Trung Quốc nắm giữ nợ Mỹ giảm, còn dưới 1.000 tỉ USD
Lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ giảm xuống dưới mốc 1.000 tỉ USD lần đầu tiên trong 12 năm, trong bối cảnh lãi suất tăng có thể khiến việc nắm giữ những trái phiếu này trở nên ít hấp dẫn hơn.
Tòa nhà Bộ Tài chính Mỹ ở Washington D.C – Ảnh: BLOOMBERG
Theo kênh CNBC, dữ liệu của Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 18-7 cho thấy, tiếp nối xu hướng bắt đầu từ đầu năm 2021, danh mục trái phiếu Chính phủ Mỹ của Trung Quốc trong tháng 5 giảm còn 980,8 tỉ USD.
Con số này giảm gần 23 tỉ USD so với tháng 4, và giảm gần 100 tỉ USD (9%) so với tháng đầu năm 2022.
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5-2010, số trái phiếu Chính phủ Mỹ nằm trong tay Trung Quốc giảm xuống dưới mốc 1.000 tỉ USD. Nhật Bản hiện là quốc gia nắm giữ trái phiếu Mỹ nhiều nhất, với giá trị khoảng 1.200 tỉ USD.
Video đang HOT
Việc Trung Quốc giảm nắm giữ nợ Mỹ diễn ra trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất để đối phó tình trạng lạm phát vốn đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1981.
Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu thường giảm. Điều đó đồng nghĩa nhà đầu tư sẽ bị lỗ vốn nếu bán trái phiếu trước lúc đáo hạn.
Ngoài ra, Trung Quốc giảm nắm giữ nợ Mỹ cũng xuất phát từ việc Bắc Kinh nỗ lực đa dạng hóa danh mục nợ nước ngoài của họ.
Kỳ báo cáo nói trên diễn ra trước khi FED nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm (tức 75 điểm cơ bản) hồi tháng 6.
FED đã bắn tín hiệu sẽ có một đợt tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm lần hai vào cuối tháng này, trong bối cảnh lạm phát dai dẳng.
Theo báo Financial Times, nếu FED tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm tại cuộc họp tháng 7, dự kiến mức lãi suất cơ bản sẽ được nâng lên 2,25 – 2,5%.
Trung Quốc bị nghi thám sát căn cứ Mỹ bỏ lại ở Afghanistan
Một phái đoàn Trung Quốc tới căn cứ không quân Bagram và có thể thu thập dữ liệu nhằm đối phó lực lượng Mỹ.
Các nguồn tin ngày 20/9 cho biết một phái đoàn Trung Quốc tới Bagram, từng là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Afghanistan, nhằm "thu thập bằng chứng và dữ liệu để đối phó Mỹ". Phái đoàn Trung Quốc dường như tới Afghanistan theo ngả Pakistan do máy bay chở họ không xuất hiện ở sân bay Kabul.
Trung Quốc được cho là muốn thiết lập một cơ sở tình báo phối hợp với Pakistan và lực lượng Taliban để theo dõi bất cứ hoạt động hỗ trợ nào với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương của nước này.
Bên ngoài căn cứ Bagram tại Afghanistan ngày 25/6 sau khi quân đội Mỹ rút khỏi. Ảnh: AP .
"Chúng tôi đang xác minh lịch trình di chuyển của nhóm người Trung Quốc. Nếu họ mở bất cứ căn cứ nào với Pakistan tại đó, điều này sẽ rất nghiêm trọng vì nó thúc đẩy nhiều hoạt động khủng bố hơn và gây bất ổn cho khu vực", một số nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết.
Giới chức Trung Quốc, Pakitstan, Ấn Độ và lãnh đạo Taliban chưa bình luận về thông tin trên.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Pakistan (ISI) Faiz Hameed hồi đầu tháng 9 gặp lãnh đạo tình báo Nga, Trung Quốc, Iran và Tajikistan để trình bày về chính quyền do Taliban thiết lập ở Afghanistan và thay đổi mới trong trật tự thế giới, các nguồn tin cho biết.
Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập liên lạc ngoại giao với Afghanistan sau khi chính quyền cũ do Mỹ hậu thuẫn sụp đổ và Taliban nắm quyền tại quốc gia Trung Á. Trung Quốc đã duy trì hiện diện khiêm tốn tại Afghanistan trong hai thập kỷ quân đội Mỹ mở chiến dịch quân sự tại đây,
Đại sứ Trung Quốc tại Afghanistan Vương Ngu gần dây gặp một thủ lĩnh của Taliban và cho biết nước này cung cấp cho Afghanistan hàng triệu USD để giúp xây dựng bệnh viện, trường học, một nhà máy điện năng lượng mặt trời tại Bamyan và nhiều công trình khác.
Trung Quốc được cho đang quan tâm đến các mỏ khoáng sản trị giá 3.000 tỷ USD tại Afghanistan và tìm kiếm hợp đồng xây dựng hạ tầng dưới thời kỳ cầm quyền thứ hai của Taliban.
Nhóm này ngày 15/9 cho biết Trung Quốc cam kết viện trợ nhân đạo trị giá 15 triệu USD cho Afghanistan và tiếp tục hợp tác kinh tế và chính trị với quốc gia Trung Á.
Châu Á phấp phỏng với tàu ngầm hạt nhân Australia Viễn cảnh Australia sở hữu hạm đội tàu ngầm hạt nhân khiến nhiều nước lo ngại về nguy cơ chạy đua vũ trang và gia tăng căng thẳng khu vực. Ngay sau khi Mỹ, Anh và Australia công bố thành lập liên minh an ninh AUKUS, với trọng tâm là thỏa thuận hỗ trợ công nghệ để Australia chế tạo hạm đội 8...