Trung Quốc muốn dùng khí công đào tạo ’siêu phi công’
Một báo cáo khoa học tại Trung Quốc cho biết các phi công tập khí công có sức khỏe và sự bền bỉ vượt trội so với nhóm đối chứng.
Phi công Trung Quốc lái máy bay huấn luyện JL-10 tại tỉnh Quảng Đông. ẢNH: REUTERS
Trang Interesting Engineering ngày 13.12 đưa tin Trung Quốc sử dụng một phương pháp cổ xưa để áp dụng vào đào tạo phi công, với hy vọng giúp họ có khả năng vượt trội trong trường hợp phải lái những tiêm kích tàng hình tham chiến.
Theo đó, khí công Bát Đoạn Cẩm đang được tập luyện bởi một nhóm 50 phi công tiêm kích hàng đầu của nước này, trong đó có nhiều phi công từ những phi đoàn tiêm kích trên tàu sân bay.
Họ vận dụng phương pháp luyện tập này để khai thác nguồn năng lượng quan trọng của cơ thể là khí, nhằm cải thiện sự phát triển cơ bắp.
Theo một báo cáo đăng trên chuyên san Chinese Journal of Rehabilitation Medicine mới đây, những người tập khí công đã chứng kiến sự gia tăng trung bình 15% về độ dày của các nhóm cơ quan trọng, bao gồm cả cơ lưng và cơ eo.
Video đang HOT
Quá trình đào tạo của họ rất căng thẳng, đối mặt với các tình huống như phối hợp với máy bay không người lái.
Để đáp ứng nhu cầu của các trận không chiến công nghệ cao trong tương lai, cường độ luyện tập hằng ngày của họ vượt qua cường độ của các phi công Mỹ, đặt ra những thách thức chưa từng có đối với sức bền thể chất của họ, theo tờ South China Morning Post.
Khí công là một hình thức rèn luyện tâm trí, cơ thể và thiền định truyền thống của Trung Quốc sử dụng các chuyển động cơ thể chậm và chính xác với hơi thở được kiểm soát và tập trung tinh thần để cải thiện sự cân bằng, tính linh hoạt, sức mạnh cơ bắp và sức khỏe tổng thể.
Phát triển ở Trung Quốc, Bát Đoạn Cẩm là một trong những bài tập khí công Trung Quốc có lịch sử hơn 800 năm. Phương pháp này phản ánh sự tương tác giữa các tư thế và chuyển động vật lý đối xứng, tâm trí và bài tập thở theo cách hài hòa. Trọng tâm chính là giải phóng năng lượng bên trong cơ thể với mục đích tạo ra nhiều lợi ích sức khỏe.
Các nghiên cứu trước đây khẳng định rằng luyện tập Bát Đoạn Cẩm có lợi cho chất lượng cuộc sống, chất lượng giấc ngủ, sự cân bằng, sức mạnh nắm tay, độ linh hoạt của thân, huyết áp và nhịp tim.
Báo cáo trên cho biết nhiều phi công bị đau cổ, vai, lưng trước khi huấn luyện. Tuy nhiên, sau khi tập khí công, các triệu chứng của họ giảm đáng kể.
Mức độ gắng sức của họ khi tập thể dục cũng giảm gần 20% so với nhóm đối chứng, trong khi sức mạnh vòng eo của họ tăng 1/3. Sự ổn định cột sống tốt hơn là điều bắt buộc đối với phi công, những người cần duy trì tư thế ngồi lâu ngay cả trong điều kiện bay khắc nghiệt.
Phi công rời buồng lái giúp hành khách đỡ đẻ ngay trên chuyến bay
Một phi công được ca ngợi như người hùng vì đã rời khỏi buồng lái giữa chuyến bay để đỡ đẻ cho một hành khách bất ngờ chuyển dạ.
Phi công trên chuyến bay từ Đài Loan (Trung Quốc) đến Thái Lan đã rời khỏi buồng lái để giúp đỡ một hành khách chuyển dạ. Ảnh: Shutterstock/Instagram
Phi công người Thái Lan - Jakarin Sararnrakskul với 18 năm kinh nghiệm bay điều khiển chuyến bay VietJet từ Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) đến Bangkok (Thái Lan) hôm 23/2.
Khi máy bay đang trên bầu trời, các thành viên phi hành đoàn bất ngờ phát hiện một nữ hành khách đang chuyển dạ trong nhà vệ sinh của máy bay và họ đã báo ngay cho cơ trưởng Jakarin. Không rõ nữ hành khách này có thông báo cho phi hành đoàn về tình trạng của mình trước khi lên máy bay hay không.
Thời điểm đó việc lái máy bay quay trở lại điểm hoặc hạ cánh ở sân bay khác sẽ là điều quá muộn đối với người phụ nữ, cơ trưởng Jakarin đã quyết định để nữ cơ phó điều khiển máy bay và lao đến chỗ nữ hành khách sắp làm mẹ.
Mặc dù là ông bố đã có một đứa con, nhưng phi công Jakarin chưa bao giờ thực hiện việc đỡ đẻ trước đây. Tuy vậy, anh vẫn cố gắng giữ bình tĩnh và trợ giúp cho sản phụ trong suốt quá trình sinh nở. Cuối cùng, hành động nhanh chóng của anh đã giúp một bé trai sơ sinh được chào đời một cách an toàn.
Để kỷ niệm sự kiện đặc biệt này, phi hành đoàn đã đặt biệt danh cho đứa trẻ là "Sky baby" (Em bé bầu trời).
Với sự hỗ trợ của các nhân viên y tế túc trực tại Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi, Bangkok, cả người mẹ và bé trai đã được đưa đến bệnh viện ở thủ đô Thái Lan một cách an toàn và khỏe mạnh.
Phi công Jakarin sau đó đã chia sẻ bức ảnh bế đứa trẻ lên tài khoản mạng xã hội của mình với lời tựa: "Tôi đã làm phi công được 18 năm và vừa giúp một em bé ra đời trên máy bay".
Khi được hỏi có cảm nhận thế nào về trải nghiệm bất ngờ này, phi công người Thái Lan cho biết anh rất tự hào về bản thân vì đã dũng cảm đỡ đẻ cho hành khách.
"Cậu bé sẽ có thể khoe với mọi người trong suốt quãng đời còn lại rằng mình đã được sinh ra trên không trung", anh nói về cậu bé.
Theo bản tin trích dẫn một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2020 bởi Hiệp hội Y học Du lịch Quốc tế, đã có 74 ca sinh nở trên các chuyến bay thương mại từ năm 1929 đến năm 2018, 71 ca trong số đó sống sót sau khi sinh. Điều này có nghĩa là cứ 26 triệu hành khách thì có một ca sinh.
Câu chuyện đã thu hút sự chú ý đông đảo của các phương tiện truyền thông xã hội và cộng đồng mạng Trung Quốc. Nhiều người để lại lời khen ngợi vì sự dũng cảm và khả năng ứng biến kịp thời của phi công Jakarin.
"Tôi hy vọng cậu bé lớn lên sẽ tốt bụng và dũng cảm như người hùng của mình", một trong số những người dùng mạng ca ngợi.
Bên trong cuộc chiến tàu Hải quân Mỹ chống tên lửa và UAV của Houthi ở Biển Đỏ Thủy thủ đoàn trên chiến hạm của Hải quân Mỹ chỉ có vài giây để phản ứng với tên lửa tấn công họ ở Biển Đỏ. Các lực lượng Mỹ và Anh tiến hành cuộc tấn công nhằm vào các vị trí của Houthi ở Yemen ngày 22/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Chuông báo động vang lên trên tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower...