Trung Quốc nghi triển khai vận tải cơ lớn nhất đến Trường Sa
Vận tải cơ Y-20 lớn nhất Trung Quốc hạ cánh trái phép xuống đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo ảnh vệ tinh.
Ảnh vệ tinh do hãng Maxar Technologies công bố tuần trước cho thấy một vận tải cơ hạng nặng Y-20 Trung Quốc đậu trên đường băng tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 25/12/2020. Không có hoạt động bốc dỡ hay tải hàng nào từ chiếc Y-20 được phát hiện trong ảnh.
Bức ảnh sau đó được Ken Joyce, giám đốc quản lý sản phẩm của Maxar Technologies, một công ty công nghệ vũ trụ của Mỹ, đăng lên mạng xã hội. “Máy bay vận tải Y-20 được phát hiện tại đá Chữ Thập. Do DeepCore AI/ML phát hiện”, ông viết.
Chiếc Y-20 nghi hạ cánh trái phép tại đá Chữ Thập hôm 25/12/2020. Ảnh: Maxar Technologies .
Nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết đó là hoạt động nhằm đánh giá tính năng của dòng Y-20. “Đây là lần đầu Trung Quốc triển khai vận tải cơ Y-20 đến quần đảo Trường Sa”, người này nói thêm.
Vận tải cơ Y-20 do tập đoàn Tây An hợp tác với hãng Antonov của Ukraine phát triển, cất cánh lần đầu tháng 1/2013. Quân đội Trung Quốc biên chế Y-20 vào tháng 7/2016 và đang sở hữu hơn 20 vận tải cơ này.
Y-20, mẫu vận tải cơ lớn nhất trong biên chế Trung Quốc hiện nay, có thể chở 55 tấn hàng, đạt tốc độ tối đa hơn 900 km/h với trần bay 13.000 m. Trung Quốc cũng đang phát triển một loại động cơ mới có thể tăng tải trọng của phi cơ này lên 20%.
Chữ Thập là một trong 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1988 và bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo và xây dựng các công trình quân sự hóa. Trung Quốc xây dựng một đường băng khoảng 3.000 mét tại đảo nhân tạo này, có thể cho phép chiến đấu cơ, vận tải cơ cỡ lớn cất hạ cánh.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời đã nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hành động trái phép, làm phức tạp thêm tình hình, đe dọa hòa bình và ổn định tại Biển Đông.
Tiêm kích Australia lao khỏi đường băng
Tiêm kích F/A-18F Australia gặp sự cố khi cất cánh buộc tổ lái phóng ghế thoát hiểm, phi cơ sau đó lao tự do ra ngoài đường băng.
Sự cố xảy ra chiều 8/12 khi một tiêm kích đa năng F/A-18F Super Hornet của không quân Australia chuẩn bị xuất phát từ căn cứ Amberley, miền đông nước này. Phi cơ dường như có số hiệu A44-223, là chiếc thứ ba cất cánh trong phi đội 7 tiêm kích F/A-18F tham gia diễn tập.
Chiếc F/A-18F lao khỏi đường băng trong sự cố hôm 8/12. Video: 7 News .
Nhân chứng cho biết chiếc Super Hornet có thể gặp sự cố động cơ khi đang tăng tốc và chuẩn bị rời mặt đất. Video tại hiện trường cho thấy tổ lái hai người phóng ghế thoát hiểm và tiếp đất gần đó, trong khi chiếc F/A-18F tiếp tục trôi tự do và lao khỏi đường băng. Phi cơ dừng hẳn trong trạng thái chúi mũi do càng trước bị sập hoặc lún sâu xuống đất.
Máy bay mang theo hai tên lửa đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, cùng một tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X và một cụm thiết bị định vị dùng trong huấn luyện không chiến (ACMI), cùng hai thùng dầu phụ. Hiện chưa rõ các tên lửa trên máy bay gặp nạn là phiên bản huấn luyện hay chiến đấu.
Bộ Quốc phòng Australia cho biết hai phi công không gặp nguy hiểm tính mạng. Nguyên nhân sự cố và mức độ thiệt hại chưa được xác định. Không quân Australia đang tiến hành điều tra, đồng thời ra lệnh cấm bay với toàn bộ chiến đấu cơ F/A-18F và tiêm kích tác chiến điện tử EA-18G Growler.
Australia đang vận hành phi đội 24 tiêm kích F/A-18F với giá 75 triệu USD mỗi chiếc. Toàn bộ đều đóng tại căn cứ Amberly và đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu đầy đủ từ cuối năm 2012. Tiêm kích Super Hornet của nước này từng tham gia nhiệm vụ chiến đấu tại Iraq và Syria trong lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu.
Chuyên gia Nhật: Trung Quốc dùng khinh khí cầu giám sát Biển Đông Theo chuyên gia quân sự Nhật, căn cứ khinh khí cầu mới ở Đại Liên là một phần của hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của nước này, để giám sát khu vực. Năm 2015, nhiều báo cáo cho biết Trung Quốc đang thử nghiệm hệ thống phát hiện tên lửa được triển khai trên các khí cầu. Cho đến nay, Bắc...