Trung Quốc ngang ngược đòi cấp quyền lập pháp ở Hoàng Sa
Hành động kể trên là bước đi nữa của Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Tân Hoa Xã đưa tin, vào ngày 12/3, đề xuất trên đã được trình lên Đoàn Chủ tịch khóa họp thường niên Đại hội nhân dân toàn quốc (NPC, tức Quốc hội Trung Quốc) để Ủy ban Pháp luật xem xét. Ủy ban trên chịu trách nhiệm thu thập các ý kiến của các đại biểu Quốc hội về dự luật sửa đổi Luật Lập pháp trong các buổi thảo luận.
Trong các buổi thảo luận nhóm, các đại biểu Quốc hội Trung Quốc đề xuất xếp cái gọi là Thành phố Tam Sa vào cùng đơn vị hành chính giống với 284 thành phố hiện nay và cấp quyền lập pháp. Và sau khi thảo luận kĩ càng, ủy ban này đã quyết định trình bày đề xuất trên lên Quốc hội.
Ngoài cái gọi là Thành phố Tam Sa được Bắc Kinh lập phi pháp hồi tháng 7/2012, văn kiện dự luật trên cũng đề xuất cấp quyền lập pháp cho ba thành phố khác của nước này, bao gồm Thành phố Dongguan và Zhongshan (tỉnh Guangdong) và Thành phố Jiayuguan (tỉnh Gansu).
Trước đó, Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các động thái trên quần đảo Hoàng Sa của VN. Ngày 9/3, Tân Hoa xã dẫn thông tin từ lực lượng cảnh sát thuộc Chi đội công an biên phòng của cái gọi là thành phố Tam Sa cho biết từ ngày 8/3/2015, Trung Quốc đã chính thức triển khai lực lượng đồn trú tới đảo Triệu Thuật (Đảo Cây) – nơi nước này đang chiếm đóng phi pháp.
Cái gọi là thành phố Tam Sa được thành lập trái phép trên quần đảo của Việt Nam.
Video đang HOT
Mục đích chính của việc này, theo tuyên bố của phía Trung Quốc, là để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo Triệu Thuật, các bãi đá và doi cát ở khu vực Bắc Trung Nam và vùng biển xung quanh hòn đảo này.
Đảo Cây là một đảo san hô thuộc nhóm đảo An Vĩnh trong quần đảo Hoàng Sa. Hiện nay, Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp hòn đảo này.
Vào tháng 1/2015, chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) cũng đã tuyên bố lập 4 ban vũ trang nhân dân ở cái gọi là Thành phố Tam Sa với mục đích hoàn thiện thể chế cho chính quyền ở thành phố được thành lập phi pháp này bất chấp hành vi đó vi phạm chủ quyền của quốc gia khác.
Theo CNS, việc thành lập các “Ban Vũ trang Nhân dân” này là biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của công tác vũ trang tại cơ sở, nhằm hoàn thiện nhu cầu của hệ thống chính quyền ở Tam Sa.
Mọi hành động của phía Trung Quốc nhằm xây dựng, mở rộng trái phép công trình, đưa người tới các quần đảo này không chỉ xâm phạm nghiệm trọng chủ quyền của Việt Nam, mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN.
Về phía VN, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 5/3, tại Hà Nội, Phó Phát Ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Theo Đất Việt
Philippines lo ngại Trung Quốc đẩy mạnh bồi đắp ở Biển Đông
Bộ Quốc phòng Philippines lo ngại về các dự án cải tạo của Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng mà Bắc Kinh đưa ra.
Những hình ảnh cho thấy trước (trái) và sau khi Trung Quốc bồi đắp đảo mới ở Gaven, quần đảo Trường Sa. Ảnh: IHS Jane's
Theo Phil Star, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Peter Galvez cho rằng các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông có thể dẫn đến những sự cố rủi ro trong khu vực vốn đã căng thẳng.
"Chúng (các dự án của Trung Quốc) sẽ tiếp tục gây ra những sai lầm hoặc biến cố", ông Galvez nói trong một cuộc phỏng vấn. "Khả năng xảy ra sai sót trở nên cao hơn bởi sự cứng rắn và quan điểm hung hăng của họ trong khu vực. Đây là một mối lo ngại rất nghiêm trọng".
Ngoài ra, với việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng, ông Galvez dự đoán nước này có thể sẽ tiến hành thêm nhiều hoạt động cải tạo ở các vùng biển tranh chấp hơn.
"Ngân sách của họ là một mối quan ngại lớn không chỉ với khu vực mà còn cả cộng đồng quốc tế bởi với ngân sách hiện tại, họ đã làm như thế. Với nhiều kinh phí hơn đổ vào hoạt động quốc phòng, các bạn có thể tưởng tượng họ sẽ làm gì", ông nói. "Chúng tôi tôn trọng kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của họ. Đó là quyền của bất kỳ ai nhưng quan trọng là cần minh bạch về việc ngân sách này được chi tiêu như thế nào".
Trung Quốc tuần trước tuyên bố tăng 10% ngân sách quốc phòng cho năm tới. Đây là năm thứ 5 liên tiếp cường quốc này duy trì mức tăng chi tiêu quốc phòng hai con số.
Ông Galvez kêu gọi Bắc Kinh ngừng các hoạt động xây dựng tại các khu vực tranh chấp vì chúng vi phạm Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký năm 2002. Theo DOC, các bên nên kiềm chế bất kỳ hoạt động nào có thể gây căng thẳng hoặc làm phức tạp cuộc tranh chấp về lãnh thổ.
"Vấn đề cải tạo đất liên quan đến sự tôn trọng đối với DOC", ông Galvez nói.
Các hình ảnh vệ tinh được tạp chí quốc phòng IHS Jane công bố gần đây cho thấy Trung Quốc đã thực hiện khối lương công việc rất lớn trong các dự án xây dựng ở đá Ken Nan, đá Gạc Ma và đá Gaven, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gần đây biện bạch rằng những dự án cải tạo trên là cần thiết và không nhằm chống lại nước nào. Ông cũng tuyên bố Bắc Kinh không tìm cách phá vỡ trật tự quốc tế.
Trong cuộc họp báo thường kỳ tuần trước, bà Phạm Thu Hằng, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. "Việc Trung Quốc xây dựng, mở rộng trái phép công trình trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực quần đảo Trường Sa không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, mà còn vi phạm DOC", bà Hằng nói. "Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái đó".
Theo VnExpess
Philippines: Trung Quốc đang hủy hoại tự nhiên trên Biển Đông Đại sứ Philippines công khai tố cáo hoạt động xây đảo của Trung Quốc trên Biển Đông đang hủy hoại môi trường biển, ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân các nước trong khu vực. Ngày 3/3, Philippines đã công khai bài phát biểu của đại sứ Philippines Irene Susan Natividad phiên họp của Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm 23/2, trong đó...