Trung Quốc ngang nhiên bầu “Thị trưởng Tam Sa”
Sau nhiều hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông, Trung Quốc lại tổ chức kỳ họp đầu tiên của cái gọi là “HĐND TP. Tam Sa”.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin 45 “đại biểu” đã tham gia kỳ họp này trong phiên khai mạc vào sáng 23.7 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bắc Kinh tung hô rằng số đại biểu trên do 1.100 “cử tri” thuộc 15 “khu vực bầu cử” chọn lựa trong cuộc bầu cử phi pháp được tổ chức ngày 21.7. Cuối tháng trước, Trung Quốc đã ngang nhiên lập ra cái gọi là “TP.Tam Sa” quản lý 3 quần đảo, trong đó bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam.
Đến tối qua, Tân Hoa xã đưa tin cuộc họp trên đã bầu chọn người tên là Tiêu Kiệt (51 tuổi) làm “Thị trưởng TP.Tam Sa” và người tên là Phù Tráng (56 tuổi) giữ chức “Chủ tịch Ủy ban thường vụ HĐND TP.Tam Sa”. Nhân vật Tiêu Kiệt trước đây là Giám đốc Sở Nông nghiệp Hải Nam, còn Phù Tráng là cựu Phó giám đốc Cơ quan phòng vệ hàng không dân sự tỉnh Hải Nam.
Cuộc họp phi pháp của HĐND TP.Tam Sa và các nhân vật Tiêu Kiệt (ảnh trái), Phù Tráng (phải) / Ảnh: Chinanews.com/CRI
Cũng vào hôm qua, tờ Nhật báo Hải Nam của Trung Quốc đưa tin công ty truyền thông mạng liên hợp China Unicom Hải Nam ngày 22.7 đưa vào hoạt động Trạm thu phát sóng di động 3G trên đảo Phú Lâm. Trước đó, vào ngày 19.7, cơ quan khí tượng Hải Nam cũng thông báo đã hoàn thiện các thiết bị quan trắc khí tượng bằng radar thế hệ mới trên mặt đất và trên không tại Phú Lâm. Hồi tuần trước, Trung Quốc còn ngang ngược thành lập bộ chỉ huy cho lực lượng quân sự đồn trú ở Tam Sa.
Trong một diễn biến khác, trang tin Taiwan Daily hôm qua đưa tin cơ quan ngoại giao Đài Loan ra tuyên bố “tái khẳng định” chủ quyền đối với bốn quần đảo ở biển Đông, gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trước đó, Đài Loan đã xúc tiến dự án mở rộng đường băng sân bay trên đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cũng liên quan đến biển Đông, Reuters dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III phát biểu ngày 23.7 yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Manila đối với bãi cạn Scarborough. Đồng thời, ông kêu gọi nhân dân Philippines đoàn kết đằng sau những nỗ lực của chính phủ nhằm giải quyết cuộc tranh chấp một cách hòa bình.
Video đang HOT
Ngoài ra, Tổng thống Aquino còn công bố các kế hoạch tăng cường năng lực quân đội Philippines. Cụ thể, Manila sẽ trang bị thêm một tàu khu trục được nâng cấp, các máy bay C-130, trực thăng đa nhiệm và chiến đấu, thiết bị thông tin liên lạc, súng trường và súng cối trong khuôn khổ quỹ hiện đại hóa quân đội trị giá 1,8 tỉ USD.
Theo Thanh Niên
Hải quân Mỹ chê tàu ngầm Trung Quốc lạc hậu
Những thông tin mới nhất về hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc gần đây đã đem cả lo ngại và niềm vui đến với Hải quân Mỹ đang ở Thái Bình Dương.
Việc Trung Quốc triển khai hạm đội với 60 tàu ngầm đang ngày càng bỏ nhiều thời gian vào công việc tuần tra và sẵn sàng chiến đấu như muốn nói lên sự quan tâm của các nhà chức trách Trung Quốc. Báo chí Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang khao khát thể hiện tầm ảnh hưởng của họ tại Thái Bình Dương.
Điều này phần nào làm Mỹ cảm thấy lo lắng về sự phát triển rất nhanh của hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, đây được cho là cơ hội để đánh giá sức mạnh của các tàu ngầm Trung Quốc.
Sự hiện diện của hạm đội tàu ngầm này đã tạo nên nhiều lời ra tiếng vào, tuy nhiên "điều quan trọng nhất vẫn là ước muốn cân bằng sức mạnh trên Thái Bình Dương giữa Trung Quốc với Mỹ".
