Trung Quốc muốn dùng tên lửa đạo đạo Triều Tiên để cản hệ thống THAAD
Giới chuyên gia cho rằng, để ngăn chặn việc triển khai lá chắn tên lửa THAAD của Mỹ và Hàn Quốc, Trung Quốc muốn lợi dụng chương trình tên lửa đạn đạo đáng gờm của Triều Tiên.
Chương trình tên lửa Triều Tiên và quyết định triển khai hệ thống THAAD
Triều Tiên sáng 19.7 vừa phóng thử 3 tên lửa đạn đạo, trong đó, theo Bộ Chỉ huy chiến lượng của Mỹ bao gồm 2 tên lửa đạn đạo chiến lược tầm ngắn Scud và một tên lửa đạn đạo tầm trung Rodong.
Giới phân tích nhận định, vụ phóng tên lửa sáng nay của Triều Tiên nằm trong một loạt phản ứng tức giận của nước này trước việc Hàn Quốc và Mỹ quyết định triển khai Hệ thống Phòng thủ tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) vào cuối năm sau nhằm đối phó với các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân gia tăng từ phía Bình Nhưỡng.
Trước đó, hồi đầu tháng, Triều Tiên cũng phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm ở Sinpo, tỉnh Nam Hamgyong. Tuy nhiên, quân đội Hàn Quốc cho hay vụ phóng dường như thất bại ngay từ giai đoạn đầu.
Triều Tiên phóng tên lửa trong một đợt tập trận. (Ảnh: AFP)
Nhà phân tích Liang Tuang Nah thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và phòng thủ của Trường Nghiên cứu Quốc tế the S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore bình luận, sự phát triển của chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là điều không thể ngừng lại. Bình Nhưỡng liên tục yêu cầu các nhà khoa học kỹ thuật và tên lửa kiên trì theo đuổi công việc và cống hiến cuộc đời họ cho chương trình phát triển tên lửa đạn đạo đóng vai trò sống còn của đất nước.
Nhìn vào chương trình tên lửa tầm xa của Triều Tiên, có thể thấy quyết tâm của nước này là rất lớn và đã được đền đáp. Các vụ phóng thử tên lửa Paektusan và Taepodong lần lượt vào ngày 31.8.1998 và 5.7.2006 từng thất bại. Tiếp đó, các vụ phóng thử mẫu tên lửa Unha cũng thất bại lần lượt vào các năm 2009 và 2012.Tuy nhiên, tháng 12.2012, Bình Nhưỡng cuối cùng cũng phóng thử thành công mẫu tên lửa Unha. Những nỗ lực của nước này cuối cùng đã được đền đáp.
Tương tự, Triều Tiên cũng đạt được thành công đáng kể trong chương trình tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM). Với mục tiêu tạo ra vũ khí đáng tin cậy có khả năng đe dọa các khu vực chiến lược ở Thái Bình Dương, chẳng hạn căn cứ Guam của Mỹ, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kiên trì theo đuổi chương trình phát triển tên lửa tầm trung Hwasong-10.
Triều Tiên đã 5 lần thử IRBM Hwasong-10 thất bại, cho đến vụ thử thứ 6 (diễn ra ngày 22.6), nước này mới gạt hái thành công.
Tên lửa Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng. (Nguồn: Getty Images)
Video đang HOT
Tiếp đó, Triều Tiên tiếp tục phóng thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), có thể là KN-11 hoặc Bukguekseong-1.
Theo giới chức Hàn Quốc, tên lửa trên đã phát nổ sau khi đạt độ cao 10km và mới chỉ bay xa được vài km. Tuy nhiên, theo ông Liang Tuang Nah, Triều Tiên sẽ không bao giờ bị những thất bại như vậy làm cho nản lòng. Kể từ tháng 10.2014 đến nay, tên lửa KN-11 của Triều Tiên đã được phóng thử tổng cộng 9 lần, bao gồm phóng từ trên đất liền, trên biển và từ tàu ngầm, với mức độ thành công khác nhau.
Với sự kiên trì trong chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, giới tình báo Hàn Quốc dựa đoán, Bình Nhưỡng có thể triển khai một SLBM hoàn chỉnh vào năm 2019, thậm chí có thể sớm hơn mốc thời gian trên.
