Trung Quốc muốn đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa qua cửa khẩu
Chính quyền tỉnh Quảng Tây ( Trung Quốc) kiến nghị 3 tỉnh của Việt Nam có chung cặp cửa khẩu đường bộ tạo điều kiện về quy trình, thủ tục nhằm đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa.
Bộ Công Thương mới có văn bản gửi UBND các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng thông tin về một số kiến nghị của phía Quảng Tây (Trung Quốc), trong thúc đẩy thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
Phía Quảng Tây cho rằng, trái cây Việt Nam đang bước vào vụ cao điểm xuất khẩu, phía Trung Quốc cũng cần thông quan nhanh đối với các hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử và máy móc thiết bị qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị Quan – Hữu Nghị. Do đó, Quảng Tây đề nghị hai bên phối hợp xem xét tổng thể hoạt động thông quan tại 2 cặp cửa khẩu Hữu Nghị – Hữu Nghị Quan và Tân Thanh – Pò Chài.
Phía Quảng Tây sẽ cung cấp dịch vụ thông quan chất lượng cao đối với trái cây Việt Nam xuất khẩu, đổi lại đề nghị Lạng Sơn tạo điều kiện tối đa cho thông quan hàng xuất khẩu của Trung Quốc nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng của phía Trung Quốc và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam; đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng cần trao đổi cụ thể với Chính quyền thành phố Bằng Tường về vấn đề điều tiết thông quan.
Phía Trung Quốc kiến nghị một số quy trình phối hợp tại các cặp cửa khẩu đường bộ với Việt Nam nhằm đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu hai nước.
Quảng Tây cũng đề nghị phía Lạng Sơn khôi phục thực hiện việc tháo lắp rơ moóc (cắt, nối container) đối với xe hàng xuất khẩu Trung Quốc tại bãi hàng Xuân Cương như trước đây; đồng thời tiến hành khai báo hải quan tại bãi hàng này; đề nghị vùng đệm tại cửa khẩu Hữu Nghị Việt Nam chỉ dùng làm địa điểm tháo lắp rơ moóc đối với xe hàng xuất khẩu phía Việt Nam.
Chính quyền Quảng Tây đề nghị phía Lạng Sơn khẩn trương nâng cấp nền tảng “cửa khẩu số” tại cửa khẩu Tân Thanh. Trong thời gian chờ nâng cấp, tạm thời chưa đưa vào sử dụng nhằm nâng cao tốc độ thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh – Pò Chài. Trong trường hợp Lạng Sơn vẫn đưa vào sử dụng, đề nghị phía Việt Nam bố trí khu vực vùng đệm riêng dành cho các xe hàng chờ hoàn tất thủ tục khai báo, hạn chế tình trạng xe hàng dừng đỗ tại đường thông quan, ảnh hưởng đến lưu thông của các xe hàng xuất nhập khẩu khác.
Đối với hoạt động thông quan trên địa bàn Cao Bằng, phía Quảng Tây đề nghị phía Cao Bằng sử dụng bãi hàng Phúc Anh làm vùng đệm và tuyến hàng rào chắn khép kín với độ cao 2,5m đối với bãi hàng và tuyến đường từ cửa khẩu Tà Lùng đến bãi hàng Phúc Anh; nghiêm cấm các cá nhân không liên quan đi vào, tiến hành khử trùng hàng ngày tại bãi hàng và tuyến đường từ cửa khẩu đến bãi hàng. Các cá nhân đi vào khu vực này cần có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Riêng cửa khẩu Trà Lĩnh, đề nghị dùng khu vực đất trống quanh tòa nhà liên kiểm Việt Nam làm vùng đệm và tiến hành rào khép kín với độ cao 2,5m.
Trên địa bàn thông quan ở Quảng Ninh, phía Quảng Tây đề nghị thành phố Móng Cái và Đông Hưng cùng nghiên cứu các nội dung cần phối hợp nhằm khôi phục thông quan tại bến biên mậu Đông Hưng (phía Việt Nam là cửa khẩu sông Ka Long), bao gồm bổ sung thiết bị giao nhận hàng hóa và ký kết văn bản giữa 2 địa phương về quản lý tàu thuyền…
Quảng Tây đề cũng nghị cơ quan Công an và Biên phòng Việt Nam đồng ý, cho phép lái xe chuyên trách Trung Quốc thực hiện chế độ đăng ký hồ sơ và không tiến hành kiểm tra đối với từng lái xe, khi nhập cảnh vào Việt Nam qua các cửa khẩu và cặp chợ hai nước, đặc biệt là tại các cặp cửa khẩu Hữu Nghị – Hữu Nghị Quan, Tà Lùng – Thủy Khẩu, Bắc Phong Sinh – Lý Hỏa.