Hạm đội tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc
Gần đây nhất, năm 2007, các tàu ngầm chạy dầu diesel và một số tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc chỉ đủ sức thực hiện vài cuộc tuần tra hằng năm và phải phối hợp với nhau. Trước đó 2 năm, vào thời điểm 2005, Trung Quốc chưa dám cho bất cứ tàu ngầm nào của mình đi quá xa căn cứ.
Thời điểm đó, các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc vẫn chỉ nằm im ở các căn cứ hải quân. Chúng chưa có đủ sự hoàn thiện về cấu tạo, thiết kế cũng như thiếu hụt trầm trọng các thủy thủ được đào tạo bài bản.
Mặc dù biết rằng các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc khi đó vẫn nằm im chờ hoàn thiện những Mỹ vẫn chưa bao giờ lơ là các mục tiêu này. Máy bay do thám, tàu tuần tra và tàu ngầm trinh sát của Hải quân Mỹ đã liên tục thăm dò, đánh giá khả năng của những đối thủ bên kia bờ Thái Bình Dương.
Trong đó, thông tin mà Mỹ muốn có nhất đó là lượng tiếng ồn mà các tàu ngầm Trung Quốc tạo ra khi chúng di chuyển. Lực lượng Hải quân Mỹ có thế dùng các cảm biến thụ động để theo dõi tàu ngầm đối phương bằng tiếng ồn. Tàu càng phát ra nhiều tiếng động thì càng dễ phát hiện, theo dõi và tiêu diệt.
Một quan chức dấu tên của Hải quân Mỹ đã nói với Wired - một trang tin tức của Mỹ rằng họ không có nhiều thông tin tàu ngầm Trung Quốc.
Với những gì thu thập được, các nhà phân tích quân sự Mỹ nói, công nghệ của các tàu ngầm mới nhất của Hải quân Trung Quốc đang chậm so với Nga khoảng 10 năm và 20 năm đối với Mỹ.
Tàu ngầm kiểu 094 của Trung Quốc bị chê về thiết kế thô kệch
Giờ đây, các cuộc tuần tra của tàu ngầm Trung Quốc đang ngày càng nhiều hơn, một nhà phân tích quân sự nói với Wired: "Trong hơn 1 năm trở lại đây, các tàu ngầm chạy dầu diesel của Trung Quốc đã có mặt nhiều hơn ở các vùng biển như của Philippines".
Do đó, trong các cơ quan tình báo của Hải quân Mỹ các thông tin về tàu ngầm Trung Quốc đang ngày càng phong phú hơn.
Thậm chí, Hải quân Mỹ đã triệu tập một cuộc họp bí mật giữa các nhà phân tích để đánh giá về các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.
Bất ngờ lớn nhất mà các chuyên gia của Mỹ phát hiện ra được sau cuộc thảo luận này đó là nếu không kể đến những chiếc nhập từ Nga thì tàu ngầm do Trung Quốc rất dễ bị phát hiện, ngay cả khi khoảng cách đến tàu ngầm Mỹ còn những 40km.
Đây là khoảng cách mà các tàu ngầm thế hệ cũ vẫn còn phát ra tiếng động và những tần số âm vẫn còn có thể thu được. Trong chiến tranh lạnh, Mỹ đã bố trí một hàng tàu ngầm, mỗi tàu cách nhau 40km để tạo nên lưới radar nhằm phát hiện các tàu ngầm Liên Xô xâm nhập.
Đến những năm 1990, Liên Xô đã cho ra mắt loại tàu ngầm diesel thế hệ mới chạy êm hơn nhiều và người Mỹ tưởng rằng chiến thuật của mình đã lạc hậu cho đến khi các tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện.
Họ khẳng định rằng tiếng ồn mà tàu ngầm Trung Quốc tạo ra còn lớn hơn cả những chiếc tàu cũ kĩ của Liên Xô 20 năm trước đây.
Giả sử như Trung Quốc vẫn sử dụng các tàu ngầm hiện nay của họ cho tương lai thì nguy cơ chúng bị tiêu diệt nhanh chóng bởi các lực lượng hải quân hiện đại như Nga, Mỹ với sự hỗ trợ của các tàu ngầm, tàu sân bay tối tân là điều hoàn toàn có thể.
Theo VTC
Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ bất chấp lịch sử Đã có nhiều sự kiện, bằng chứng được ghi nhận trong sách vở Trung Hoa và Việt Nam chứng tỏ cương giới cực nam của Trung Hoa đến đầu thế kỷ XX chỉ ở bờ biển phía nam đảo Hải Nam. Các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Hoa. Trong thời gian đó, nhà nước phong kiến...