Trung Quốc nâng cấp phần mềm chống tham nhũng
Trung Quốc đã nâng cấp phần mềm hỗ trợ cho việc phát hiện và cung cấp thông tin về các trường hợp tham nhũng, giúp cho việc tố giác trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đây được coi là một động thái mang tính bước ngoặt trong công cuộc “đả hổ, diệt ruồi”.
Chu Vĩnh Khang trước vành móng ngựa. (Ảnh: AP)
Báo Hồng Kông SCMP đưa tin cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc đã nâng cấp phần mềm chống tham nhũng khi cho phép người tố cáo có thể cung cấp thông tin bằng cách cập nhật hình ảnh hoặc các đoạn video. Cho tới trước khi nâng cấp, ứng dụng được khởi động hồi đầu năm này không hỗ trợ các nội dung đa phương tiện. Nó bảo vệ danh tính người dùng bằng cách tôn trọng sự ẩn danh của họ.
Công chúng được khuyến khích sử dụng các hình ảnh trực quan để báo cáo về các trường hợp tiệc tùng xa hoa, sử dụng xe công để làm việc riêng hoặc thậm chí là phô trương sự giàu sang, Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) nêu rõ.
SCMP cho biết việc nâng cấp phần mềm diễn ra ngay trước lễ hội thuyền rồng truyền thống được tổ chức vào thứ Bảy (20/6). Giới chức lãnh đạo dường như đang phá bỏ các quy tắc trong các ngày lễ hội quốc gia vốn được tiến hành dưới sự chỉ đạo của CCDI, cơ quan điều tra hàng đầu Trung Quốc.
Video đang HOT
Gần đây, hàng loạt vụ án tham nhũng ở Trung Quốc được đưa ra ánh sáng nhờ các bằng chứng về những chuyến du lịch xa hoa của các quan chức, hay việc họ sử dụng công quỹ để mua sắm và sở hữu các tư dinh hoành tráng.
Các quan chức Trung Quốc có thể bị trừng phạt nếu họ bị phát hiện tổ chức việc hiếu, hỷ linh đình, mua sắm các phương tiện giải trí hoặc là thành viên của các câu lạc bộ thể dục bằng tiền công quỹ, hay đưa và nhận quà tặng, Ủy ban CCDI vạch rõ.
Phần mềm mới được cung cấp miễn phí trên cửa hàng trực tuyến của Apple và một loạt các cửa hàng khác của hệ điều hành Android, cũng như trên trang web của CCDI.
Sau khi cài đặt, nó sẽ liệt kê danh mục các hành vi tham nhũng từ tiệc tùng cho tới du lịch nước ngoài… Người dùng có thể tải lên các tệp tin dung lượng tới 5GB chứng minh chi tiết về sự việc xảy ra, bao gồm cả ngày giờ và địa điểm.
Tuy nhiện, rất nhiều blogger đã bày tỏ nghi ngờ rằng liệu sự việc có được xử lý, hoặc thậm chí liệu nó có dẫn đến sự thay đổi ngoài đời thực. Một số người khác thì lo lắng các cuộc điện thoại của họ có thể bị giám sát, hoặc các tố cáo nặc danh có thể bị coi là giả mạo.
Trong khi đó, một loạt cơ quan điều tra Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng phần mềm nhắn tin phổ biến WeChat và tiểu blog Weibo trong một nỗ lực nhằm tăng tính minh bạch của hoạt động giám sát, đặc biệt là ở hai tỉnh Sơn Đông và Chiết Giang.
CCDI Bắc Kinh gần đây đã mở một tài khoản trên WeChat và có bước đi đầu tiên là công khai thông tin liên lạc của 6 đội điều tra.
Động thái nâng cấp phần mềm tố giác này là một phần trong kế hoạch tấn công vào cái mà CCDI gọi là “ Bốn làn gió độc” bao gồm: chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa hưởng thụ và xa hoa lãng phí. Bốn điều nói trên đã được liệt vào danh sách đen của chính quyền Trung Quốc kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động chiến dịch bài trừ tham nhũng từ hai năm trước.
Ngoài ra, những trường hợp “ngã ngựa” gần đây như của Chu Vĩnh Khang – đứng đầu lực lượng công an và tòa án Trung Quốc – đang làm Bắc Kinh cảm thấy bối rối trong bối cảnh gia tăng các yêu cầu phải công khai các hoạt động xét xử.
Báo SCMP nhận định, chính quyền Trung Quốc buộc phải giấu kín về các phiên tòa xét xử quan tham sau một loạt trường hợp tham nhũng ở tầng lớp lãnh đạo cấp cao lộ diện khiến Bắc Kinh không khỏi cảm thấy “mất mặt”.
Trần Khánh
Theo SCMP
Cuộc bầu cử Quốc hội - Bước ngoặt trên chính trường Thổ Nhĩ Kỳ
Kết quả sơ bộ bầu cử thực tế phản ảnh đúng dự đoán của các nhà quan sát tình hình chính trị nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau một ngày quan sát và chờ đợt, việc kiểm phiếu sơ bộ của cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 24 Thổ Nhĩ Kỳ đã cho kết quả ban đầu ngay trong đêm ngày 7/6/2015.
Kết quả này là một đòn giánh mạnh vào Cương lĩnh tranh cử của Đảng AKP; vì sau 13 năm cầm quyền, lần đầu tiên Đảng không giành đủ số ghế trong Quốc hội (276 ghế) để thành lập một Chính phủ một Đảng như 3 lần trước đây. Đồng thời, số phiếu bầu đó đã làm tiêu tan mong muốn của Tổng thống Recep Tayyip Erdoan giành đa số áp đảo trong Quốc hội (330 ghế) để thay đổi Hiến pháp 1982 với mục tiêu chuyển từ Chế độ Nghị viện sang Chế độ Tổng thổng.
Trong khi những người ủng hộ Đảng AKP còn chưa hết bàng hoàng, thì những người ủng hộ Đảng HDP cũng không tin nổi vào mắt mình về kết quả ngoạn mục mà Đảng giành được. Vì Đảng HDP lần đầu tiên tham gia bầu cử với tư cách một Đảng độc lập và đã vượt qua được "cửa ải 10% số phiếu bầu" nhằm giành được Quyền đại diện của Đảng tại Quốc hội (theo Hiến pháp 1982 của Thổ Nhĩ Kỳ, một Đảng phải có từ 10% số phiếu bầu mới được thành lập Quyền đại diên một Đảng đối lập trong Quốc hội).
Kết quả sơ bộ bầu cử nêu trên thực tế phản ảnh đúng dự đoán của các nhà quan sát tình hình chính trị nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi trước khi bầu cử, dư luận Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng không hài lòng với chiều hướng chính sách độc đoán và bao che tham nhũng của Đảng cầm quyền. Điều đó thể hiện trong cách điều hành của Tổng thống Recep Tayyip Erdoan mà ngay những người đồng chí của ông như cựu Tổng thống Abdullah Gl và Phó Thủ tướng Bulent Arinc có ý kiến không đồng thuận.
Theo_VOV
Tạo thời thay bản chất Những luật vừa mới được chính phủ Nhật Bản thông qua là bước ngoặt rất quyết định đối với lực lượng phòng vệ nước này nói riêng và chính sách đối ngoại, quân sự, quốc phòng và an ninh của Nhật Bản nói chung trong tương lai. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể hoạt động không chỉ nhiều hơn mà còn...