Trung Quốc ngày càng bị cô lập trong vấn đề Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Chiến lược ngoại giao pháo hạm, lấy mạnh hiếp yếu của Trung Quốc ngày càng khiến họ bị cô lập trong vấn đề Biển Đông.

Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tiếp có những hành động làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Kể từ ngày 4/7, nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 ( HD-8) của Trung Quốc đã hai lần xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Lần thứ nhất diễn ra từ ngày 4/7 đến ngày 7/8. Lần tái diễn vi phạm thứ hai xảy ra sau đó chỉ ít ngày (ngày 13/8) và kéo dài cho tới nay.

Hành động đó của Trung Quốc phải đối mặt với sự lên tiếng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Mới đây nhất, trong một thông cáo phát đi ngày 28/8, người phát ngôn của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định quan điểm của khối này về các diễn biến bất ổn trên Biển Đông thời gian qua. Theo đó, EU cho rằng “ những hành động đơn phương trong các tuần qua trên Biển Đông đã gây leo thang căng thẳng và làm xấu đi môi trường an ninh hàng hải, cho thấy nguy cơ nghiêm trọng với sự phát triển kinh tế hòa bình trong khu vực“.

Trung Quốc ngày càng bị cô lập trong vấn đề Biển Đông - Hình 1

Nhà giàn DK1.

Mỹ và nhiều nước khác cũng liên tục lên án hành vi “ bắt nạt, can thiệp mang tính áp bức của Trung Quốc nhằm vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông“.

Bộ Quốc phòng Mỹ còn khẳng định, với cách hành xử như vậy Bắc Kinhsẽ không thể giành được lòng tin của các nước láng giềng hay sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế nếu như vẫn tiếp tục triển khai chiến thuật bắt nạt“.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 ở Thái Lan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định tình hình Biển Đông đang diễn biến phức tạp, trong đó có các hành động đơn phương như quân sự hoá, gia tăng tập trận quân sự, đặc biệt là tàu khảo sát HD-8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép.

Về phần mình, cũng tại Hội nghị trên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị lại lên tiếng cảnh báo các nước bên ngoài khu vực không nên lợi dụng “những khác biệt vốn đã để lại từ quá khứ” để gieo rắc sự ngờ vực giữa Trung Quốc và các nước ASEAN; phản đối sự can thiệp của các nước bên ngoài khu vực trong vấn đề Biển Đông; coi ASEAN là một ưu tiên trong khu vực lân cận của mình; đồng thời ca ngợi về những tiến bộ liên quan tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Đánh giá về những diễn biến gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, TS Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế (CSSD) cho rằng: “ Trung Quốc đang bị cô lập trên trường quốc tế trong vấn đề Biển Đông. Trong thế cô lập ấy, họ sử dụng sức mạnh của ba thứ quân (hải quân, cảnh sát biển, ngư dân quân) hoạt động tại Biển Đông và hiện tại ở khu vực bãi Tư Chính, vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam và trong thềm lục địa phía Nam.

Trung Quốc ngày càng bị cô lập trong vấn đề Biển Đông - Hình 2

Hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông không phải là hành vi của một quốc gia có trách nhiệm, quan tâm đến vận mệnh chung của cộng đồng quốc tế. TS. Nguyễn Ngọc Trường

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường nhấn mạnh, đây là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc, Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế ngày 12/7/2016. Hành động của Trung Quốc cũng đi ngược lại các thỏa thuận cấp cao của lãnh đạo hai nước đề ra trong 5 năm qua. Hành động của Trung Quốc càng chứng tỏ họ là quốc gia không tuân thủ luật pháp quốc tế.

Những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông chính là minh chứng cho việc lấy mạnh hiếp yếu. Đó cũng chính là chính sách bá đạo của Trung Quốc tại Biển Đông. Đây không phải là hành vi của một quốc gia có trách nhiệm, quan tâm đến vận mệnh chung của cộng đồng quốc tế”, TS. Trường khẳng định

Mặc dù Trung Quốc vẫn luôn thể hiện “bộ mặt thiện chí” trên bàn đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), nhưng theo TS. Nguyễn Ngọc Trường, đó chỉ là “những tuyên bố đánh lừa dư luận”.

