội tạng những tù nhân sắp bị hành quyết một cách có hệ thống cho phẫu thuật cấy ghép. Đây là vấn đề luôn gây tranh cãi và bị tổ chức nhân quyền quốc tế lên án.
“Đất nước này sẽ chấm dứt một cách toàn diện việc sử dụng tử tù như một nguồn cung cấp nội tạng phục vụ cho cấy ghép y học từ 1.1.2015″, Southern Metropolis Daily ngày 4.12 dẫn lời Hoàng Khiết Phu (Huang Jiefu), Giám đốc Ủy ban Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng Trung Quốc, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế.
Ông Hoàng Khiết Phu tuyên bố tất cả nội tạng để cấy ghép trong tương lai sẽ đến từ người hiến tặng. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc quan ngại việc hiến tạng sẽ gặp khó khăn bởi người Trung Quốc quan niệm rằng cơ thể họ nguyên vẹn thì sẽ được tái sinh khi chết.
Trước đó, Bắc Kinh cam kết kết thúc việc sử dụng nội tạng tử tù trong vòng 2 năm kể từ tháng 11.2012. Sau đó, lời hứa của Bắc Kinh được khơi lại vào giữa năm 2013 khi nước này cam kết chấm dứt việc này vào giữa năm 2014. Tuy nhiên, lời hứa lần này lại được đẩy kỳ hạn đến đầu năm 2015.
Video đang HOT
Lần này, chính phủ Trung Quốc đã kiên quyết chấm dứt hành động “phi đạo đức” mà các nhà phân tích gọi là việc làm “hoen ố bộ mặt Trung Quốc” sau nhiều lần cam kết nhưng vẫn không thực hiện được, theo Reuters.
Tù nhân tại một nhà tù Trung Quốc nghe một bài phát biểu – Ảnh: Reuters
Các tổ chức nhân quyền quốc tế cáo buộc Trung Quốc mổ lấy nội tạng của tử tù là đánh cắp khi không được sự đồng ý của họ và gia đình tử tù nhưng Bắc Kinh luôn bác bỏ những cáo buộc đó.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm buôn bán nội tạng người năm 2007 nhưng mức cầu trên thị trường quá lớn. Mỗi năm ước tính có 300.000 người chờ được cấy ghép nhưng chỉ có 10.000 trường hợp phẫu thuật.
Thiếu hụt nội tạng và lợi nhuận là lý do khiến tình trạng mua bán nội tạng bất hợp pháp tràn lan, khó kiểm soát, mà 90% nội tạng trong số đó có nguồn từ tù nhân, theo Reuters. Chỉ có 1.448 người hiến nội tạng từ năm 2010 đến 2013. Ước tính 64% nguồn nội tạng để cấy ghép tính từ cuối năm 2012 ở Trung Quốc lấy từ tù nhân bị tử hình.
Thực tế, Trung Quốc có tỉ lệ hiến nội tạng rất thấp, mỗi 1 triệu công dân mới có 0,6 người hiến tặng, ở Tây Ban Nha tỷ lệ hiến tặng là 37 người trên 1 triệu công dân, cao hơn Trung Quốc rất nhiều, South China Morning Post dẫn lời ông Hoàng.
Hoàng Nhân – Mộc Di
Theo Thanhnien
Tiết lộ chấn động về hoạt động đưa người di cư trái phép vào châu Âu
Nếu không thể trả được tiền, người di cư sẽ phải trả bằng các bộ phận bên trong cơ thể mình.
Một cuộc điều tra của cảnh sát Ý vừa được tiết lộ cho biết, những kẻ buôn người quốc tế đã buộc những người di cư bán nội tạng của họ để trả tiền phí đưa họ từ châu Phi sang châu Âu.
Cảnh sát Ý đã bắt giữ 5 nghi phạm trong đường dây vận chuyển người di cư trái phép với cáo buộc đã lấy thận và các bộ phận cơ thể khác của người di cư.
Người di cư dùng những con thuyền không dành cho đi biển hoặc xuồng phao để tới châu Âu.
Một số tỉnh miền Nam của nước Ý chỉ nằm cách châu Phi 130km nên trở thành cửa ngõ cho những người di cư muốn tìm kiếm một cuộc sống mới ở trời Âu.
Gần 150.000 người đã thực hiện hành trình vượt biển này cho đến đầu năm 2014. Nhưng trước khi đến được đích họ đã phải trải qua một loạt rủi ro, thậm chí là cả đe dọa tới tính mạng.
Ước tính khoảng 3.000 người trong số những người châu Phi tìm cách di cư đến Ý đã thiệt mạng do đắm tàu thuyền vì phương tiện chở quá tải hoặc không an toàn.
Để được đặt chân lên những con tàu thường xuyên đông đúc và thậm chí không được thiết kế để vượt biển, họ phải trả cho những kẻ dẫn đường 1.500 euro tiền phí. Nếu không thể trả được tiền, họ sẽ phải trả bằng các bộ phận bên trong cơ thể mình.
Theo các nhà điều tra Ý, nhóm tổ chức di cư bất hợp pháp người Libya và Eritrea sau khi đưa những người không đủ khả năng trả tiền phí tới Ý mới quyết sử dụng họ như nô lệ đem bán hay lấy các bộ phận cơ thể.
Các nhà chức trách Ý tin rằng 5 người đàn ông mới bị bắt trên chịu trách nhiệm về thảm kịch ở ngoài khơi đảo Lampedusa hồi năm ngoái đã giết chết 300 người.
Những tiết lộ kinh khủng trên được xem chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong ngành thương mại quốc tế mua bán nội tạng người.
Theo Giáo Dục
Căng thẳng Nga-Ukraine chia rẽ nhiều gia đình, bạn bè Mariya Brovinska, người Ukraine, luôn cố gắng để gần gũi với những người họ hàng ở Nga, nhưng bất đồng hiện nay về cuộc khủng hoảng ở quê nhà cô đã khiến mối quan hệ bị cắt đứt. Người dân ở miền đông Ukraine đang đối mặt với nhiều khó khăn. Dì và những người anh em họ của cô ở tây bắc...