Việc nhận thấy việc Triều Tiên đưa vào hoạt động IRBMs và SLBM chỉ là vấn đề thời gian và không thể tránh khỏi là lý do chính khiến liên minh quân sự Mỹ và Hàn Quốc nhất trí triển khai lá chắn tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. THAAD có khả năng đánh chặn mọi tên lửa mà Triều Tiên có thể sử dụng trong các cuộc tấn công bằng tên lửa tương lai.
Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa bởi hệ thống THAAD
Lá chắn tên lửa THAAD
Một khi được chính thức triển khai, THAAD không chỉ khiến Triều Tiên lo ngại. Với phạm vi đánh chặn của THAAD, lá chắn tên lửa này cũng có thể đánh chặn tên lửa được phóng từ Trung Quốc.
Giống như hệ thống chống tên lửa Patriot, THAAD được thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo đang trong giai đoạn cuối của hành trình. Tuy nhiên, nó được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu ở tầm cao, tạo cho hệ thống này khả năng phòng thủ lớn hơn.
Theo trang mạng Lockheed Martin, mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và hai trung tâm hoạt động chiến thuật TOC.
THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn truy đuổi – tiêu diệt tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Giai đoạn tiếp cận tên lửa địch, THAAD sử dụng module đánh chặn được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại để truy tìm mục tiêu hiệu quả.
Theo đó, Bắc Kinh quan ngại THAAD sẽ hạ thấp hiệu quả răn đe hạt nhân chiến lược của Trung Quốc so với Mỹ. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ quyết định chung của Washington và Seoul để triển khai lá chắn tên lửa THAAD vào ngày 8.7.2016.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không có căn cứ để “làm quá”. Do đó, đối với Trung Quốc, cách hữu hiệu duy nhất để ngăn chặn Mỹ và Hàn Quốc triển khai hệ thống THAAD là lợi dụng chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Vì sao Trung Quốc sợ hệ thống THAAD Mỹ triển khai tại Hàn Quốc?
Mọi hoạt động của quân đội Trung Quốc dọc bờ biển đều nằm trong tầm trinh sát của radar hệ thống THAAD là lý do Bắc Kinh kịch liệt phản đối triển khai Mỹ triển khai nó tại Hàn Quốc.
Bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc đã thống nhất việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc nhằm chống lại mối đẹ dọa từ tên lửa của Triều Tiên.
Yonhap dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết, Thiết bị phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) sẽ được lên kế hoạch triển khai sớm, dự kiến đưa vào hoạt động chậm nhất vào cuối năm 2017.
Theo bản tuyên bố, khi hệ thống THAAD được triển khai tới bán đảo Triều Tiên, nó sẽ chỉ tập trung vào các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và không nhắm mục tiêu tới bất kỳ quốc gia nào khác.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc chấm dứt việc triển khai lá chắn tên lửa bởi nó không có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho an ninh các nước khác, bao gồm Trung Quốc.
Theo giới thiệu từ tập đoàn Lockheed Martin - nhà sản xuất của hệ thống THAAD, hệ thống này có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở cự ly khoảng 200 km. Hệ thống này không có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa bắn về phía Mỹ nếu có.
THAAD có mặt tại Hàn Quốc hầu như không ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc. Vậy tại sao Bắc Kinh lại tỏ ra giận dữ với việc Mỹ triển khai hệ thống này tại Hàn Quốc.
Tầm trinh sát vào sâu bên trong Trung Quốc
THAAD có phạm vi đánh chặn chỉ khoảng 200 km, nhưng radar của hệ thống lại có phạm vi phát hiện mục tiêu gấp 5 lần tầm đánh chặn của tên lửa. Cụ thể radar AN/TPY-2 có phạm vi phát hiện mục tiêu khoảng 1.000 km. Đây là một radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) với khả năng nhận dạng mục tiêu rất cao.