“Trung Quốc đưa ra thời hạn 3 năm trong đàm phán COC nghe có vẻ thiện chí muốn giải quyết sớm vấn đề, nhưng thực chất là nhằm lợi dụng lúc chính quyền của Tổng thống Duterte của Philippines điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc (2018-2021), đồng thời tạo áp lực thời gian đối với các nhà đàm phán ngoại giao ASEAN, như đã từng tiến hành với một trong số nước trong các cuộc đàm phán phân định biên giới trên bộ, trên biển cuối những năm 1990” – chuyên gia nhận định.

TS. Nguyễn Ngọc Trường cho biết thêm: “ Những hành động gây hấn của Trung Quốc cũng là nhằm gây áp lực lên các nước có lợi ích sát sườn tại Biển Đông trong khối ASEAN trên bàn thương lượng COC, thể hiện rõ ý đồ dùng COC để hiện thực hóa hiện trạng mới trái phép tại Trường Sa, Hoàng Sa và Biển Đông“.

Việt Nam bấy lâu nay vẫn luôn kiên trì đấu tranh bằng con đường hòa bình, nhưng có vẻ như đó không phải cách mà Trung Quốc muốn để giải quyết vấn đề. Những hành động hung hăng, không ngừng làm leo thang căng thẳng của Bắc Kinh tại Biển Đông đã cho thấy điều đó.

“Việt Nam muốn có hòa bình, Trung Quốc cũng không muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, để đối mặt với một Trung Quốc quen lấy mạnh hiếp yếu, chúng ta cần có những biện pháp kiên quyết, nhưng đồng thời phải hành động lý trí, dựa trên luật pháp quốc tế” – TS Nguyễn Ngọc Trường nhận định.

Theo chuyên gia, vì ý đồ và mục tiêu của Trung Quốc là không đổi, và Trung Quốc sẽ không dừng lại cho đến khi đạt được những yêu sách của mình, cho nên những diễn biến tiếp theo sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý chí và quá trình đấu tranh của Việt Nam, bao gồm cả đấu tranh dư luận và đấu tranh pháp lý. “ Đấu tranh báo chí, dư luận kịp thời là hết sức cần thiết. Phải tiếp tục phi nhạy cảm hóa vấn đề Biển Đông và các sự cố trên biển” – Tiến sĩ nhấn mạnh.

Video đang HOT

Chúng ta cần đấu tranh dư luận, vận động quốc tế mạnh mẽ hơn nữa, nếu không muốn thấy Trung Quốc đẩy mạnh chiến thuật gây sức ép với Việt Nam, giống như đã từng làm với Ấn Độ tại khu vực giáp ranh biên giới giữa hai nước vào năm 2017. Việt Nam nên học tập bài học kiên định của Ấn Độ” – chuyên gia kết luận.

Căng thẳng Trung – Ấn bùng lên từ giữa tháng 6/2017, khi quân đội Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới tiến vào vùng tranh chấp ở Doklam giữa Bhutan và Trung Quốc để xây dựng các công trình giao thông. Phản đối bất thành, Bhutan đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc.

Ấn Độ sau đó triển khai vài trăm binh sĩ tới Doklam. Bắc Kinh cho rằng New Delhi phải rút quân vô điều kiện và ngay lập tức khỏi Doklam để giải quyết tình trạng đối đầu. Truyền thông Trung Quốc còn cảnh báo Ấn Độ sẽ phải đối mặt với thất bại tồi tệ hơn so với cuộc chiến biên giới năm 1962.

Sau đó, Trung Quốc còn cho triển khai tập trận ào ạt để uy hiếp Ấn Độ, nhưng Ấn Độ vẫn kiên quyết đóng quân ở lại. Cuối cùng, hai bên đã phải xuống thang, tiến tới đàm phán và đồng loạt rút quân.

VĂN ĐỨC

Theo VTC

'Không chấp nhận TQ dùng đường lưỡi bò để xâm phạm vùng biển VN'

Tàu khảo sát Hải Dương 8 và các tàu hộ tống Trung Quốc đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của VN từ hôm 13/8, tiếp tục các hành vi gây hấn "dựa trên sức mạnh".

Trong tuyên bố ngày 16/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: "Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982".

'Không chấp nhận TQ dùng đường lưỡi bò để xâm phạm vùng biển VN' - Hình 1

Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh. Ảnh: Việt Linh.

Việt Nam "đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam", bà Hằng cho biết.

