Trung Quốc ngạo mạn tuyên bố “thắng Mỹ” trên Biển Đông
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trả lời trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh: “Lực lượng đồn trú Trung Quốc đã đuổi máy bay Mỹ qua radio theo đúng quy định”.
“Hành động của Mỹ gây đe dọa đến an ninh hàng hải của Trung Quốc đồng thời cảnh báo Mỹ không tiến hành thêm bất kỳ hành động gây hấn nào nữa”, ông Hồng Lỗi nói thêm.
Máy bay trinh sát hiện đại P-8 Poseidon của Mỹ.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV ngày 22/5 cũng phát đi một phần đoạn băng của CNN, ghi lại hình ảnh Hải quân Trung Quốc yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực với phụ đề bằng tiếng Trung Quốc.
Mỹ từng nhiều lần khẳng định không công nhận chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với các đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel tuyên bố chuyến bay do thám của Mỹ là “hoàn toàn phù hợp” và các lực lượng Hải quân Mỹ cùng máy bay quân sự nước này sẽ “tiếp tục thực hiện đầy đủ” quyền hoạt động ở các vùng biển và không phận quốc tế.
Video đang HOT
Ông Russel cho biết thêm Mỹ sẽ hành động nhiều hơn nữa nhằm đảm bảo tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền này.
Tàu cá Trung Quốc neo tại Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam.
Hoat đông bôi đăp trai phep cua Trung Quôc tai Biên Đông, bao gôm viêc xây đao nhân tao va cơ sơ quân sư tại quân đao Hoang Sa va Trương Sa cua Viêt Nam đa khiên công đông quôc tê hêt sưc quan ngai.
Trong ngay 21/5, CNN và Hải quân Mỹ đa phat đi đoan video quay tư may bay do tham P-8 Poseidon gần cac đao nhân tao ma Trung Quôc xây dưng trai phep.
“Đây là Hải quân Trung Quốc… Đây là Hải quân Trung Quốc… Xin hãy rời khỏi khu vực… để tránh hiểu lầm”, một giọng nói bằng tiếng Anh liên lạc với P8 thông qua sóng radio khi máy bay chuẩn bị đến gần một đảo nhân tạo của Bắc Kinh.
Phi công trên chiếc P-8A Poseidon nói rằng máy bay Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển quốc tế.
Trươc đo, ngay 21/5, trả lời câu hỏi về việc hãng truyền hình CNN công bố video về việc các máy bay Mỹ bị tàu hải quân Trung Quốc cảnh báo nhiều lần tại vùng biển quốc tế trên Biển Đông, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết Khu vực Biển Đông là nơi có tuyến hàng hải và hành lang hàng không quốc tế rất quan trọng. Việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích, nguyện vọng chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Việt Nam kêu gọi các nước liên quan có đóng góp trách nhiệm và tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; đồng thời tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; không làm phức tạp thêm tình hình.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Hòa bình cho Biển Đông
Thông điệp toát lên từ các cuộc hội thảo quốc tế liên tiếp về Biển Đông tại Argentina, Bỉ và Pháp đều là cần phải giảm căng thẳng, duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, vùng biển chiến lược có đường vận tải biển huyết mạch của chung thế giới.
Việc Trung Quốc đẩy mạnh cải tạo, mở rộng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã gây căng thẳng trên Biển Đông
Cùng ngày 20-5 đã diễn ra 2 cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông tại 2 châu lục cách xa nhau là châu Âu và châu Mỹ. Trong khi tại Thủ đô Buenos Aires của Argentina là hội thảo "Quản lý không gian hàng hải của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ý tưởng cho Argentina" thì ở Thủ đô Brussels của Bỉ là hội thảo có chủ đề "Biển Đông, triển vọng nhìn từ luật pháp và lịch sử".
Phát biểu tại cuộc hội thảo có mục đích chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm của các quốc gia trong vấn đề gìn giữ chủ quyền biển, đảo, Đại sứ Philippines tại Argentina Maria Aquino đã phê phán mạnh mẽ tuyên bố vô căn cứ về "đường 9 đoạn" của Trung Quốc cũng như tham vọng độc chiếm Biển Đông của nước này.
Nữ Đại sứ Aquino cho biết, để bảo vệ chủ quyền của mình, Philippines đã kiện Bắc Kinh vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tại Tòa trọng tài thường trực của LHQ khi chiếm bãi cạn Scarbourough. Trong khi đó, diễn giả chính tại cuộc hội thảo ở Brussels là ông Antonio Carpio, chuyên gia luật thuộc Tòa án Tối cao Philippines đã đưa ra những phân tích khoa học dựa trên 3 loại tài liệu gồm: những tài liệu lịch sử và bản đồ cổ; những tài liệu chính thức và tuyên bố của các chính phủ liên quan cùng UNCLOS cũng như việc thực thi để chứng minh rằng, tất cả những yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền trên Biển Đông không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào.
Ông Carpio khẳng định, việc Trung Quốc đưa ra yêu sách về "đường 9 đoạn" là không có căn cứ, được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác. Cũng tại cuộc hội thảo tại Bỉ, Giáo sư Đại học Tự do Brussels Erik Franckx, thành viên Tòa trọng tài thường trực, đã phê phán lệnh cấm đánh bắt cá mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Giáo sư Erik Franckx nhấn mạnh, đây là vùng biển tranh chấp và các quốc gia ven biển đều có quyền khai thác hải sản tại nơi này và như vậy lý do mà Trung Quốc đưa ra không thỏa đáng, càng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Ngay trước 2 cuộc hội thảo tại Argentina và Bỉ, khi thông tin về cuộc hội thảo "Triển vọng giải quyết vấn đề Biển Đông nhìn từ luật pháp và lịch sử" vào ngày 18-5 ở Thủ đô Paris của Pháp, mạng tin châu Âu Euro Presse Image đã nêu bật những diễn biến căng thẳng leo thang thời gian qua trên Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
Trong đó, bài viết dẫn nhận định của ông Vassily Kashin, chuyên gia quân sự thuộc Viện phân tích chiến lược và công nghệ Matxcơva, đánh giá: "Những căng thẳng trên Biển Đông là vấn đề mang tính toàn cầu phức tạp nhất có thể biến thành quả bom và kéo theo nhiều xung đột".
Để ngăn ngừa xung đột, duy trì hòa bình và an ninh trên Biển Đông - vùng biển có ý nghĩa chiến lược toàn cầu, các Đại sứ Việt Nam, Philippines và Indonesia tham dự hội thảo ở Argentina đều khẳng định ASEAN phải có trách nhiệm và chủ động ngăn chặn sự leo thang của các tranh chấp trên Biển Đông. Để làm được điều này cần tuân thủ nghiêm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), đồng thời sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ thám sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép Ngày 20-5, hải quân Trung Quốc đã 8 lần cảnh báo một máy bay do thám Mỹ phải rời khỏi khu vực xung quanh một loạt các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng trên khu vực tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Hàng loạt động thái gần đây cho thấy hành động từ phía Trung Quốc đã khiến...