Trung Quốc nêu bật các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 5 năm tới
Trung Quốc sẽ thực thi chiến lược ưu tiên việc làm, mở rộng nhóm thu nhập trung bình, mở cửa các lĩnh vực viễn thông, Internet, giáo dục, đối với các nhà đầu tư nước ngoài một cách có trật tự.
Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Trung Quốc khóa XIII tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4/3/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo Tân Hoa xã, ngày 5/3, Trung Quốc đã công bố các mục tiêu chính trong dự thảo Đề cương Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) về phát triển kinh tế, xã hội đất nước và các mục tiêu dài hạn đến năm 2035.
Theo bản dự thảo được trình lên tại Kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại, tức Quốc hội – NPC) khóa XIII, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hiện đại hóa quốc phòng và quân đội, nỗ lực xây dựng một quốc gia thịnh vượng và quân đội vững mạnh. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thúc đẩy phát triển xã hội và kinh tế theo hướng chuyển đổi xanh toàn diện.
Trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc sẽ chủ động xem xét việc gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ), thúc đẩy việc thực thi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự phát triển của Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương cũng như đẩy nhanh các cuộc đàm phán thương mại tự do giữa Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc.
Dự thảo nêu rõ Trung Quốc sẽ rút ngắn hơn nữa danh sách hạn chế tiếp cận đầu nước ngoài, tăng cường các các quy định về đầu tư ra nước ngoài trong 5 năm tới.
Về kinh tế, Trung Quốc sẽ thực thi chiến lược ưu tiên việc làm, mở rộng nhóm thu nhập trung bình, mở cửa các lĩnh vực viễn thông, Internet, giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe đối với các nhà đầu tư nước ngoài một cách có trật tự.
Bắc Kinh sẽ tăng cường nỗ lực thu hút và tận dụng đầu tư nước ngoài. Trong 5 năm tới, Trung Quốc sẽ giảm thuế quan và chi phí giao dịch, tăng cường nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng chất lượng, công nghệ tiên tiến, thiết bị, năng lượng và những nguồn lực quan trọng.
Trong vấn đề an ninh mạng, Trung Quốc sẽ tích cực tham gia thiết lập các quy tắc quốc tế và tiêu chuẩn kỹ thuật về an ninh dữ liệu, đồng tiền số và thuế dữ liệu. Trung Quốc sẽ tăng cường giám sát đối với nền kinh tế dựa trên nền tảng Internet, chống lại các hành vi độc quyền và cạnh tranh không công bằng, thúc đẩy việc phát triển và nghiên cứu đồng tiền số.
Liên quan vấn đề nông nghiệp, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh công tác thiết lập các nhà kho, cơ sở hậu cần và chuỗi cung ứng lạnh nhằm tăng cường xây dựng khu vực nông thôn.
Phát biểu bên lề Kỳ họp thứ 4, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trung Quốc Đường Nhân Kiện khẳng định các nỗ lực này nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các nông sản và nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp ở khu vực nông thôn.
Các hạ tầng về nước, điện, đường sá, khí đốt và viễn thông sẽ được nâng cấp. Trung Quốc sẽ đẩy mạnh thực thi kế hoạch xây dựng nông thôn, đề ra các mục tiêu về cải thiện hạ tầng và các dịch vụ công cơ bản cũng như nâng mức tiêu thụ tại khu vực này.
Ngoài ra, về vấn đề Hong Kong và Macao (Trung Quốc), nước này sẽ thực thi đầy đủ các chính sách “Một nước, hai chế độ” cũng như giữ vững cấp độ tự trị cao cho cả hai đặc khu này.
Trung Quốc công bố kế hoạch trở thành 'siêu cường sản xuất'
Quốc hội Trung Quốc công bố kế hoạch toàn diện nâng cấp năng lực sản xuất với 8 lĩnh vực ưu tiên nhằm tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu.
"Chúng ta phải giữ tỷ trọng sản xuất ổn định trong nền kinh tế nói chung và nâng cao lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc trong các lĩnh vực này", chính phủ Trung Quốc cho biết trong kế hoạch 5 năm dài 142 trang được giới thiệu với gần 3.000 thành viên Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, tức quốc hội, trong phiên họp ngày 5/3.