Trao đổi với Zing.vn về diễn biến này, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhận định Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển các nước không chỉ lần này, mà từ nhiều năm qua, trong "mưu đồ kiểm soát Biển Đông" và ngăn cản các nước "khai thác và sử dụng tài nguyên trên những vùng biển hợp pháp" của mình.

Cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ cũng nói nếu không ngăn chặn, đây sẽ là tiền lệ nguy hiểm trong khu vực và Việt Nam cần "chuẩn bị mọi phương án", bao gồm "đưa ra công lý quốc tế" trước hành vi vi phạm công ước luật biển của Trung Quốc.

'Không chấp nhận TQ dùng đường lưỡi bò để xâm phạm vùng biển VN' - Hình 2

Tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc. Ông Phạm Quang Vinh nói Trung Quốc đang sử dụng đường lưỡi bò đã bị quốc tế phản bác là phi lý để xâm phạm vùng biển Việt Nam. Ảnh: Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc.

Trung Quốc tái diễn vi phạm: Tiền lệ nguy hiểm ở khu vực

- Tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng các tàu hộ tống đã quay lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 13/8. Ông nhận xét gì về diễn biến này?

- Đây là việc rất nghiêm trọng khi Trung Quốc tái diễn xâm phạm các vùng nước, vùng biển của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Trung Quốc vẫn nói là muốn phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác với khu vực nhưng chính việc làm này của Trung Quốc đã làm xói mòn lòng tin ở khu vực. Không thể chấp nhận việc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, ỷ vào sức mạnh, sử dụng đường lưỡi bò đã bị quốc tế phản bác là phi lý để xâm phạm vùng biển hợp pháp của các nước.

Việc Trung Quốc tái diễn vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS hiện nay, nếu không ngăn chặn, sẽ là tiền lệ nguy hiểm ở khu vực và với các nước. Điều này làm xói mòn lòng tin và nỗ lực của khu vực mong muốn hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, điều có lợi cho tất cả các nước, trong đó có chính bản thân Trung Quốc. Càng là nước lớn, càng phải có trách nhiệm trong việc đóng góp vào hòa bình, ổn định, thực hiện luật pháp quốc tế và công ước luật biển.

- Các nhà quan sát cho biết sau khi rời khu vực vào ngày 7/8, tàu Hải Dương 8 có thể đã đi đến tiếp nhiên liệu tại khu vực Đá Chữ Thập, đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái pháp luật thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các đảo nhân tạo này đã bắt đầu được Trung Quốc tận dụng, phục vụ cho các hành vi hung hăng trên Biển Đông?

- Trung Quốc tôn tạo các đảo đá ở Biển Đông nhằm thực hiện mưu đồ kiểm soát Biển Đông. ASEAN và các nước đã phản đối, bác bỏ việc làm này của Trung Quốc, coi đây là hành động bất hợp pháp. Nay họ lại dùng làm căn cứ để xâm phạm vùng biển hợp pháp của các nước khác thì lại càng không thể chấp nhận.

Lúc này, hơn bao giờ hết, quốc tế và khu vực càng cần lên tiếng phản đối các hành vi vi phạm của Trung Quốc, trong đó có việc tôn tạo trái phép, quân sự hóa ở các đảo đá, bãi tạm ở Biển Đông.

- Điều tàu thăm dò địa chất xuống khu vực nam Biển Đông, liệu Trung Quốc có ý đồ muốn Việt Nam từ bỏ ý định khai thác dầu khí ngay trên vùng đặc quyền kinh tế của mình và khiến các công ty nước ngoài e sợ khi hợp tác với VN?

- Trước hết, cần phản đối việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển hợp pháp của Việt Nam. Đây là sự vi phạm luật pháp quốc tế, công ước luật biển. Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển các nước không chỉ lần này mà từ nhiều năm qua.

Quốc tế cần cảnh giác và phản đối việc Trung Quốc mưu toan áp đặt đường lưỡi bò, biến vùng biển của các nước thành vùng tranh chấp để xâm phạm và tìm cách kiểm soát khu vực Biển Đông. Điều này không có lợi cho hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn trong khu vực. Thế giới cần phải phản bác điều đó.

Thứ hai, bằng việc lấn tới như vậy, Trung Quốc mưu toan cản phá các nước thực thi các quyền hợp pháp của mình, trong đó có việc khai thác và sử dụng tài nguyên trên những vùng biển hợp pháp theo luật pháp quốc tế và UNCLOS.

