Trung Quốc ngang ngược nói việc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa là hợp pháp
Trung Quốc ngày 8.3 ngang ngược nói việc Bắc Kinh xây dựng đảo nhân tạo tại 6 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sacủa Việt Nam là hợp pháp và “cần thiết”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị – Ảnh: Reuters
Trong buổi họp báo bên lề kỳ họp thường niên Quốc hội Trung Quốc ngày 8.3, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói: “Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động xây dựng cần thiết trên đảo và bãi đá của chúng tôi. Việc xây dựng này không nhắm hay ảnh hưởng đến ai”, theo Tân Hoa xã.
Ông Vương nói: “Chúng tôi không giống như một số quốc gia khác tiến hành xây dựng trái phép trong nhà của người khác, và Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ chỉ trích từ những nước khác khi chúng tôi đang xây dựng những cơ sở ngay trên sân nhà của chúng tôi”.
“Chúng tôi có quyền làm những điều hợp pháp”, ông Vương cho hay.
Ông Vương cho biết thêm Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì tự do hàng hải ở biển Đông, tiếp tục giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình thông qua đối thoại trực tiếp và tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
“Chính sách này không thay đổi và sẽ không bao giờ thay đổi”, ông Vương khẳng định.
Video đang HOT
Tàu công trình hiện đại của Trung Quốc xuất hiện ở Gạc Ma, Trường Sa – Ảnh: Mai Thanh Hải
Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” nuốt trọn gần cả biển Đông, tuyến đường biển quan trọng với 5.000 tỉ USD hàng hóa được vận chuyển bằng tàu qua đây mỗi năm.
Theo Reuters, các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động xây dựng tại 6 bãi đá thuộc Trường Sa với mưu đồ biến chúng thành đảo nhân tạo và bành trướng sức mạnh quân sự ở Đông Nam Á, bất chấp sự phản đối từ Việt Nam, Philippines và Mỹ.
Như Thanh Niên Online đã đưa tin, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 5.3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết: “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
“Việc Trung Quốc xây dựng mở rộng trái phép công trình trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực Trường Sa không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) đã ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN. Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó”, bà Hằng cho hay.
Truyền thông Trung Quốc hôm 26.2 còn ngang ngược tuyên bố Bắc Kinh đang xây dựng “quy mô lớn” ở bãi đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa và đã điều lính đến tập trận trên bãi đá này trong tháng 2.2015.
Philippines cũng đã chỉ trích Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa đe dọa hòa bình và làm hủy hoại đa dạng sinh học ở biển Đông.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Cần tìm cách hợp pháp hóa taxi Uber'
Sáng 2/12, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã yêu cầu cơ quan liên quan nghiên cứu chính sách hoạt động của taxi Uber, bỏ tư tưởng "không quản được thì cấm".
Tại cuộc họp Bộ Giao thông Vận tải sáng 2/12, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, taxi Uber là loại hình kinh doanh có giá thấp hơn so với taxi thông thường, người dân thấy lợi nhờ sử dụng dịch vụ này. Trên thế giới đã có nhiều nước ứng dụng rồi thì Việt Nam cũng cần triển khai.
"Nếu loại hình kinh doanh bằng phần mềm Uber chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn, mình có trách nhiệm bổ sung để hợp pháp hoá. Phải làm sao để thuận cho quản lý nhưng tiện lợi cho người dân", Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo.
Thanh tra giao thông xử phạt taxi Uber. Ảnh: Hữu Công.
Bộ trưởng Thăng cũng nhấn mạnh, quản lý nhà nước bằng pháp luật, bằng thể chế chính sách để thúc đẩy kinh tế phát triển. Các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông Vận tải phải hướng đến năng suất cao hơn, chất lượng hơn, đem lại sự hài lòng hơn cho người dân và doanh nghiệp, giảm chi phí quốc gia.
"Thể chế chính sách phải thật đơn giản, bỏ ngay tư tưởng không quản được thì cấm", ông Thăng nói.
Hiện các quy định về hoạt động của taxi Uber chưa có, được coi là "trái luật" nên một số xe Uber tại TP HCM đã bị thanh tra giao thông xử phạt theo nghị định số 171 vì hành vi kinh doanh vận tải bằng ôtô mà không đăng ký kinh doanh vận tải. Mức phạt cá nhân từ 3 đến 4 triệu đồng còn tổ chức từ 6 đến 8 triệu đồng.
Trao đổi với báo chí ngày 1/12, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng, loại hình taxi Uber có rẻ hơn đôi chút so với taxi thông thường, tuy nhiên hoạt động vận tải trực tiếp thu tiền của người đi xe không thông qua đơn vị kinh doanh vận tải như trên là trái với Luật Giao thông đường bộ và Nghị định kinh doanh vận tải bằng ôtô.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải cần nghiên cứu các quy định về hoạt động taxi Uber bởi nhiều nước trên thế giới đã triển khai dịch vụ này. Bộ Giao thông có thể đưa ra quy định yêu cầu các doanh nghiệp và các xe Uber đăng ký hoạt động, đóng thuế và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Ông Thanh cũng cho rằng, hiện nay, mặt trái của taxi Uber là khách hàng không có quyền lợi khi taxi gặp tai nạn giao thông vì các xe này không có bảo hiểm cho khách hàng.
Uber là loại hình dịch vụ taxi mới thông qua việc cài đặt phần mềm ứng dụng Uber trên smartphone để kết nối giữa người cần di chuyển và lái xe taxi. Hành khách chỉ cần dùng ứng dụng Uber để đăng ký hành trình, hệ thống sẽ tự động kết nối với một chủ xe. Sau đó, hệ thống sẽ hiển thị thông báo các thông tin về chi phí chuyến đi, thông tin cơ bản về chiếc xe sắp đến đón. Nếu khách hàng đồng ý thực hiện chuyến đi, chi phí sẽ trả qua thẻ thanh toán quốc tế Visa, Mastercard. Loại hình kinh doanh này có giá thấp hơn so với taxi thông thường, trong đó Uber hưởng 20% phí dịch vụ, chủ xe hưởng 80%.
Đoàn Loan
Theo VNE
Giấy phép lái xe cũ nếu còn hạn vẫn được sử dụng hợp pháp Giấy phép lái xe (GPLX) ô tô bằng chất liệu giấy sau năm 2014 và mô tô sau năm 2020 nếu còn hạn thì vẫn được sử dụng hợp pháp khi tham gia giao thông, được đổi sang GPLX bằng vật liệu PET khi hết hạn hoặc khi có nhu cầu. GPLX theo mẫu mới, sử dụng vật liệu PET Đó là khẳng...