Kế hoạch này tập trung vào 8 lĩnh vực gồm đất hiếm và vật liệu đặc biệt, robot, động cơ máy bay, phương tiện năng lượng mới và ô tô thông minh, thiết bị y tế và phát minh y học như vaccine, máy móc nông nghiệp, thiết bị sử dụng trong các ngành đóng tàu, hàng không và đường sắt cao tốc, cùng các ứng dụng công nghiệp của hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu Bắc Đẩu.
Công nhân làm việc tại một nhà máy ô tô ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 4/2020. Ảnh: Reuters .
Trung Quốc nhấn mạnh vào sản xuất tiên tiến trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, trong đó nêu ra các mục tiêu phát triển và kinh tế giai đoạn 2021-2025, phản ánh quyết tâm của chính phủ nước này trong theo đuổi chuyển đổi công nghệ cao trong lĩnh vực trên.
Điều này giúp bù đắp chi phí sản xuất ngày càng tăng, củng cố vị thế quốc gia của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và nâng cao khả năng cạnh tranh với Mỹ.
Trung Quốc công bố chiến lược sản xuất mới trong bối cảnh Thượng viện Mỹ được cho là đang xem xét dự luật mới với gói hỗ trợ 30 tỷ USD nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với Trung Quốc. Các nghị sĩ Mỹ đặt mục tiêu đưa vào gói hỗ trợ các yếu tố khác để thúc đẩy lĩnh vực công nghệ của nước này, dự kiến bỏ phiếu thông qua vào tháng 4.
Trong kế hoạch 5 năm mới, Trung Quốc đặt mục tiêu khắc phục các khâu yếu kém trong các lĩnh vực chính, phần mềm, vật liệu và hệ thống cơ bản.
Kế hoạch cho biết Trung Quốc sẽ phát triển chuỗi giá trị công nghiệp "sáng tạo hơn, an toàn hơn với giá trị gia tăng cao hơn", giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trong "đường sắt tốc độ cao, thiết bị điện, năng lượng mới và đóng tàu". Kế hoạch cũng cho biết "các bộ phận quan trọng của chuỗi giá trị" phải nằm tại Trung Quốc.
Sản xuất chiếm 33% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc nửa đầu năm 2020, được coi là xương sống của nền kinh tế công nghiệp. Trung Quốc vẫn đứng đầu thế giới trong sản xuất và được mệnh danh là "công xưởng của thế giới" sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001.
Hai kỳ họp quan trọng nhất năm tại Trung Quốc. Video: SCMP .
Dự thảo kế hoạch 5 năm kỳ vọng "các ngành công nghiệp non trẻ" của Trung Quốc sẽ tăng đáng kể giá trị kinh tế và chiếm 17% GDP của cả nước trong giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch cũng thúc đẩy tốc độ triển khai mạng di động 5G để tăng tỷ lệ người dùng lên đến 56% trong giai đoạn này.
Quốc hội Trung Quốc khai mạc kỳ họp ngày 5/3. Trong phiên khai mạc, Thủ tướng Lý Khắc Cường công bố mục tiêu tăng trưởng "trên 6%"trong năm 2021. Ông Lý nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới công nghệ trong tạo ra lợi ích cho nhiều ngành công nghiệp, 23 lần nhắc đến "công nghệ" trong báo cáo chính phủ năm nay, nhiều hơn năm ngoái 9 lần.
Trung Quốc xem xét dự luật cải tổ hệ thống bầu cử Hong Kong Quốc hội Trung Quốc đang nghiên cứu dự thảo luật cho phép Bắc Kinh thẩm tra ứng viên tranh cử ở Hong Kong và loại bỏ người không phù hợp. Bắc Kinh xác nhận kế hoạch cải tổ hệ thống bầu cử Hong Kong trong cuộc họp quốc hội thường niên khai mạc hôm nay. Đây sẽ là những thay đổi quan trọng...