Cần nhấn mạnh, Trung Quốc không chỉ làm vậy với Việt Nam, mà còn với nhiều nước trong khu vực. Việc này là không thể chấp nhận và là tiền lệ nguy hiểm, cần phải bị phản bác.

'Không chấp nhận TQ dùng đường lưỡi bò để xâm phạm vùng biển VN' - Hình 3

Tàu hải cảnh 3901 của Trung Quốc tham gia hộ tống tàu Hải dương Địa chất 8. Ông Phạm Quang Vinh nói Trung Quốc đang dùng các đảo nhân tạo, xây dựng trái pháp luật làm căn cứ hậu cần để xâm phạm vùng biển hợp pháp của các nước. Ảnh: SCMP.

Việt Nam chuẩn bị "mọi phương án", bao gồm "đưa ra công lý quốc tế"

- Việt Nam có nên cân nhắc biện pháp pháp lý trước các hành động vi phạm luật pháp quốc tế và công ước luật biển của Trung Quốc?

- Chúng ta muốn hoà bình, hoà hiếu, song kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo. Chúng ta luôn dựa trên luật pháp quốc tế, công ước luật biển để nói với quốc tế và khu vực chính nghĩa của mình và yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ.

Thời gian qua, chúng ta đã luôn căn cứ vào những quy định của luật pháp quốc tế để đấu tranh với Trung Quốc, để kêu gọi cộng đồng quốc tế.

Chúng ta cũng luôn kiên trì đối thoại với Trung Quốc, yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng kêu gọi công luận chú trọng và đề cao việc các nước, nhất là Trung Quốc, phải tuân thủ luật pháp quốc tế, công ước luật biển. Đây là điều rất quan trọng.

Nhưng tôi tin rằng, chúng ta đã và sẽ chuẩn bị mọi phương án phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả việc sử dụng các biện pháp đưa ra công lý quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển của mình theo đúng luật pháp quốc tế và công ước luật biển.

Không bao giờ có thể chấp nhận Trung Quốc biến vùng biển hợp pháp của ta thành vùng tranh chấp. Chúng ta không loại trừ và cần áp dụng mọi biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền biển đảo chính đáng của mình.

- Phán quyết tháng 7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, đã bác bỏ các yêu sách chủ quyền bằng đường 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông. Phán quyết này có thể áp dụng khi Trung Quốc đưa tàu vào xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế ở Việt Nam?

- Phán quyết của Tòa án PCA năm 2016 là thể theo quy định của UNCLOS và để thống nhất cách diễn giải và áp dụng công ước này ở Biển Đông.

Phán quyết của Toà do vậy hoàn toàn có giá trị pháp lý và là một bộ phận của luật pháp quốc tế. Từ nay, bất kỳ việc xử lý tranh chấp nào cũng sẽ có thể viện dẫn phán quyết để xử lý và diễn giải công ước.

Phán quyết của Tòa trọng tài rất quan trọng. Trước hết, Toà đã phản bác Trung Quốc dùng căn cứ lịch sử và đòi hỏi chủ quyền theo đường lưỡi bò, và theo đó, bác bỏ việc Trung Quốc dùng đường lưỡi bò để can thiệp vào vùng biển hợp pháp của các nước.

Phán quyết đã là một bộ phận của luật pháp quốc tế. Vì vậy, Việt Nam và quốc tế cần nhấn mạnh giá trị pháp lý của phán quyết. Cộng đồng quốc tế, càng nhiều nước trong và ngoài khu vực lên tiếng, ủng hộ thì hiệu lực, hiệu quả của phán quyết sẽ càng có giá trị, dù Trung Quốc có muốn hay không, hoặc tìm cách chống lại phán quyết.

'Không chấp nhận TQ dùng đường lưỡi bò để xâm phạm vùng biển VN' - Hình 4

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN-74) của Mỹ trong một lần hoạt động trên Biển Đông hồi đầu năm 2019. Ông Phạm Quang Vinh nói quốc tế phải phản bác và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vi phạm. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Trung Quốc mưu toan "biến vùng biển hợp pháp thành vùng tranh chấp"

- Việt Nam cần phải làm gì trước các hoạt động trên của Trung Quốc?