Tầm trinh sát tới 4.000 km của radar AN/TPY-2 khiến Trung Quốc đặc biệt quan ngại. Ảnh: Defence Industry Daily
Mỗi hệ thống THAAD gồm 2 radar AN/TPY-2 kết nối với nhau thông qua một trung tâm chỉ huy. Radar đầu tiên sẽ đặt ở vị trí khá xa so với radar còn lại. Radar này có nhiệm vụ phát hiện, theo dõi và tính toán quỹ đạo bay của tên lửa mục tiêu. Radar AN/TPY-2 thứ 2 sẽ làm nhiệm vụ điều khiển hỏa lực dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu.
Theo thông số từ nhà sản xuất Lockheed Martin, radar AN/TPY-2 có tầm trinh sát hơn 1.000 km, có thể mở rộng lên đến 4.000 km. Như vậy, nếu Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc, toàn bộ căn cứ quân sự dọc theo Hoàng Hải và Đông Hải đều nằm trong tầm trinh sát của hệ thống radar này.
Nhà phân tích Sungtae Jacky Park - thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở tại New York, Mỹ từng nhận xét, radar của hệ thống THAAD có thể "xoi mói" các hoạt động quân sự từ sâu bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Mọi hoạt động triển khai lực lượng có thể bị Mỹ phát hiện từ sớm gây bất lợi cho Trung Quốc.
Trước đó, Frank A. Rose - trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Kiểm soát vũ khí từng cảnh báo, Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi hoạt động của lực lượng tên lửa hạt nhân Trung Quốc. Về mặt lý thuyết, radar của hệ thống THAAD có thể giúp Mỹ tăng cường khả năng giám sát hoạt động của quân đội Trung Quốc, trong đó có lực lượng tên lửa chiến lược.
Về mặt lý thuyết, radar của hệ thống THAAD có thể làm suy giảm năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc. Một tướng về hưu của Trung Quốc từng ví von rằng, sự hiện diện của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc giống "một người đàn ông có tiền án đi lang thang ngoài cửa nhà bạn".
Xu Guangyu - nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí và Giải trừ quân bị Trung Quốc nhận xét, radar di động của hệ thống THAAD với phạm vi tìm tới 3.000 km. Như vậy các cuộc diễn tập quân sự trên đất liền, trên không đều bị phơi bày, tần suất xuất kích, số lượng, vị trí sân bay cũng bị lộ.
Hình thành liên minh phòng thủ
Đại tá về hưu Yue Gang - thuộc Bộ Tham mưu quân đội Trung Quốc từng nói với SCMP rằng, việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc sẽ là bước đệm để cũng cố liên minh quân sự Mỹ - Nhật - Hàn.
"Sau khi hoàn tất việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc, bước tiếp theo là kết nối với hệ thống phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản. Washington đang tìm cách hình thành một liên minh quân sự giữa 3 nước giống như một NATO mini ở Đông Á", đại tá Yue nói.
Đồ họa cơ chế đánh chặn của hệ thống phòng thủ THAAD. Ảnh: Business Insider
Cựu sĩ quan tham mưu nhận định, mục đích sâu xa của việc triển khai THAAD nhằm thay đổi cán cân an ninh chiến lược của Đông Á theo chiều hướng bất lợi cho Trung Quốc. Hiện tại, Mỹ và Nhật Bản đang hợp tác triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis BMD trên một số chiến hạm của Mỹ và Nhật Bản.
Hệ thống Aegis BMD sử dụng tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa từ bên ngoài bầu khí quyển. Nếu hệ thống THAAD ở Hàn Quốc kết nối với Aegis BMD sẽ trở thành mối đe dọa lớn đối với năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc.
Các mối đe dọa quân sự đằng sau việc triển khai THAAD lớn hơn nhiều so với năng lực đánh chặn của hệ thống này. Đó chính là lý do Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc triển khai THAAD, mặc dù việc phản đối được xem là can thiệp vào công việc nội bộ của Hàn Quốc.
Theo Quốc Việt (Zing)
2 vấn đề lớn NATO không muốn bàn với Nga Việc NATO triển khai quân ở dọc biên giới Nga và triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu là hai vấn đề NATO không muốn bàn với Nga mặc dù Nga đã chủ động "mở lời". Hãng tin Sputnik đưa tin, Nga muốn thảo luận với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hai vấn đề lớn, một là...