Trung Quốc muốn hoàn thành “bành trướng” trước khi có phán quyết vụ kiện
Dư luận Philippines gần đây công bố và đặc biệt quan ngại về hoạt động lấn biển phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cần xác minh.
Gần đây hoạt động “ra sức mở rộng đảo, đá ngầm ở Biển Đông” (lấn biển) của Trung Quốc đã trở thành trung tâm chú ý của dư luận Philippines.
Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thay đổi nhanh chóng trong thời gian qua (nguồn mạng “Quan sát” Trung Quốc)
Từ ngày 28 tháng 8 trở đi, Tổng thống, Bộ Ngoại giao Philippines liên tiếp thể hiện thái độ, tiến hành phê phán hoạt động lấn biển của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi các nước liên quan ủng hộ kế hoạch “Ba bước đi” do Philippines đưa ra, ngăn chặn các hành động của Trung Quốc.
Tờ “Philippine Daily Inquirer” cho biết, trả lời phỏng vấn báo chí ngày 28 tháng 8, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã thuc giuc Trung Quốc “làm dịu tình hình căng thẳng ở Biển Đông”.
Ông tuyên bố, đã nhận được thông tin tình báo có liên quan, Trung Quốc tiếp tục tiến hành hoạt động lấn biển ở Biên Đông, xây dựng đảo và các địa mạo khác ở đá ngầm, “trong vấn đề biên giới, đảo có quyền lợi, đá ngầm thì không”.
Bài viết dẫn lời giáo sư Jay Batongbacal, Học viện Luật biển và Các vấn đề biển, Đại học Philippines cho rằng, đối với Philippines, Trung Quốc thông qua hoạt động lấn biển để đoạt lấy lãnh thổ là một vấn đề lớn, “một khi hoàn thành, những cơ sở xây mới này sẽ được dùng để tăng cường các hoạt động nhằm vào tàu và máy bay của Philippines”.
Tờ “Philippines Star” ngày 29 tháng 8 cho rằng: “Hoạt động khai khẩn đá ngầm của Trung Quốc ngày càng hùng hục”.
Theo bài báo, ngoài lấn biển xây đảo nhỏ ở đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), kế hoạch lấn biển của Trung Quốc còn tiến hành hừng hực khí thế ở 3 đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).
Hình ảnh đá Gạc Ma trên tờ “Quan sát” Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014 cho thấy đã có sự thay đổi rất lớn
Một quan chức an ninh Philippines cho rằng: “Thông qua theo dõi trên không gần đây, quan chức an ninh phát hiện hoạt động lấn biển của Trung Quốc đang triển khai ở đá Gaven, đá Kennan và đá Châu Viên”.
“Trong thời điểm nhà lãnh đạo chính trị của chúng tôi đang bận rộn tranh luận, ở Biển Đông, chúng tôi đang từng bước mất đi &’lãnh thổ’ do Trung Quốc gặm nhấm”.
Video đang HOT
Bài báo này cho rằng, ở đá Gaven, tháng 5 năm 2014 đã theo dõi được Trung Quốc đã xây dựng một công trình nhỏ, 1 tháng sau, Trung Quốc điều nhiều tàu lấn biển, xây dựng một đảo nhỏ nhân tạo. Tháng 7 năm 2014, đá Gaven bị phát hiện đã biến thành một đảo nhỏ hình con diều.
Ở đá Kennan, vào tháng 4 thấy Trung Quốc đang nạo vét luồng lách ở khu vực xung quanh. 3 tháng sau, khu vực này đã biến thành một đảo nhỏ nhân tạo hình cột gôn (golf), trên đảo còn có một bãi đáp máy bay trực thăng.
Hoạt động giám sát hàng không ngày 29 tháng 6 phát hiện Trung Quốc vẫn đang tăng cường hoạt động ở đá Kennan, điều gây chú ý nhất là tăng số lượng thiết bị thi công và vật liệu, container đa trơ thanh nơi ở của công nhân.
Ở vùng biển đá Châu Viên, Quân đội Philippines cho biết, hoạt động tuần tra trên không tháng 5 phát hiện một số tàu Trung Quốc, hình ảnh chụp từ trên không ngày 29 tháng 7 phát hiện ở đá ngầm này đang tiến hành xây dựng, diện tích đất đã mở rộng, trên đất được lấn mới đã xây dựng một bến tàu nửa kín.
