Trung Quốc muốn tái can dự vào Libya
Trung Quốc, một trong những đồng minh lâu đời của Libya, đã lên tiếng kêu gọi sớm có “chuyển giao quyền lực một cách êm thấm” tại đất nước Trung Đông này.
Đã có 36.000 công nhân Trung Quốc buộc phải rời Libya vì chiến tranh
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc “tôn trọng sự chọn lựa của nhân dân Libya” đồng thời hy vọng chính phủ tương lai tại Tripoli sẽ áp dụng những biện pháp hữu hiệu trong việc đoàn kết các lực lượng thuộc nhiều phe phái khác nhau và tái lập trật tự xã hội “càng sớm càng tốt”.
Trung Quốc cũng đề nghị Liên Hợp Quốc, cùng với sự tham gia của phương Tây, dẫn đầu công cuộc tái thiết trong thời kỳ hậu chiến tại Libya. Ngoài ra, Bắc Kinh bày tỏ mong muốn tham gia vào việc lập lại ổn định ở Libya.
Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã đầu tư khoảng 15-22 tỷ đô-la vào các dự án ở Libya, đặc biệt là trong lĩnh vực đường sắt, khai thác dầu mỏ và viễn thông. Do đó, Bắc Kinh có những lý do chiến lược và thương mại, khi không muốn phương Tây có nhiều ảnh hưởng tới Libya.
Cuộc nội chiến Libya nằm ngoài mong muốn đã khiến Trung Quốc thiệt hại nặng nề khi bị mất đi nhiều hợp đồng, còn hạ tầng cơ sở, máy móc, trang thiết bị của các doanh nghiệp Trung Quốc ở Libya cũng bị hủy hoại.
Video đang HOT
Một phần nguyên nhân là do các công ty Trung Quốc tại Libya thường sử dụng lao động được đưa sang từ Trung Quốc thay vì nhân công địa phương. Điều đó khiến một số người dân Libya bất mãn nên khi biến động xảy ra, tài sản của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng bị phá hoại.
Trên thực tế, khi chiến sự bùng nổ, đã có 36.000 công nhân Trung Quốc được đưa ra khỏi Libya.
Trước mắt, có lẽ Trung Quốc muốn khôi phục toàn bộ các dự án ở Libya, trong đó có rất nhiều dự án bị phá hủy vì nội chiến diễn ra trong hơn sáu tháng qua tại nước này.
Tiến sĩ Jie Chen, Đại học Tây Australia, cho rằng chính phủ Trung Quốc đã có được nhiều bài học nhân sự kiện vừa qua tại Libya. Tuy nhiên, theo ông, ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều khi Libya được điều hành bởi một chính phủ mới thay cho chính phủ Gaddafi có lẽ là không phù hợp.
Lý do là vì bất cứ chính phủ nào của Libya cũng sẽ không thể hoạt động một cách &’trơn tru’ nếu không nhận được sự hỗ trợ của Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi Trung Quốc có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Theo Tầm nhìn
Phe nổi dậy treo giải 1,67 triệu USD cho đầu Gadhafi
Phe nổi dậy ở Libya đã treo giải thưởng 2 triệu dinar (1,67 triệu USD) "cho ai bắt được nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi", trong khi các cường quốc thế giới đang xét tới các bước kế tiếp trong quan hệ với Tripoli.
Phe nổi dậy tuyên bố kiểm soát 90% thủ đô Tripoli.
Xuất hiện trên kênh Al Arabiya TV hôm qua, người phát ngôn phe nổi dậy Abdel Salam Abu Zaakouk khẳng định lực lượng nổi dậy vẫn đang giao tranh ác liệt với tư lệnh quân đội hàng đầu của ông Gadhafi - tướng Abdul Rahman Al Sayd, tại trang trại của ông này ở Tripoli.
Người phát ngôn Abu Zaakouk cũng thông báo lực lượng nổi dậy đã tìm thấy người phụ trách văn phòng của ông Gadhafi là Bashir Saleh cùng 4 người con của ông này ở trang trại của gia đình tại Tripoli.
Giao tranh cũng tiếp diễn tại khu dinh thự Bab al-Aziziya của ông Gadhafi ở Tripoli, một ngày sau khi phe nổi dậy chiếm được khu dinh thự này.
Những người trung thành với Đại tá Gadhafi còn đang kháng cự ở Tripoli. Các vụ đấu súng đang xảy ra ở các khu miền nam và trung tâm thủ đô. Các bệnh viện trong thủ đô đang ngập tràn người bị thương.
Trong khi đó, người đứng đầu Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Mustafa Abdel Jalil nói rằng nhóm của ông ủng hộ quyết định của một nhóm doanh gia địa phương về việc treo giải thưởng trị giá 1,67 triệu USD "trong nỗ lực đẩy nhanh việc bắt giữ ông Gadhafi".
Một người phát ngôn của NATO nói rằng công việc tìm kiếm Gadhafi là của quân Libya, chứ không phải của NATO.
Phó đại diện thường trực của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp tại LHQ, Ibrahim Dabbashi, thì nói: "Tôi nghĩ ông Gadhafi sẽ tự sát một khi ông ta cảm thấy không có cách trốn thoát".
Theo phe nổi dậy, kể từ hôm 21/8, đã có 400 người thiệt mạng tại Tripoli. Tuy nhiên, phe nổi dậy chưa kiểm soát hoàn toàn Tripoli.
Không có tin tức nào cho thấy ông Gadhafi đang ở đâu, nhưng các giới chức Mỹ hôm qua nói rằng họ tin là ông Gadhafi vẫn đang ở Libya.
Một kênh truyền hình thân chính phủ trích lời ông Gadhafi trước đó nói rằng ông đã rút khỏi khu nhà ở Bab al-Aziziya trong một "di chuyển chiến lược" sau hàng chục vụ oanh kích của NATO tại đó.
Theo đài truyền hình Al-Rai, hôm qua, ông Gadhafi đã nói chuyện với người dân Libya từ một đài phát thanh địa phương, thề quyết sẽ chiến đấu cho đến khi giành được thắng lợi hoặc cho đến chết trong cuộc chiến mà ông gọi là chống lại cuộc xâm lăng của NATO.
Các cường quốc chuẩn bị bước kế tiếp ở Libya
Các cường quốc thế giới đang xét tới các bước kế tiếp trong quan hệ với Libya, vào lúc ông Gadhafi có vẻ như đã mất quyền kiểm soát thủ đô Tripoli và các thành phố lớn khác.
Mỹ cho biết sẽ đưa ra trước Hội đồng Bảo an LHQ hôm qua đã thông qua nghị quyết bãi bỏ lệnh phong tỏa khoảng 1,5 tỉ USD tài sản của Libya để tài trợ cho nhu cầu nhân đạo. Tài sản này bị phong tỏa theo lệnh chế tài của LHQ.
Trước đó, Pháp cho biết đang làm việc với các nước đồng minh trong Hội đồng Bảo an để tháo khoán tài sản này, đồng thời Anh cho biết cũng thăm dò phương cách để giúp Libya.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói rằng nước ông sẽ xét tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao với lực lượng chống ông Gadhafi. Trong phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi quân nổi dậy tấn công Tripoli, ông Medvedev nói rằng, Nga sẽ thực hiện điều đó nếu tổ chức này có thể "đoàn kết đất nước."
Ngoại trưởng Anh William Hague khen ngợi phe nổi dậy đang có cách tiếp cận tương lai "theo tinh thần đúng đắn" khi nhắc đến một chính phủ lâm thời bao gồm nhiều thành phần và có một tiến trình chính trị rõ ràng.
Một ngày trước đó, chính phủ Trung Quốc nói rằng, họ sẽ yêu cầu LHQ lãnh đạo những nỗ lực hậu chiến để thiết lập trật tự tại Libya. Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì kêu gọi Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon đóng vai trò lãnh đạo và làm việc với các tổ chức khác để vãn hồi trật tự.
Các giới chức Nicaragua thì nói rằng nước họ sẽ xét tới việc cho ông Gadhafi tị nạn, nhưng cho biết, họ không được yêu cầu đưa ra một biện pháp như vậy.
Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia nói đã bắt đầu việc chuyển trụ sở từ Benghazi về thủ đô Tripoli. Nhưng theo BBC, trong khi quân trung thành của Gadhafi vẫn đang tử thủ, Hội đồng có vẻ không chắc sẽ chuyển toàn bộ về đây.
Theo Dân Trí
Gadhafi có thể sử dụng vũ khí hóa học Ngoại trưởng Anh William Hague hôm qua cảnh báo rằng, một số thành viên trong chế độ đang sụp đổ của đại tá Gadhafi có thể mở kho vũ khí hoá học để đối đầu với phe nổi dậy Libya trong cơn tuyệt vọng. Chiến binh nổi dậy đạp đổ bức tượng Gadhafi bên trong khu phức hợp Bab al-Azizya tại Tripoli. Ảnh:...