- Bãi Tư Chính nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn là vùng nước hợp pháp của Việt Nam theo công ước luật biển, không dính gì đến những vùng tranh chấp ở Trường Sa.

Đây là điều chúng ta cần làm rõ, không thể chấp nhận và phải kiên quyết bác bỏ các lập luận mập mờ của Trung Quốc, với mưu toan biến vùng biển hợp pháp của ta thành vùng tranh chấp, để xâm lấn.

Việt Nam đã luôn thể hiện lập trường hoà bình và chính nghĩa trên cơ sở luật pháp quốc tế, kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình, bao gồm các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa theo đúng luật pháp quốc tế và công ước luật biển.

Đồng thời, chúng ta cần tiếp tục đề cao "công pháp, công luận và công khai", cũng như duy trì sự hiện diện và thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng, chấp pháp của Việt Nam tại các vùng biển của chúng ta. Chúng ta không chấp nhận bất cứ ai xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển hợp pháp của mình.

Việt Nam chủ trương hòa bình, hòa hiếu, thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, nhưng chúng ta cũng nói rõ không chấp nhận việc Trung Quốc xâm phạm và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các vùng biển hợp pháp của Việt Nam như luật pháp quốc tế quy định.

Việt Nam cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế và khu vực phải lên tiếng đòi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và công ước luật biển. Lập trường của Việt Nam trước sau như một: vừa theo đuổi hòa bình, hòa hiếu, nhưng vẫn dựa vào luật pháp quốc tế, kêu gọi công luận ủng hộ, đồng thời tiếp tục sự hiện diện các lực lượng thực thi pháp luật của mình trên biển để đảm bảo chủ quyền, cũng như đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực.

- Trách nhiệm của khu vực và quốc tế như thế nào trước các hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc?

- Hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển đông là lợi ích chung của quốc tế, khu vực và các nước. Do vậy, cộng đồng quốc tế, các nước trong và ngoài khu vực cần và có trách nhiệm đóng góp vào duy trì trật tự, luật pháp quốc tế ở khu vực này.

Việc Trung Quốc hay một vài nước nói các nước ngoài khu vực không được có tiếng nói hay đóng góp vào hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực là không đúng. Trong các khuôn khổ hợp tác của mình, ASEAN cũng đã luôn đề cao sự hợp tác và đóng góp của các nước về việc này.

Quốc tế và khu vực cần phải phản bác và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vi phạm hiện nay, bảo đảm tôn trọng luật pháp quốc tế. Nếu không ngăn chặn, các hành động xâm phạm của Trung Quốc sẽ là tiền lệ nguy hiểm đối với các nước, với khu vực và quốc tế, với các nỗ lực về hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Mọi quốc gia, dù lớn hay bé, đều phải có trách nhiệm tôn trọng luật pháp quốc tế, đóng góp vào hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực, bao gồm bảo đảm hoà bình, an ninh, an toàn hàng hải và duy trì trật tự, an ninh trên biển ở Biển Đông.

Tự do hàng hải, tự do hàng không ở trên biển, bao gồm ở khu vực Biển Đông, là quyền và quyền lợi của các nước theo công ước luật biển. Theo đó, các nước, trong và ngoài khu vực, đều có trách nhiệm, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khi vực này.

- Xin chân thành cảm ơn ông!

Theo Zing.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạtTrùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạt
20:38:22 19/01/2025
Bùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở MỹBùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở Mỹ
16:16:34 18/01/2025
Ông Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chứcÔng Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chức
22:00:06 19/01/2025
Ông Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lạiÔng Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lại
21:57:33 19/01/2025
Khu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông TrumpKhu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông Trump
19:48:21 19/01/2025
Canada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoàiCanada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoài
19:46:49 18/01/2025
Australia ban bố thảm họa thiên tai ở các khu vực bị bão tấn côngAustralia ban bố thảm họa thiên tai ở các khu vực bị bão tấn công
03:59:19 19/01/2025
Tòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTokTòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok
15:03:58 18/01/2025

