Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu chở trực thăng hoạt động thường trực ở Biển Đông
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu tìm kiếm cứu hộ đến neo đậu thường trực tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa
Tân Hoa xã đưa tin Trung Quốc lần đầu tiên điều tàu tìm kiếm cứu hộ đến neo đậu lâu dài tại đá Xu Bi ở Trường Sa, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo đó, tàu Nam Hải Cứu 115 sẽ bắt đầu nhiệm vụ ngay khi đến đá Xu Bi vào ngày 30.7, nơi Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng và xây dựng phi pháp nhiều công trình quân sự.
Video đang HOT
Tờ The Japan Times đưa tin Nam Hải Cứu 115 là tàu có thể mang theo trực thăng cỡ vừa và đây là lần đầu tiên tàu cứu hộ của Trung Quốc được điều động đến neo đậu thường trực tại Trường Sa, đánh dấu bước leo thang mới trong các hoạt động phi pháp tại khu vực.
Ông Đỗ Hải Bằng thuộc Cục Cứu hộ và Trục vớt Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố nước này sẽ tiếp tục đóng các tàu cứu hộ lớn hơn, khả năng hoạt động xa hơn với thiết bị, công nghệ hiện đại. Song song đó, nước này cũng sẽ điều động các trực thăng với khả năng cứu hộ tốt hơn.
Thời gian qua, Bắc Kinh tiếp tục bất chấp luật pháp quốc tế, cấp tập xây dựng phi pháp với ý đồ quân sự hóa tại đá Xu Bi, Chữ Thập và Vành Khăn thuộc Trường Sa.
Các thông tin gần đây cho thấy Trung Quốc còn ngang nhiên xây nhà chứa tên lửa và các công trình có thể theo dõi vệ tinh, hoạt động quân sự và liên lạc của nước ngoài tại các địa điểm nói trên.
Theo Thanhnien
Trung Quốc có thể sắp lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông
Với việc đưa máy bay ném bom diễn tập trái phép trên Biển Đông gần đây, Trung Quốc có thể sẽ sớm lập một Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông (ADIZ), chuyên gia về quan hệ quốc tế nhận định.
Một máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc (Ảnh: Reuters)
Nhận định với hãng tin Inquirer, ông Richard Heydarian, một chuyên gia về quan hệ quốc tế, cho biết: "Trung Quốc có thể sắp tuyên bố vùng đặc quyền ở Biển Đông. Theo tôi, thời điểm đó đang rất gần".
Đầu tháng này, hãng tin CNBC cho biết, Trung Quốc đã ngang nhiên triển khai tên lửa đất đối không và tên lửa hành trình chống hạm trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gần đây, máy bay ném bom H-6K của Không quân Trung Quốc cũng hạ cánh trái phép xuống một đảo đá ngầm trên Biển Đông và thực hiện các bài diễn tập.
"Trung Quốc đang hình thành khung cho một Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông để tiến tới lập vùng đặc quyền lâu dài ở đây", chuyên gia Heydarian nhận định. Chuyên gia này cho rằng, việc Trung Quốc gần đây triển khai các khí tài quân sự tối tân trên Biển Đông rõ ràng đi ngược lại với cam kết không quân sự hóa vùng biển này.
Tại một diễn đàn an ninh hàng hải ở Manila hồi tuần trước, Chuẩn Đô đốc Rommel Jude Ong, Tổng thanh tra hàng hải của Hải quân Philippines, cho rằng Trung Quốc có thể sớm triển khai trái phép các máy bay chiến đấu tại căn cứ xây dựng trái phép ở Trường Sa sau khi triển khai các tên lửa.
"Cách đây vài ngày, chúng tôi rất ngạc nhiên khi nghe tin Trung Quốc triển khai các tên lửa chống hạm tới 3 thực thể gồm Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn. Tôi cho rằng bước tiếp theo của Trung Quốc sẽ là triển khai máy bay tấn công J-11. Máy bay này có tầm hoạt động 1.500km".
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các vùng biển của Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tuần trước đã lên án việc máy bay ném bom Trung Quốc diễn tập ở Biển Đông, cho rằng đây là động thái làm gia tăng căng thẳng và gây mất ổn định khu vực. Mỹ tuyên bố không công nhận các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc và rằng hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép.
Minh Phương
Theo Dantri
Mỹ cảnh báo "hậu quả" việc TQ đưa tên lửa ra Biển Đông Trung Quốc né tránh câu hỏi về việc liệu nước này có lắp đặt các hệ thống tên lửa ở Biển Đông hay không, nhưng Nhà Trắng cảnh báo hành động này sẽ dẫn đến "hậu quả cả về ngắn hạn và lâu dài". Tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc, tính năng tương tự như hệ thống S-300 của Nga. Theo...