Trung Quốc nêu điều kiện điều tra nguồn gốc nCoV
Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho biết nước này sẽ không mời chuyên gia quốc tế điều tra nguồn gốc nCoV cho đến khi đảm bảo “chiến thắng cuối cùng”.
WHO cuối tuần trước cho biết họ hy vọng được Trung Quốc mời tham gia điều tra về nguồn gốc động vật của nCoV, khởi phát từ thành phố Vũ Hán vào tháng 12/2019. Khi được hỏi về vấn đề này, đại sứ Chen Xu hôm nay trả lời trong một cuộc họp báo trực tuyến từ Geneva: “Ưu tiên hàng đầu hiện giờ là tập trung vào cuộc chiến chống lại đại dịch cho đến khi chúng tôi giành chiến thắng cuối cùng”.
“Chúng tôi cần tập trung vào đúng vấn đề và phân bổ nguồn lực phù hợp. Chúng tôi không ngại bất kỳ loại điều tra hay đánh giá nào vì chúng có thể hỗ trợ các nỗ lực quốc tế để chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng trong tương lai”, ông nói thêm.
Nhân viên phòng dịch đo thân nhiệt người dân ở Tuy Phân Hà, Trung Quốc ngày 1/5. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
“Chúng tôi cần phải chạy đua với thời gian để cứu nhiều người nhất có thể. Về việc chúng tôi có mời WHO hay không và khi nào, chúng tôi cần có ưu tiên phù hợp vào thời điểm này và cũng cần bầu không khí thích hợp”, đại sứ cho hay.
Phần lớn các nhà khoa học cho rằng nCoV khởi nguồn từ loài dơi, đã lây từ động vật sang người tại chợ bán động vật hoang dã ở Vũ Hán cuối năm ngoái. Tuy nhiên, Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo và các quan chức Mỹ khác đang thúc đẩy giả thuyết nCoV đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Tình báo Mỹ đang xem xét giả thuyết này dù nhận định virus “không phải do con người tạo ra”.
WHO cho biết họ chưa nhận được bất kỳ bằng chứng nào từ Mỹ về nguồn gốc nCoV và cho rằng những tuyên bố của Washington “chỉ mang tính suy đoán”. Trump hôm 5/5 cho biết Mỹ sẽ sớm công bố báo cáo nguồn gốc nCoV, nhưng không nêu thời gian cụ thể.
Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định Ngoại trưởng Mỹ không thể chứng minh nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán bởi ông “không có bất kỳ bằng chứng nào”.
Covid-19 xuất hiện ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 3,8 triệu người nhiễm nCoV, hơn 259.000 người tử vong và hơn 1,2 triệu người bình phục.
Trung Quốc báo cáo ca nhiễm nCoV mới thấp nhất một tháng
Trung Quốc đại lục báo cáo thêm 16 ca nhiễm nCoV, mức thấp nhất kể từ ngày 17/3 và giảm so với 27 ca một ngày trước đó.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết số ca nhiễm mới bao gồm 9 ca ngoại nhập, thấp nhất kể từ ngày 13/3 và thấp hơn so với 17 ca hôm qua. 7 ca mới còn lại được ghi nhận trong nước, giảm so với 10 ca hôm qua.
Trung Quốc cũng báo cáo thêm 44 ca nhiễm không triệu chứng, gồm ba ca ngoại nhập, nâng ca nhiễm không triệu chứng lên 999 và những người này đang được theo dõi y tế. Không có ca tử vong mới được ghi nhận.
Trung Quốc đại lục hiện ghi nhận 82.735 ca nhiễm và 4.632 ca tử vong. Thêm 33 bệnh nhân xuất viện, nâng số người hồi phục lên 77.062.
Hành khách đeo khẩu trang đi qua cửa kiểm tra an ninh tại một nhà ga ở Tuy Phân Hà, thành phố giáp với Nga ở tỉnh Hắc Long Giang, hôm 17/4. Ảnh: Reuters.
Số người chết vì nCoV tăng 50%, tương đương 1.290 ca, tại Vũ Hán, tâm dịch Covid-19 ở Trung Quốc, sau khi giới chức thành phố hôm 17/4 tính thêm những ca tử vong được báo cáo muộn, nhầm hoặc chưa được báo cáo và những trường hợp chưa được đăng ký chứng tử. Động thái này làm dấy lên nghi ngờ về tính minh bạch trong các báo cáo về tình hình Covid-19 của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố chưa từng che đậy thông tin về Covid-19 và việc Vũ Hán sửa số người chết là "điều bình thường" trên thế giới. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng số người chết thật sự trong đại dịch tại Trung Quốc cao hơn nhiều báo cáo, thậm chí cao hơn nhiều so với Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 39.000 người đã chết.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 18/4, Trump tuyên bố Trung Quốc sẽ phải "gánh hậu quả" nếu bị phát hiện chịu trách nhiệm trong đại dịch đã khiến hơn 2,3 triệu người nhiễm và gần 160.000 người tử vong trên toàn cầu.
Huyền Lê
Người Trung Quốc tại Nga đứng trước lựa chọn khó khăn vì dịch COVID-19 Trước làn sóng dịch bệnh 'nhập ngoại' gia tăng đột biến tại Trung Quốc, chính phủ nước này đã thắt chặt biện pháp kiểm dịch tại biên giới với Nga. Điều này khiến nhiều người Trung Quốc đang sinh sống tại 'xứ sở bạch dương' phải đưa ra những lựa chọn khó khăn về việc ở lại hay về nước. Búp bê Matryoshka...