Tin đang nóng

Chó pitbull cắn tử vong bé trai 8 tuổi, nhân chứng cố giải cứu trong tuyệt vọng: Hiện trường gây ám ảnh!Chó pitbull cắn tử vong bé trai 8 tuổi, nhân chứng cố giải cứu trong tuyệt vọng: Hiện trường gây ám ảnh!
13:17:21 20/01/2025
Mẹ bỏ đi, bố bị tâm thần bỗng một ngày đưa về nhà đứa em "nhặt được", người con trai rơi vào khó xử - Cú ngoặt thế kỷ xảy ra!Mẹ bỏ đi, bố bị tâm thần bỗng một ngày đưa về nhà đứa em "nhặt được", người con trai rơi vào khó xử - Cú ngoặt thế kỷ xảy ra!
08:50:51 20/01/2025
Thiên An âm thầm chịu nợ nần, chi tiết số dư tài khoản thật gây sốcThiên An âm thầm chịu nợ nần, chi tiết số dư tài khoản thật gây sốc
08:53:57 20/01/2025
4 tháng đen tối của Thiên An khi mang thai lần 34 tháng đen tối của Thiên An khi mang thai lần 3
08:43:16 20/01/2025
Vụ Thiên An hé lộ mang thai 3 lần gây bùng nổ MXH: Dân mạng phẫn nộ, phía Jack có phản ứng lạVụ Thiên An hé lộ mang thai 3 lần gây bùng nổ MXH: Dân mạng phẫn nộ, phía Jack có phản ứng lạ
10:39:21 20/01/2025
Một nam rapper phẫn nộ sau bài đăng của Thiên An: "Làm con người đừng ai sống như vậy"Một nam rapper phẫn nộ sau bài đăng của Thiên An: "Làm con người đừng ai sống như vậy"
10:05:06 20/01/2025
Song Hye Kyo lập kỷ lục 5 năm mới có 1 lần, Song Joong Ki có mơ cũng không thể với tớiSong Hye Kyo lập kỷ lục 5 năm mới có 1 lần, Song Joong Ki có mơ cũng không thể với tới
12:27:21 20/01/2025
Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú YênNgắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên
10:59:07 20/01/2025

Tin mới nhất

Nga không kích điểm tập trung quân của Ukraine bằng bom thông minh

Nga không kích điểm tập trung quân của Ukraine bằng bom thông minh

14:03:44 20/01/2025
Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong số các mục tiêu bị tấn công có Cục thiết kế Luch, nơi đang thiết kế và sản xuất tên lửa dẫn đường tầm xa Neptune và tên lửa MLRS Olkha .
Tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia

09:24:40 20/01/2025
Trong không khí vui tươi, sôi nổi và đoàn kết, các sinh viên, khách mời của cả Việt Nam, Campuchia đã cùng nhau biểu diễn, thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, giao lưu và tình hữu nghị giữa thế...
Núi lửa Ibu phun trào hơn 1.000 lần trong tháng 1 năm nay

Núi lửa Ibu phun trào hơn 1.000 lần trong tháng 1 năm nay

09:10:23 20/01/2025
Mặc dù đã quyết định sơ tán toàn bộ dân làng bị ảnh hưởng, nhưng tính đến ngày 19/1, chính quyền địa phương chỉ sơ tán được 517 người. Nhiều người từ chối sơ tán, với lý do họ đã quen với việc núi lửa phun trào và đang trong mùa thu hoạ...
Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

08:09:02 20/01/2025
Ngoại trưởng Colombia Luis Gilberto Murillo cũng thông báo đang phối hợp với Chính phủ Venezuela để nước láng giềng tiếp nhận những người bỏ chạy và cảm ơn Caracas vì những sự trợ giúp.
Cố vấn an ninh của ông Trump cảnh báo tương lai chính trị bi thảm của Hamas ở Dải Gaza

Cố vấn an ninh của ông Trump cảnh báo tương lai chính trị bi thảm của Hamas ở Dải Gaza

08:08:42 20/01/2025
Ông Waltz, cựu nghị sĩ và là cựu binh từng tham gia hai đợt chiến đấu tại Afghanistan, đã đưa ra phát biểu nêu trên chỉ vài giờ sau khi một lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực tại vùng lãnh thổ Palestine bị tàn phá.
Tiết lộ về phương tiện được NATO lần đầu dùng ngăn chặn phá hoại cáp ngầm ở biển Baltic

Tiết lộ về phương tiện được NATO lần đầu dùng ngăn chặn phá hoại cáp ngầm ở biển Baltic

08:07:08 20/01/2025
Đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin thông báo rằng cáp điện ngầm Norbalt nối Thụy Điển với Litva cũng có khả năng bị tàu Yi Peng 3 cố ý phá hoại. Con tàu hiện đang di chuyển qua Biển Đỏ.
Nghị sĩ Hàn Quốc khẳng định niềm tin vào tương lai tươi sáng của Việt Nam

Nghị sĩ Hàn Quốc khẳng định niềm tin vào tương lai tươi sáng của Việt Nam

07:58:54 20/01/2025
Ngoài nghị sĩ Ahn Gyu Bach, Chương trình Xuân Quê hương 2025 còn có sự tham dự của lãnh đạo thành phố Seoul; lãnh đạo các hội hữu nghị Hàn - Việt, tập thể Đại sứ quán Lào tại Hàn Quốc cùng hơn 500 người Việt, bạn bè, doanh nghiệp Hàn Qu...
Báo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chức

Báo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chức

07:52:53 20/01/2025
Chuyến thăm Ấn Độ có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 4 hoặc vào mùa thu năm nay. Cũng có khả năng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ được ông Trump mời đến Nhà Trắng trong mùa xuân này.
Tết sớm của cộng đồng người gốc Việt ở Tây Bắc Campuchia

Tết sớm của cộng đồng người gốc Việt ở Tây Bắc Campuchia

07:48:42 20/01/2025
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại địa bàn, đặc biệt là chi nhánh công ty Metfone tại các tỉnh, đã đồng hành với Tổng lãnh sự quán trong công tác hỗ trợ cộng đồng.
Saudi Arabia duy trì vị thế sản xuất nước khử mặn lớn nhất thế giới

Saudi Arabia duy trì vị thế sản xuất nước khử mặn lớn nhất thế giới

07:42:02 20/01/2025
Quốc gia này hiện nắm giữ nhiều kỷ lục Guinness thế giới, bao gồm mạng lưới lưu trữ nước uống lớn nhất với công suất 8,9 triệu mét khối/ngày và cơ sở lưu trữ nước uống lớn nhất tại Riyadh, đạt công suất 4,79 triệu mét khối/ngày.
Syria cứng rắn với đề xuất của người Kurd

Syria cứng rắn với đề xuất của người Kurd

07:36:46 20/01/2025
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Asharq News của Saudi Arabia tuần trước, ông Abdi nói rằng SDF sẵn sàng hợp nhất với Bộ Quốc phòng Syria nhưng phải theo hình thức "một khối quân sự" và không bị giải thể.
Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á

Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á

06:01:30 20/01/2025
Trong khi các biện pháp thương mại cứng rắn nhất có thể sẽ nhắm vào Trung Quốc, nhiều công ty tại châu Á cũng sẽ bị ảnh hưởng do chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump thúc đẩy tái cơ cấu chuỗi cung ứng.

Có thể bạn quan tâm

Ngọc Lan, Lona Kiều Loan và dàn sao Vbiz phản ứng với bài viết gây chấn động của Thiên An

Ngọc Lan, Lona Kiều Loan và dàn sao Vbiz phản ứng với bài viết gây chấn động của Thiên An

Sao việt

14:42:18 20/01/2025
Bên dưới bài viết của Thiên An, bên cạnh những lời bàn tán của cư dân mạng thì xuất hiện nhiều bình luận của dàn sao Việt.
Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?

Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?

Tin nổi bật

14:24:57 20/01/2025
Thậm chí nếu tài xế vi phạm nghiêm trọng, phương tiện có thể bị tịch thu. Điều này thường áp dụng cho các hành vi vi phạm nghiêm trọng như điều khiển xe không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ.
Quang Hải hoá ông bố bỉm sữa tất bật đưa con trai đi chơi để Chu Thanh Huyền làm một điều này

Quang Hải hoá ông bố bỉm sữa tất bật đưa con trai đi chơi để Chu Thanh Huyền làm một điều này

Sao thể thao

14:13:57 20/01/2025
Tiền vệ Nguyễn Quang Hải vừa có ngày cuối tuần trọn vẹn bên gia đình sau trận đấu cùng CLB CAHN. Quang Hải tất bật chuẩn bị mọi thứ để đưa con trai đi thủy cung ngắm động vật dưới nước.
Matthis như biến thành người khác sau cú chia tay Thiều Bảo Trâm

