Trung Quốc ngầm thừa nhận Crimea thuộc Liên bang Nga
Thông qua việc đầu tư vào hàng loạt các dự án kinh tế lớn, trên thực tế Trung Quốc đã ngầm thừa nhận Crimea là một phần lãnh thổ Liên bang Nga.
Đây liệu có phải là một sự khôn ngoan của Trung Quốc hay chỉ là động thái để lấy lòng Nga?
Thỏa thuận xây dựng hành lang giao thông nối liền bán đảo Crimea với Nga có thể được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin cuối tháng này.
Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga dẫn lời Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị khu vực Biển Đen và Caspian – ông Vladimir Zakharov – nói Trung Quốc hoàn toàn hiểu tình hình đang diễn ra ở Crimea và có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào bán đảo này. Như vậy, trên thực tế, Trung Quốc đã thừa nhận Crimea là một phần của Nga một cách tự nguyện chứ không phải là bắt buộc như những gì Mỹ và các nước phương Tây ngộ nhận. Việc tham gia dự án xây dựng hành lang giao thông nối liền bán đảo Crimea với đất liền ở Nga đã phản ánh một cách cụ thể các mục tiêu địa chính trị của Trung Quốc ở khu vực.
Theo phân tích của ông Zakharov, Trung Quốc đã hiểu được tầm quan trọng chiến lược của khu vực. Đồng thời Bắc Kinh cũng biết sẽ thu được lợi nhuận gấp hàng trăm lần so với khoản tiền đầu tư mà Trung Quốc đã bỏ ra. Ông Zakharov nói thêm: “Trung Quốc không bao giờ lãng phí tiền bạc vào những dự án rủi ro. Trước khi quyết định đầu tư, họ đã tiến hành nghiên cứu rất nghiêm túc và kỹ lưỡng. Và trong trường hợp này, Trung Quốc đang tiến hành mở rộng đầu tư vào một thị trường mới là Crimea, một con đường dẫn đến Biển Đen và khu vực Địa Trung Hải”.
Bán đảo Crimea là cánh cửa mở ra Biển Đen và khu vực Địa Trung Hải.
Video đang HOT
Trước đó ngày 5/5, báo Kommersant của Nga đưa tin các công ty Trung Quốc có thể tham gia vào việc xây dựng một hành lang giao thông dẫn tới Crimea thông qua Eo biển Kerch ở Biển Đen. Cũng theo nguồn tin này, Tổng công ty xây dựng đường sắt nhà nước Trung Quốc (CRCC) và các Quỹ đầu tư tư nhân Trung Quốc (CIF) đang có kế hoạch tham gia vào dự án trị giá 3 tỷ USD này.
Bộ Giao thông vận tải Nga cũng đang chuẩn bị một bản ghi nhớ về việc xây dựng hành lang giao thông nói trên và một thỏa thuận có thể được ký kết ngay trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Trung Quốc vào cuối tháng này.
Mô hình kỹ thuật chính thức của dự án vẫn chưa được phê duyệt. Tuy nhiên, theo dự đoán, đó có thể đó sẽ là một cây cầu kết hợp giữa giao thông đường sắt và đường bộ, hoặc một phần của tuyến đường sẽ là đường hầm xuyên biển.
Cây cầu vượt biển ở Vladivostok, Viễn Đông, Liên bang Nga
Theo các nguồn tin của tờ Kommersant, việc hợp tác này không có nghĩa là các nhà thầu Nga không được phép tham gia dự án. Ngược lại, tất cả các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng hàng đầu đều bày tỏ sự quan tâm đối với hành lang giao thông mới này. Tổng chi phí dự án xây cầu ước tính khoảng 45,4 tỷ rúp (tương đương với 1,27 tỷ USD).
Cũng trong tháng trước, Cục Giao thông vận tải của Nga cho biết cây cầu bắc qua Eo biển Kerch liên kết khu vực Krasnodar miền nam nước Nga với bán đảo Crimea. Cây cầu này có thể giúp làm tăng gấp 3 lần lượng khách du lịch đến Crimea. Bộ Trưởng Du lịch Crimea, Yelena Yurchenko, cũng cho biết bán đảo này sẵn sàng đón tiếp 6 triệu khách du lịch trong năm nay.
Theo Đời sống pháp luật
Tiết lộ gây sốc về chiến đấu cơ tàng hình F-35
Cái gọi là chiến đấu cơ tàng hình F-35 trên thực tế đã không che mắt được radar của đối phương và đó quả là một tiết lộ gây sốc.
Theo Daily Mail, chiến đấu cơ tàng hình F-35 được thiết kế với chi phí rất lớn để bay vào không phận của đối phương và tấn công mục tiêu mà không bị radar phát hiện.
Khốn nỗi, loại máy bay chiến đấu tàng hình sẽ tiêu tốn 1,3 tỷ bảng của những người nộp thuế Anh lại "hiện nguyên hình" trước radar của Trung Quốc và Nga.
Bộ Quốc phòng Anh có kế hoạch mua 48 chiến đấu tàng hình F-35, với giá lên đến 100 triệu bảng mỗi chiếc.
Các chuyên gia quốc phòng Anh tiết lộ rằng các hệ thống radar của Nga và Trung Quốc có thể bắt chiến đấu cơ tàng hình F-35 "hiện nguyên hình".
Chuyên gia Elizabeth Quintana cho biết: "Hiện đã có một sự tiến hóa đáng kể của công nghệ radar và đó là điều đáng lo". Bà cho biết hệ thống phòng không của Nga có thể phát hiện F-35, trong khi radar được trang bị cho tàu khu trục Trung Quốc sẽ có độ phân giải cao hơn và chắc chắn sẽ phát hiện được máy bay tàng hình F-35.
Tàu sân bay mới lớp Nữ hoàng Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ đi vào phục vụ trong năm 2018 và được trang bị 48 chiếc F-35B.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond cam kết mua 48 chiến đấu cơ tàng hình F-35B để sử dụng trên tàu sân bay mới lớp Nữ hoàng Elizabeth của Hải quân Hoàng gia, với chi phí lên tới 4,8 tỷ bảng.
Máy bay tàng hình sử dụng các bề mặt và các cạnh sắc nét để làm chệch hướng các tín hiệu radar và tránh bị phát hiện. Thế nhưng mối đe dọa mới đối với F-35 là hệ thống radar AESA (Active Electronically Scanned Array), hoạt động bằng cách phát ra sóng radio riêng rẽ trên các tần số khác nhau.
Bằng cách thay đổi nhanh chóng tần số, loại radar này khó bị máy bay đối phương đánh lừa. Trung Quốc đã tích hợp AESA vào hệ thống radar lắp cho tàu khu trục mới nhất của nước này. Hệ thống đó có thể phát hiện và định vị một máy bay chiến đấu tàng hình trong vòng 220 dặm.
Các chuyên gia quân sự khẳng định chiến đấu cơ tàng hình F-35 bị "lộ nguyên hình" trước "kính chiếu yêu" của radar Nga và Trung Quốc
Các chuyến bay thử nghiệm cũng đã cho thấy vấn đề phần mềm máy tính và các vấn đề nổi cộm khi F-35 bay trong thời tiết xấu. Có những lo ngại rằng F-35 có thể phát nổ nếu bị sét đánh.
Có những lo ngại rằng F-35 có thể phát nổ nếu bị sét đánh.
Không có bình luận gì về những ý kiến chuyên gia nói trên, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố: "F-35 là máy bay phản lực chiến đấu tiên tiến nhất thế giới và sẽ được đưa vào biên chế của Hải quân và Không quân Hoàng gia từ năm 2018. F-35 có khả năng tàng hình chưa từng có và các loại cảm biến cũng như vũ khí cực kỳ tiên tiến. Máy bay được thiết kế đặc biệt để có thể liên tục cập nhật trong suốt thời gian phục vụ, đảm bảo cho nó luôn được tích hợp công nghệ mới chống lại các mối đe dọa đang và sắp nổi lên của đối phương".
Theo Đời sống pháp luật
Nga tố Mỹ đưa bằng chứng mập mờ Hãng RT cho rằng các bức hình mà Washington và Kiev coi là bằng chứng cho thấy Nga can dự vào Ukraina, và được xuất bản trên tờ Thời báo New York số ra ngày thứ Hai vừa qua là không được thẩm tra và trên thực tế mâu thuẫn với những gì mà họ chủ trương. Các bức ảnh mà Mỹ cho...