Hình ảnh đá Châu Viên ngày 19 tháng 7 năm 2014 do mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014 đăng tải
Theo bài viết, ở đá Gạc Ma, hoạt động lấn biển của Trung Quốc đã hoàn thành và bắt đầu xây dựng công trình hạ tầng. Các thiết bị hạng nặng và vật liệu thi công như giàn giáo ống tuýp xuất hiện ở trên biển, còn có một tàu cỡ lớn mang theo cần trục (máy trục) đang xây dựng bến tàu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose ngày 29 tháng 8 lên tiếng phê phán rằng, Trung Quốc đẩy nhanh hoạt động lấn biển ở Biển Đông là để hoàn thành “kế hoạch bành trướng” và chiếm lấy các đảo giàu tài nguyên dầu khí trước khi có phán quyết vụ kiện trọng tài.
Tờ “Manila Standard Today” Philippines ngày 31 tháng 8 cho rằng, vào ngày 30 tháng 8, Philippines thúc giục tất cả các bên đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông xem xét kế hoạch “Ba bước đi” của phía Manila, lập tức ngăn chặn Trung Quốc xây dựng công trình ở “khu vực tranh chấp” (Trung Quốc xâm lược, ăn cướp, nhảy vào tranh chấp).
Theo bài báo, hiện nay Philippines đang chiếm 8 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Việt Nam đã kiểm soát (có chủ quyền) đối với 29 đảo, đá ngầm – bài báo nhận vơ là “của Trung Quốc”. Philippines và Việt Nam đóng quân lâu dài ở khu vực này, đồng thời tiến hành hoạt động khai thác năng lượng, nhưng truyền thông phương Tây luôn “thờ ơ”.
Bài báo cho rằng, năm 2013, sau khi Trung Quốc bắt đầu tiến hành “một số hoạt động xây dựng cần thiết” (bất hợp pháp) ở Biển Đông, các nước phương Tây bắt đầu đưa ra “đề nghị đóng băng hành vi ở Biển Đông” và Trung Quốc đã “từ chối”.
Hình ảnh đá Gaven ngày 18 tháng 7 năm 2014 trên mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014
Có lẽ bài báo nhắc tới đề nghị đóng băng các hành vi khiêu khích ở Biển Đông do Mỹ đưa ra trong thời gian gần đây, nhất là tại Diễn đàn khu vực ASEAN năm 2014 tổ chức ở Myanmar vừa qua.
Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị này, tuyên bố thẳng thừng, vô trách nhiệm rằng nó không “khách quan, công bằng và mang tính xây dựng”, “gây ra phiền phức và bất đồng mới”, lo ngại nó “cản trở thực hiện DOC và tham vấn COC, gây thiệt hại cho lợi ích chung của Trung Quốc và các nước ASEAN”…
Trung Quốc tiếp tục khăng khăng với “đàm phán song phương”, coi đó là phương thức hiệu quả và khả thi nhất (có lợi nhất cho Trung Quốc, ép láng giềng nhượng bộ trên thế mạnh).
Như vậy, lập trường của Trung Quốc vẫn không thay đổi, những “phát hiện” lấn biển phi pháp của Trung Quốc do Philippines công bố như trên cần xác minh cụ thể và kiên quyết đáp trả.
Theo Giáo Dục
Chiến lược đấu tranh tâm lý mới của Trung Quốc trên Biển Đông
Trung Quốc cho rằng có thể sử dụng giàn khoan và bản đồ để đạt được mục tiêu chiến lược là gây hấn với các nước láng giềng.
Đây là nhận định của tạp chí National Interest của Mỹ về chiến lược mới của Trung Quốc trên Biển Đông
Đấu tranh tâm lý thay vì cưỡng ép bằng vũ lực
Trong khi Mỹ còn đang bận rộn với vấn đề hòa bình tại Trung Đông. Trung Quốc đã có sự điều chỉnh chiến lược của mình về tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Tàu Hải quân Mỹ hiện diện tại khu vực Biển Đông (Ảnh National Interest)
Dường như, Trung Quốc đã tìm ra một kế sách mới để củng cố những tuyên bố nói trên của mình. Kế mới của Trung Quốc khá đơn giản, tại sao lại cứ phải sử dụng sức mạnh quân sự để cưỡng ép và chiếm đoạt các vùng đất mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền của các nước khác khi mà chỉ cần sử dụng giàn khoan dầu khí và bản đồ là đã có thể đạt được điều này.
Trong khi việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (và có thể còn có nhiều giàn khoan khác nữa) đã trở thành tâm điểm của báo chi thế giới trong tháng qua, những toan tính sắp tới của Trung Quốc còn khiến cho các nước châu Á lại càng thêm lo ngại.