Matthis như biến thành người khác sau cú chia tay Thiều Bảo Trâm

Netizen

14:09:23 20/01/2025
Vốn là một trong những cặp đôi chị đẹp - Hồng Hài Nhi được cư dân mạng quan tâm, Thiều Bảo Trâm và Matthis Metharam tiếp tục nhận về sự chú ý sau khi quyết định đường ai nấy bước.
Sao Hàn 20/1: Hyun Bin bối rối khi được tỏ tình, Jung Hae In nhảy rào ở sự kiện

Sao Hàn 20/1: Hyun Bin bối rối khi được tỏ tình, Jung Hae In nhảy rào ở sự kiện

Sao châu á

14:01:22 20/01/2025
Hyun Bin bối rối trước lời tỏ tình ngọt ngào của fan, Jung Hae In gây tranh cãi với màn nhảy rào tại sự kiện thời trang.
Phim mới của Park Bo Young ra mắt vào Ngày lễ Tình nhân

Phim mới của Park Bo Young ra mắt vào Ngày lễ Tình nhân

Phim châu á

13:14:45 20/01/2025
Melo Movie, bộ phim lãng mạn có sự tham gia của Park Bo Young và Choi Woo Shik sẽ ra mắt vào ngày 14/2. Bộ phim hứa hẹn sẽ mang đến một câu chuyện chân thành về tình bạn và tình yêu.
Phát hiện 'kho báu' khổng lồ ở quốc gia láng giềng Việt Nam, vạn người đổ xô đến xem thực hư, dân làng kiếm gần 3 tỷ đồng chưa đầy 1 tuần

Phát hiện 'kho báu' khổng lồ ở quốc gia láng giềng Việt Nam, vạn người đổ xô đến xem thực hư, dân làng kiếm gần 3 tỷ đồng chưa đầy 1 tuần

Lạ vui

13:12:21 20/01/2025
Phát hiện mới về tượng Phật cùng hàng loạt các cổ vật giá trị khác đã thu hút hàng nghìn người đổ xô về ngôi làng nhỏ ở khu vực Tam Giác Vàng của Đông Nam Á.
Hoa Xuân Ca 2025 hé lộ những tiết mục kết hợp đặc biệt

Hoa Xuân Ca 2025 hé lộ những tiết mục kết hợp đặc biệt

Tv show

13:08:48 20/01/2025
Lần đầu tiên ra mắt trên sân khấu Hoa Xuân Ca 2025, những phần trình diễn thú vị, mới mẻ nhiều màu sắc hứa hẹn sẽ thu hút khán giả.
Thêm một tựa game sinh tồn gây bão trên Steam, chưa ra mắt đã có hơn 300.000 lượt tải

Thêm một tựa game sinh tồn gây bão trên Steam, chưa ra mắt đã có hơn 300.000 lượt tải

Mọt game

12:22:11 20/01/2025
Khi nhắc tới các tựa game sinh tồn mang yếu tố zombie, đa số các trò chơi đều sẽ hoạt động theo mô típ đưa người chơi trở thành người sống sót cuối cùng của ngày tận thế.
Đến thăm nhà bạn học cũ, tôi "choáng toàn tập" khi nhìn thấy 3 thứ trong căn phòng vỏn vẹn 10m2

Đến thăm nhà bạn học cũ, tôi "choáng toàn tập" khi nhìn thấy 3 thứ trong căn phòng vỏn vẹn 10m2

Sáng tạo

12:17:40 20/01/2025
Tuần trước, tôi tình cờ gặp lại người bạn cũ, sau vài giờ tám chuyện cà phê, cô ấy nhiệt tình mời tôi về chơi nhà. Lần cuối gặp nhau, cô ấy vẫn ở căn nhà cũ, nhưng giờ đã chuyển đến nhà mới được gần một năm rồi.
Phụ nữ thường xuyên ăn 3 món này có thể bổ sung khí huyết, giúp da đẹp mịn hồng hào và không gây nóng trong

Phụ nữ thường xuyên ăn 3 món này có thể bổ sung khí huyết, giúp da đẹp mịn hồng hào và không gây nóng trong

Ẩm thực

11:49:54 20/01/2025
Các loại thực phẩm trong 3 món ăn này đều giàu chất dinh dưỡng, có thể bổ sung khí huyết mà không gây nóng trong cơ thể.