Video đang HOT
Phía Trung Quốc sẽ thực hiện đăng ký hàng ngày đối với các lái xe xuất nhập cảnh, khi thông quan sẽ không tiến hành kiểm tra giấy tờ, hạn chế việc lái xe phải xuống xe hoặc hạ kính ca bin, giảm bớt rủi ro lây truyền dịch bệnh.
Bộ Công Thương cho rằng, các đề nghị trên của Quảng Tây là khá cụ thể đối với từng cửa khẩu, thể hiện sự tích cực trong điều phối, thúc đẩy nâng cao hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu biên giới giữa hai bên. Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh nghiên cứu, đánh giá tính khả thi trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế tại từng cửa khẩu và hài hòa lợi ích của cả hai bên để chủ động trao đổi, phối hợp với phía Quảng Tây.
Nóng: Trung Quốc khôi phục thông quan tại các cửa khẩu ở Quảng Ninh sau gần 20 ngày tạm dừng
Sáng ngày 10/12, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã chính thức khôi phục thông quan tại các cửa khẩu/lối mở biên giới tại thành phố Đông Hưng (phía Việt Nam là thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, bao gồm cầu Bắc Luân 1, cầu Bắc Luân 2 và cầu phao Km 3 4).
Xe container chở hàng hoá ùn ứ tại các cửa khẩu ở TP Móng Cái khi phía Trung Quốc tạm dừng thông quan tại các cửa khẩu trên địa bàn thành phố Đông Hưng từ ngày 21/12/2021. Ảnh: Phạm Sơn
Các địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu chủ động điều tiết lượng hàng đưa lên biên giới
Theo Bộ Công Thương, cầu Bắc Luân 1, cầu Bắc Luân 2 và cầu phao Km 3 4) là những cặp cửa khẩu/lối mở có ý nghĩa rất quan trọng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của cả 2 bên. Phía Quảng Tây cho biết trước mắt sẽ ưu tiên xử lý hàng tồn đọng tại cửa khẩu, đặc biệt là nông sản và hàng đông lạnh.
Trước đó, để rà soát và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Tây đã tạm dừng thông quan tại các cửa khẩu trên địa bàn thành phố Đông Hưng từ ngày 21/12/2021.
Sau một thời gian rà soát, căn cứ diễn biến và tình hình phòng chống dịch thực tế tại từng cửa khẩu, Quảng Tây quyết định khôi phục thông quan tại các cửa khẩu/lối mở này để phối hợp với Việt Nam giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay.
Như vậy, sau nhiều nỗ lực giao thiệp và trao đổi thiện chí giữa 2 bên, kể từ ngày 5/1/2022, chính quyền tỉnh Quảng Tây đã lần lượt mở lại nhiều cặp cửa khẩu/lối mở biên giới giữa Quảng Tây và Việt Nam, trong đó có cụm cửa khẩu/lối mở có ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam trên địa bàn Đông Hưng - Móng Cái.
Trong các buổi làm việc với Bộ Công Thương thời gian qua, phía Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu cao đối với công tác phòng chống dịch và đề nghị Việt Nam cùng phối hợp để bảo đảm an toàn phương tiện và hàng hóa, nhất là nông sản và thực phẩm đông lạnh, coi đây là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm lưu thông hàng hóa không bị gián đoạn tại khu vực biên giới.
Với phương châm "an toàn để xuất khẩu, xuất khẩu phải an toàn", Bộ Công Thương một lần nữa khuyến nghị các địa phương vùng trồng, doanh nghiệp, các thương lái, lái xe đường dài tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm quy trình sản xuất, bao gói, vận chuyển hàng hóa là tuyệt đối an toàn, theo đúng yêu cầu của công tác phòng chống dịch, từ đó giúp các bên liên quan mở và duy trì bền vững việc mở lại các cửa khẩu.
Các địa phương biên giới cũng cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát để bảo đảm quy trình an toàn hàng hóa, phương tiện được thực hiện một cách chính xác và nghiêm túc; kiên quyết loại bỏ những lô hàng có biểu hiện vi phạm quy tắc phòng chống dịch để không làm ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng, đồng thời xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có liên quan tới các lô hàng đó.
Do dịch bệnh vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu và trong khu vực, dự kiến quy trình thông quan tại tất cả các cửa khẩu sẽ còn tiếp tục được siết chặt. Tiến độ thông quan, vì vậy, sẽ không thể trở lại bình thường trong thời gian ngắn.
Bộ Công thương đề nghị UBND các địa phương vùng trồng và các doanh nghiệp xuất khẩu, vì vậy, vẫn cần chủ động theo dõi sát tình hình để có biện pháp điều tiết sản xuất, thu hoạch, đặc biệt là điều tiết lượng hàng đưa lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan, tránh để phát sinh tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu gây thiệt hại cho tất cả các bên.
Tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn hiện còn tồn khoảng trên 2.800 xe hàng chờ xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Viết Niệm
Phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn xe ùn tắc tại các cửa khẩu
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, sau khoảng 10 ngày kể từ cuộc họp lần trước của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành (ngày 26/12/2021), tính đến sáng 7/1/2022, tổng số lượng xe còn tồn tại các cửa khẩu là 3.609 xe (giảm 2.484 xe), trong đó tại tỉnh Lạng Sơn còn tồn 2.015 xe (giảm 2.189 xe). Riêng tại tỉnh Quảng Ninh còn tồn 1.260 xe (giảm 295 xe).
"Số lượng xe giảm phần lớn là chuyển tiêu thụ nội địa nhưng cũng có một phần chuyển sang xuất khẩu chính ngạch qua Cửa khẩu Hữu Nghị, một phần chuyển qua xuất khẩu theo đường biển", Thứ trưởng Bộ Công thương nói.
Cũng theo Thứ trưởng Khánh, sau nhiều cuộc làm việc tích cực giữa các bộ, ngành, địa phương của hai nước, tình hình đã được cải thiện hơn. Tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã tiến hành đánh giá tình hình thực tế công tác phòng, chống dịch tại từng cửa khẩu để khôi phục hoạt động thông quan tại một số cửa khẩu.
Trước tình trạng, số lượng xe nông sản còn tồn tại các cửa khẩu nhiều, tại cuộc họp trực tuyến về tháo gỡ khó khăn cho nông sản ùn ứ ở cửa khẩu biên giới chiều 8/1, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định: Chính phủ đã có chỉ đạo từ sớm về vấn đề tiêu thụ nông sản, nhất là việc xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới. Từ tháng 9/2021, Chính phủ đã có văn bản giao các bộ, ngành, từ đó các bộ, ngành tiếp tục cụ thể hóa, hướng dẫn cho các địa phương, các sở để triển khai.
Tháng 12/2021, trước tình trạng ùn tắc hàng hóa kéo dài tại các cửa khẩu, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ vướng mắc. Trong vòng 10 ngày, Chính phủ tổ chức 2 cuộc họp khẩn với các bộ, ngành, địa phương; có nhiều văn bản chỉ đạo; đồng thời các bộ, ngành, địa phương cũng đã vào cuộc rất tích cực và đã đạt kết quả bước đầu.
Các cơ quan hữu quan của hai nước đã làm việc chặt chẽ, mở thêm một số cửa khẩu, tăng thời gian thông quan hàng hóa. Các địa phương biên giới đã chủ động thông tin về tình hình ùn tắc để khuyến cáo hạn chế đưa thêm hàng hóa lên cửa khẩu.
"Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã cố gắng, kết quả tuy chưa được như mong muốn là hạn chế hoàn toàn việc ùn tắc nhưng cũng khá tích cực", Phó Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, số lượng xe ùn tắc tại các cửa khẩu còn lớn. Đặc biệt, hiện vẫn còn tình trạng xe ở các địa phương kéo về các cửa khẩu biên giới.
Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng nêu rõ, cần tập trung cao để hỗ trợ cho nông dân, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các cơ chế, cách thức điều hành để không còn tồn đọng xe, hạn chế tối đa thiệt hại cho nông dân, cho doanh nghiệp.
Trong những ngày tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Ngoại giao, Tài chính, ngành Hải quan, lãnh đạo các địa phương biên giới tiếp tục có các cuộc làm việc với các cơ quan chức năng, các địa phương của Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thông quan hàng hóa đang ùn tắc tại cửa khẩu, tăng thời gian thông quan, tăng số lượng cửa khẩu hoạt động. Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể, tăng cường cho các địa phương về phòng, chống dịch COVID-19, bao gồm cả trang thiết bị và nhân lực.
Các địa phương biên giới nắm chắc tình hình để điều phối xe, tránh tình trạng xe hàng dồn ứ về cửa khẩu biên giới. Các địa phương có quyền thông báo, có quyền điều phối theo chỉ đạo của Chính phủ.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NNPTNT tiếp tục làm việc, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp để đẩy mạnh chế biến nông sản.
Bộ Công Thương tích cực triển khai các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh phân phối và tiêu thụ trong nước, đặc biệt là qua hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống. Các bộ, ngành, trong đó có ngành đường sắt, hàng hải nghiên cứu, có các giải pháp phục vụ việc đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch.
Thông quan trở lại hoàn toàn các cửa khẩu tại Quảng Ninh Sáng nay (10/1), tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã chính thức khôi phục thông quan tại các cửa khẩu/lối mở biên giới tại thành phố Đông Hưng (phía Việt Nam là thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) sau thời gian tạm dừng thông quan để triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Cụ thể, các khu vực được hai bên...