Ngày 24/6 vừa qua, Trung Quốc đã chính thức công bố bản đồ dọc của mình với lãnh thổ của Trung Quốc bao trọn toàn bộ vùng Biển Đông và có diện tích trên biển cân bằng với diện tích đất liền của Trung Quốc.
Trong khi các bản đồ của Trung Quốc đã từng được sử dụng để củng cố tuyên bố chủ quyền sai trái của Trung Quốc. Việc Trung Quốc tiếp tục ấn hành bản đồ dọc mới này càng cho thấy dã tâm của nước này.
Đối với Trung Quốc, dã tâm này hoàn toàn phù hợp với những gì nước này toan tính trước đây vừa nhằm thay đổi dần dần hiện trạng thực tế trên đất liền và trên biển ở Biển Đông vừa nhằm thay đổi nhận thức của người dân Trung Quốc và thế giới về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Trung Quốc cho rằng việc hành động như thể Trung Quốc có chủ quyền thực sự với những gì mà nước này tuyên bố sẽ khiến thế giới thay đổi nhận thức về chủ quyền của nước này.
Việc đưa giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác cũng như đưa các tàu của Trung Quốc hiện diện thường xuyên, liên tục tại các khu vực trên biển còn đang tranh chấp và đưa ra các quy định liên quan đến việc đánh bắt cá tại đây cũng như việc xuất bản bản đồ dọc này của Trung Quốc cho thấy chiến lược của Trung Quốc rất đơn giản là: "Đừng chỉ nói gì thì làm vậy".
Đối với Trung Quốc, việc cứ ngang nhiên đi xâm chiếm lãnh thổ của các nước khác có thể dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Chính vì thế, Trung Quốc đang nhắm tới việc áp đặt tuyên bố chủ quyền của mình ở những mặt trận ít có nguy cơ xảy ra xung đột hơn như những gì Trung Quốc đã và đang tiến hành trong vài tháng qua.
Mỹ và các nước trong khu vực phải làm gì?
Đối với các nước Đông Nam Á- những nước bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đường 10 đoạn mới của Trung Quốc, thách thức đối với những nước này là tương đối rõ ràng.
Các nước Đông Nam Á cần phải lên tiếng phản đối bằng mọi cách có thể mà cụ thể nhất là việc Philippines khởi kiện Trung Quốc.
Manila đã đệ trình vụ việc của mình lên Tòa án Trọng tài Quốc tế Thường trực- một toan tính nhằm sử dụng luật pháp quốc tế để làm bẽ mặt Trung Quốc và buộc Trung Quốc phải có những nhượng bộ nhất định.
Một gợi ý khác là tất cả các nước Đông Nam Á cón thể cùng đâm đơn kiện Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông và biến hành động của mình thành một vụ kiện lớn nhất từ trước đến nay.
Đây có thể là cách duy nhấn có thể tác động đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và buộc nước này phải chùn bước.
Đối với Mỹ, thách thức của Trung Quốc cũng rất rõ rệt, Trung Quốc đang cố tình thay đổi hiện trạng trên Biển Đông bằng cách đưa ra những bản đồ khác nhau vào những thời điểm khác nhau.
Trong khi Mỹ không chính thức đưa ra quan điểm của mình trước những tuyên bố chủ quyền của các bên trên Biển Đông, rõ ràng là Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ việc này.
Với giá trị hàng hóa vận chuyển trên Biển Đông đạt tới 5.000 tỷ USD/năm, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đến 90% khu vực Biển Đông là một mối nguy thực sự đối với các nước trong khu vực vốn được hưởng lợi rất nhiều từ việc này.
Nếu Trung Quốc thay đổi quan điểm đã có từ lâu rằng vùng biển quốc tế không phải lãnh thổ của một quốc gia mà là nơi các quốc gia có thể cùng tạo ra những lợi ích chung thì đó sẽ là một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm.
Tiền lệ này sẽ khiến tất cả các quốc gia đang chia sẻ những lợi ích của mình trên Biển Đông gặp rất nhiều khó khăn trước thách thức nhãn tiền của Trung Quốc và thế giới sẽ không cho phép bất cứ một bản đồ nào, hay một âm mưu nào của Trung Quốc có thể đạt được điều này./.
Theo VOV
Tàu Trung Quốc tiếp tục dùng vòi rồng uy hiếp tàu Việt Nam Trung Quốc bố trí một tốp lao ra truy cản và dùng vòi rồng công suất cao để uy hiếp, các tàu ở tốp sau sẵn sàng lao ra truy cản khi tàu Việt Nam đến gần giàn khoan. Phóng viên tại khu vực Hoàng Sa- nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền...